Vô vọng: Người Tây Tạng bất chấp khó khăn vượt Himalayas để thoát khỏi Trung Quốc
Bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Tây Tạng trước sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc, đã không tiếc cả tính mạng của mình, để có thể thoát Trung. Tuy nhiên, gian khó theo đó cũng không ngừng gia tăng.
Tại thị trấn Namche Bazar, Nangpa La là trục nối Tây Tạng đến Nepal nằm trên dãy Himalayas, có thể lấy đi mạng sống của bất kì ai tới đây theo nhiều cách khác nhau.
Đây cũng là điều mà những người muốn trốn thoát khỏi sự đàn áp của Trung Quốc phải đối mặt: Độ cao gần 6000 mét, tương đương dãy núi Kilimajaro tại châu Phi, bất kì ai nơi này đều có thể rơi vào trạng thái phù não và phổi vì bị tràn dịch do thiếu oxy.
Càng cao thì oxy càng loãng, cả 2 triệu chứng trên đều có thể diễn ra rất bất ngờ và đặc biệt nguy hiểm đến sinh mạng. Ngoài ra, nhức đầu, khó thở và buồn nôn cũng là những triệu chứng phổ biến ở độ cao này. Cơ hội duy nhất để cứu chữa và sống sót là nhanh chóng hạ thấp độ cao tới vùng có oxy đậm đặc hơn.
Tuy nhiên, nếu như bạn bị cô lập tại dãy núi Himalayas và buộc phải đương đầu với sự khắc nghiệt từ thiên nhiên nơi đây (ví như những người tị nạn Tây Tạng đang bí mật chạy trốn qua Nangpa La) thì mọi triệu chứng dù là nhỏ nhất đều dấy lên nỗi sợ hãi tột cùng về 1 điềm báo cho cái chết bất đắc kì tử gây ra bởi phản ứng cơ thể với oxy loãng.
Vậy nên, nơi đây và trong hoàn cảnh này, bạn là người quyết định số mạng của chính mình. Không còn một ai để nương tựa – Ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh.
Hơn thế nữa, địa hình đặc thù của ngọn Nangpa La cũng ẩn chứa muôn trùng nguy hiểm. Đường mòn trải ngang qua sông băng có những khe nứt sâu thẳm được che giấu bên dưới lớp tuyết mỏng. Khung cảnh hoang vu được điểm thêm bởi xương của những con bò Tây Tạng xấu số đã bỏ mạng nằm rải rác bên đường. Tiến tới phía trước, 2 bên dãy núi Himalayas đều là sườn dốc được bao phủ bởi những phiến đá đã bị phong hóa, lỏng lẻo luôn sẵn sàng sạt lở.
Đáng lo ngại hơn cả là những cơn bão tuyết thổi qua, chúng luôn có nguy cơ hiện diện và biến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn bằng cách hạ nhiệt độ xuống âm hàng chục đơn vị.
Thông thường thì ngón tay và ngón chân sẽ bị khuất phục trước băng giá và “ra đi” đầu tiên. Kế tiếp, nếu không được mặc bộ đồ chống lạnh chuyên dụng, cơ thể sẽ chết dần bởi chứng hạ thân nhiệt. Những xác chết được tìm thấy trên những đỉnh núi, ví như ngọn Everest thường chỉ còn mặc 1 nửa quần áo, minh chứng về hiện tượng nhiệt nóng áp đảo cơ thể, thường được cảm thấy trong cơn đau cuối cùng trước khi bị đóng băng tới chết.
Ông Pasang Nuru Sherpa – 64 tuổi, 1 người tị nạn Tây Tạng đã đối mặt với bão tuyết khi vượt qua ngọn Nangpa La vào tháng 1/1975, lúc đó ông mới 23 tuổi. Thời điểm đấy, tuyết dày đặc bao phủ mọi nơi, dâng cao tới ngực và trói chặt ông trong nhiệt độ âm 30 độ C, trên độ cao hơn 6000 mét.
