Vụ nổ Thiên Tân: 10 lãnh đạo cấp cao của công ty Thụy Hải bị bắt
Theo báo cáo của giới truyền thông Thiên Tân, 10 lãnh cấp cao của công ty Thụy Hải bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc, đã bị khống chế trong vòng 6 giờ sau khi vụ nổ kinh hoàng xảy ra ở địa khu này. Trong số họ, ngoài những người bị thương còn nằm tại bệnh viện, 6 người khác đã bị giam giữ trong phòng tạm giam.
Cảnh sát trong phòng giam cho biết, sự việc này đã khiến các quan chức cấp cao chú ý. Một số trang báo tiếng Trung ở hải ngoại còn thông tin rằng vụ nổ Thiên Tân đã khiến Tập Cận Bình vô cùng tức giận, 2 đêm không ngủ được.
Theo Thiên Tân nhật báo, 10 lãnh đạo cấp cao liên quan đến công ty Thụy Hải trong vụ nổ Thiên Tân đã bị khống chế. Ngày 19/8, bài báo còn cho biết thêm 10 người này đã bị bắt giữ.
Sáng ngày 13/8, 1 giờ sau khi xảy ra vụ nổ lớn “12-8”, tại khu vực bến cảng Thiên Tân, Cục trưởng Công an thành phố Thiên Tân chỉ thị Cục trưởng Phân Cục Công an Đường Cô “lập tức tạm giữ những nhân viên hữu quan của công ty Thụy Hải, không để bất cứ ai được trốn thoát”.
10 đối tượng bị khống chế đã được xác định, lần lượt là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kho vận Quốc tế Thụy Hải là Vu Học Vĩ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đổng Xã Hiên, Tổng Giám đốc Chỉ Phong, Phó Tổng Giám đốc Tào Hải Quân, người góp vốn Lý Lượng, Tổng Giám tài vụ Tống Tề, phó Tổng Giám đốc Thượng Khánh Sâm (phụ trách bảo an công ty), Phó Tổng Giám đốc Lưu Chấn Quốc (phụ trách nghiệp vụ thùng đựng hàng và xuất khẩu của công ty), Phó Bộ trưởng lao động Bối Thắng Cường, Lý Hồng Toàn.
Hơn hàng trăm cảnh sát điều tra của bốn chi đội lớn thuộc Phân Cục Đường Cô, Công An Thiên Tân đã chia làm 4 mũi truy bắt, triển khai mục kích và bắt giữ.
Khi vụ nổ xảy ra, ông Chỉ Phong ở hiện trường đã bị thương, nhưng tại hiện trường người ta không tìm thấy tung tích của ông, phía cảnh sát phán đoán ông rất có thể đang ở bệnh viện. Một tổ hình cảnh đã đến bệnh viện Thái Đạt gần nhất, nhanh chóng phát hiện Chỉ Phong và khống chế bắt giữ ông.
5 giờ ngày 13/8, Phó Tổng Giám đốc Thượng Khánh Sâm đã bị khống chế ở bệnh viện Hàm Thủy Cô khu Tân Nam. Khoảng 5 giờ ngày 13/5, Chủ tịch Vu Học Vĩ, nhà đầu tư Lý Lượng cũng bị khống chế.
6 giờ ngày 13/8, Tổng Giám đốc tài vụ Tống Tề không biết Chỉ Phong đã sa lưới nên đến bệnh viện thăm hỏi và cũng bị bắt. Sáng sớm ngày 13/8, trong khách sạn Vạn Lệ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đổng Xã Hiên bị tạm giữ. 7 giờ ngày 13/8, ông Bối Thắng Cường bị thương đang điều trị tại bệnh viện 307 ở Bắc Kinh cũng đã bị bắt. Toàn bộ quá trình bắt giữ diễn ra chóng vánh trong gần 6 giờ.
Trước mắt, ngoài mấy người đang nằm viện, hơn 6 nghi phạm khác đã bị cục hình sự tạm giam ở nhà giam số 1, thành phố Thiên Tân. Cảnh sát nơi đây cho hay, vụ việc của công ty Thụy Hải rất được các quan chức cấp cao chú ý, tất cả mọi người đều không dám hé lộ thêm thông tin nào.
Vụ nổ Thiên Tân hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề nghi vấn. Giới truyền thông tiếng Trung ở hải ngoại cho rằng, vụ nổ này có thể là âm mưu ám sát người lãnh đạo không thành. Trên các trang mạng lưu truyền rằng, vụ nổ này chính là sự kiện cho thấy tập đoàn Giang Trạch Dân nhắm vào Tập Cận Bình. Mục đích chính là tiến hành uy hiếp đối với người nắm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đe dọa và gây rối loạn, kế đó muốn Tập Cận Bình thỏa hiệp, nghe theo sự điều khiển, thậm chí là lấy vụ tai họa này để kết tội Tập Cận Bình.
Theo trang Đại Kỷ Nguyên, sau vụ nổ Thiên Tân, Tập Cận Bình đã 2 đêm không ngủ được, và ra lệnh tạm thời khống chế cha con Giang Trạch Dân. Tăng Khánh Hồng cũng bị kiểm soát tại nhà. Tập Cận Bình ban đầu không định sẽ xử lý Giang Trạch Nhân mau lẹ như vậy, nhưng vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt, đẩy mâu thuẫn Tập – Giang lên đến đỉnh điểm, hai bên hiện đang ở vào tình thế một mất một còn.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung