Điểm danh kho vũ khí hùng hậu của Triều Tiên khiến Mỹ và Hàn Quốc phải dè chừng
Kho tên lửa đạn đạo đa dạng có thể mang đầu đạn hạt nhân hay lực lượng pháo binh hùng hậu là hai trong số những vũ khí nguy hiểm nhất của Quân đội Triều Tiên.
Tình hình bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây trở nên hết sức căng thẳng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã sẵn sàng đơn phương hành động đối với Triều Tiên. Không lâu sau tuyên bố của ông Trump, Hải quân Mỹ đã điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) tiến về bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng hành động của Mỹ. “Điều này chứng tỏ những động thái của Mỹ nhằm xâm lược Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng”, hãng thông tấn KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay.
Lực lượng hạt nhân và tên lửa
Lực lượng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên được xây dựng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Họ được cho là đang sở hữu khoảng 50 tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.200 km
Taepodon 2s
Nếu Triều Tiên nhận được sự cung cấp đầu đạn hạt nhân, đây chắc chắn sẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất của đối thủ. Mặc dù là tên lửa đẩy được sử dụng để phóng vệ tinh nhân tạo, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, loại tên lửa này có thể ứng dụng cho mục đích quân sự.Taepodon 2 là sự kết hợp của các công nghệ tên lửa trước đó của Triều Tiên, có tầm bắn từ 6.000 – 9.000 km và tên lửa ICBM Taepodong-2 không chỉ thừa sức công phá khu vực Thái Bình Dương mà còn đủ khả năng bắn tới cả thành phố Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ…
Tên lửa Hwasong
Loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn dưới 1.000 km, được nâng cấp phiên bản tên lửa Scud của Liên Xô. Đối với Hàn Quốc những tên lửa có kích thước nhỏ của Triều Tiên là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng. Triều Tiên sở hữu nhiều loại tên lửa này ở phía biên giới.
Lực lượng pháo binh
Các đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể hứng chịu các đợt tấn công từ phía Triều Tiên. Đặc biệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc lại nằm trọn trong tầm bắn của pháo binh nước này. Lực lượng pháo binh của Triều Tiên được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, trong trang bị của họ có cả các trọng pháo tự hành, pháo phóng loạt cỡ nòng lớn, và các loại lựu pháo tầm xa.
Tại biên giới phía Nam, Triều Tiên đặt rất nhiều hạm pháo. Đây chính là vấn đề nan giải đối với bất kỳ đối thủ nào có ý định tấn công Triều Tiên bằng đường bộ. Những khẩu pháo này trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp đối với những người dân Hàn Quốc sống gần biên giới giữa 2 bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù sở hữu nhiều pháo binh di động như những khẩu pháo Koksan 170 mm, có sức công phá hữu hiệu. Tuy nhiên, khuyết điểm của chúng là tốc độ di chuyển chậm. Đây chính là một trong những lợi thế đối với không quân Hàn Quốc.
Lực lượng không quân
Lực lượng không quân của Triều Tiên đáng kể nhất là một số ít tiêm kích MiG-29, đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất của quốc gia này, bên cạnh đó họ cũng có một số lượng hạn chế cường kích Su-25, ngoài ra đa phần là các máy bay thế hệ thứ hai đã rất lạc hậu như MiG-19, MiG-21.
Lực lượng thiết giáp
Lực lượng thiết giáp của nước này đáng kể nhất là những chiếc tăng Pokpung-ho hay còn được gọi là “Bão Hổ” được cho là thiết kế dựa trên xe tăng huyền thoại T-72 của Nga, những chiếc tăng này cũng có khả năng phóng tên lửa qua nòng, pháo chính 125mm.
Nguồn gốc sự sụp đổ của Liên Xô khiến một lượng lớn tăng T-72 buộc phải ngừng hoạt động vì không đủ kinh phí. Triều Tiên đã mua lại một số chiếc T-72 đó để bổ sung cho lực lượng quốc phòng và đồng thời lấy các bộ phận cốt lõi để sao chép công nghệ. Triều Tiên còn lấy cả công nghệ của T-90 (Nga) và có thể là cả mô hình xe tăng Type 88 (Trung Quốc) được sản xuất trong thời kỳ đó để chế tạo ra những chiếc Pokpung-ho.
Về mặt tấn công, Pokpung-ho có lợi thế có thể triển khai tham gia thế trận một cách nhanh chóng do có khả năng tăng tốc tuyệt vời – một trong những cơ sở chiến thuật của xe tăng Triều Tiên. Hệ thống khai hỏa Pokpung-ho có hệ thống khai hỏa khá hiện đại và được cho rằng có thể được xây dựng trên cơ sở các Chieftain FCS mà Iran đã bí mật chuyển giao công nghệ cho Triều Tiên.
Lực lượng thủy quân
Mặc dù lực lượng hải quân của Triều Tiên sở hữu một số lượng lớn tàu. Tuy nhiên, tàu có lẽ không phải là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với liên quân Mỹ-Hàn, và có thể là cả Nhật Bản. Bởi nếu xét về tổng quan, số lượng tàu này không có khả năng đáp trả.
Tàu ngầm
Bình Nhưỡng sở hữu một đội tàu ngầm lớn. Với số lượng tàu ngầm nhiều nhưng không sở hữu tính năng ưu việt. Chúng được cho là tàu ngầm diesel, với sức pin hạn chế, cần được hoạt động liên tục trên bề mặt để sạc pin tạo điều kiện lặn trong thời gian ngắn.
Các tàu ngầm này có công nghệ khá lạc hậu, nhưng việc phát hiện ra chúng dưới mặt nước không phải là vấn đề đơn giản. Chúng có thể bí mật tiếp cận các tàu chiến Hàn Quốc và tung đòn tấn công.
Ví dụ điển hình nhất là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan năm 2010 được cho là do trúng phải ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Triều Tiên.
Lực lượng bộ binh
Khi tất cả nguồn lực đều đã cạn kiệt. Bộ binh sẽ là lực lượng được dùng đến tiếp theo. Bộ binh Triều Tiên được trang bị những vũ khí lỗi thời. Súng máy được xem như mang trọng trách lớn nhất.
Quân đội Triều Tiên có số lượng lính thường trực lên tới 950.000 quân, 4.200 xe tăng, 2.200 xe bọc thép, 8.600 pháo binh, 5.500 hệ thống pháo phản lực. Hải quân Triều Tiên có 60.000 binh sĩ, 430 tàu chiến tuần tra, 260 tàu đổ bộ, 20 tàu dò mìn, 70 tàu ngầm và 40 tàu hỗ trợ. Không quân Triều Tiên có quân số 110.000 người, hơn 800 máy bay chiến đấu các loại.
Với tiềm lực quân sự như thế, Triều Tiên hoàn toàn có thể tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản và Hàn Quốc.
TinhHoa tổng hợp