Nuru từng là một thương nhân du mục đến từ thị trấn Tingri thuộc Tây Tạng. Năm 1975, ông từng vượt qua ngọn Nangpa La vài lần để buôn bán thịt và chăn len cho làng Sherpa, vùng đất Namche Bazar, thuộc Nepal – ngôi nhà trên đỉnh Everest hùng vĩ.
Tuy nhiên, mục đích hành trình lần này hoàn toàn khác hẳn. Nuru tìm cách thoát khỏi Tây Tạng 1 lần và mãi mãi, tìm kiếm cuộc sống mới tại Nepal, trốn chạy khỏi ách đàn áp của ĐCSTQ. Ông đã sống qua cuộc nổi dậy vào năm 1959 và từng trải nghiệm địa ngục trần gian khi Đại Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc được thực thi tại Tây Tạng. Trong số 6000 tu viện Phật Giáo từng có nơi đây trước năm 1959, giờ chỉ còn sót lại 370 tu viện may mắn tồn tại theo năm tháng.
Nuru đã quá mệt mỏi với những bất ổn. Là một thương nhân du mục, ông đã có cơ hội đi nhiều nơi và hiểu rõ cuộc sống tại một đất nước tự do, không chịu áp bức quân phiệt như Tây Tạng kể từ sau khi bị Trung Quốc xâm lược vào năm 1950.
Nuru quyết tâm trốn chạy khỏi Tây Tạng, nhưng Nangpa La không muốn ông có thể đạt được mục đích dễ dàng. Cơn bão tuyết dường như muốn kết thúc hy vọng của ông ngay trước khi nó có cơ hội bắt đầu.
“Khí hậu ở Nangpa La vô cùng kinh hoàng” – Nuru chia sẻ trong 1 cuộc phỏng vấn tại nhà của mình ở Thame Teng – 1 ngôi làng của bộ tộc Nepal ngụ trên cao gần 4000 mét, trong thung lũng Bhote Khoshi, cách Nangpa La 4 ngày đường.
“Tôi đã phải ngủ trên đường đi, không ăn gì trong 1 tuần và tôi đã rất, rất rất lạnh. Tôi nghĩ rằng mình sẽ chết” – Nuru vừa chia sẻ vừa dày vò đôi bàn tay đầy thương tích do bị giá rét sâu xé ngày nào.
Điều đáng mừng là Nura đã sống sót sau “cơn bão tố”, mặc dù phải dành nguyên cả năm để ra vào bệnh viện chữa trị. Ông mất tất cả các ngón tay và ngón chân do bị tê cóng.
Thân thể tàn tật và không còn khả năng tiếp tục theo đuổi nghề kinh doanh. Sau cùng, với nghị lực lớn mạnh, ông đã vượt qua nỗi đau thương tật bằng cách tìm niềm vui trong hội họa và cũng đồng thời khám phá được tài năng mới của chính mình. Hiện tại, ông là một trong những họa sỹ nổi tiếng trong vùng và sống bằng nghề bán tranh phác họa cảnh quan dãy núi Himalayas và những tu viện địa phương tới những du khách đi phượt và người leo núi.
Dẫu ngọn Nangpa La có là nơi nguy hiểm nhất thế giới thì cũng đã có đến hàng chục ngàn người Tây Tạng như Nuru bất chấp sự khắc nghiệt, độ cao và địa hình của dãy núi Himalayas để tìm kiếm cho mình một cơ hội thoát ly khỏi Trung Quốc và hy vọng sẽ có 1 cuộc sống tị nạn tốt đẹp hơn ở Nepal hoặc Ấn Độ.
Những năm gần đây, hiểm nguy rình rập tại ngọn Nangpa La không chỉ còn hạn cuộc vào yếu tố đến từ thiên nhiên khắc nghiệt. Lính biên phòng Trung Quốc bao vây bốn bề Tây Tạng, cư ngụ trong những đồn canh gác là những khẩu súng luôn trong sẵn sàng khai hỏa vào bất kỳ ai đi qua nơi đây bất hợp pháp. Từ năm 2009 trở đi, mạng lưới kiểm soát tại biên giới này đã trở nên vô cùng chặt chẽ và hoàn hảo hơn bao giờ hết – nó đã hoàn thành được mục đích tối hậu mà hơn nửa thế kỷ qua, dãy Himalayas chưa thể đạt được: thuyết phục người Tây Tạng có ý định trốn đi tị nạn rằng ý định này quá nguy hiểm và hoàn toàn bất khả thi.
Nuru chia sẻ: “Đã không còn bất kì người Tây Tạng nào vượt biên suốt 4 năm qua”. “Ngọn Nangpa La luôn là nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhất. Hơn thế nữa, Lính Trung Quốc đã có mặt ở đó và họ sẽ bắn chết bạn nếu cố chấp vượt qua”.
“Vậy nên, điều này không còn đáng để thực hiện”.
Không ngọn núi nào có thể sánh được
Tác giả bài viết dành 2 tuần trong tháng 10 này để dõi theo con đường của những người tị nạn Tây Tạng, ngược dòng hành trình từ dãy núi Himalayas (Nepal) đến ngọn Nangpa La (Tây Tạng). Đây là 1 chặng đường dài đầy chông gai, cách xa nền văn minh nhân loại và nằm ngoài sức tưởng tượng của những người leo núi thông thường với những quán trà và nhà nghỉ ven núi.
Để bắt đầu chuyến thám hiểm lần này, tôi di chuyển bằng máy bay từ Kathmandu đến Lukla – ngôi làng nằm ở độ cao gần 3000 mét là nơi cắm trại và cũng là điểm xuất phát của những tay leo núi muốn chinh phục đỉnh Everest. Thực tế là hạ cánh tại Lukla khá khủng khiếp, ngay cả đối với một cựu phi công Không Lực 1. Máy bay phải hạ cánh trên đường băng vừa ngắn lại vừa dốc, và phải phanh gấp trước khi đâm vào vách núi cao hàng nghìn mét ngay trước mặt.
Bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để vòng lại sau khi hạ cánh bất thành. Cách duy nhất là phải thực hiện chính xác hoặc đâm thẳng vào vách núi phía trước. Ở chiều ngược lại, cuối đường băng là vách đá tuyết; vượt quá điểm này, nếu bạn không cất cánh thì hẳn là đã rơi xuống vực. Chào mừng bạn đến với Himalaya!
Sau khi đáp xuống Lukla an toàn, tôi men theo thung lũng Dudh Khoshi để tới thủ phủ của vùng Sherpa Nepal là Namche Bazar, an vị tại độ cao gần 3500 mét, lọt thỏm trong lòng dãy núi, và được che phủ bởi cái bóng của đỉnh Everest.
Nhờ đặc điểm kì thú này, đây là một điểm dừng chân đông đúc cho khách bộ hành và dân leo núi nghỉ ngơi và dần thích nghi với độ cao. Thời gian rảnh rỗi bạn có thể ghé thăm những cửa hàng mỹ nghệ của người Tây Tạng hoặc tìm mua những dụng cụ leo núi chuyên dụng tại các tiệm bán đồ quanh đây. Thưởng thức bánh mì nhân thịt bò Tây Tạng hoặc làm 1 ly bia tại quán giải khát địa phương cũng là 1 lựa chọn tuyệt vời.
Sau đó, tôi bị đi chệch hướng khỏi đường đi thông dụng. Thay vì đi theo hướng Đông Bắc thẳng tới đỉnh Everest, tôi tiến tới phía tây và đi qua thung lũng hẻo lánh Bhote Khoshit. Tôi dần đi xa hơn và leo cao hơn, những cây cao thưa thớt dần, nhường chỗ cho cây bụi nhỏ. Tôi dừng chân Thame – ngôi làng có tu viện Phật Giáo nổi tiếng nằm dọc sườn núi tại độ cao gần 4000 mét. Phần lớn tu viện và ngôi làng đã bị san bằng trong một trận động đất có cường độ 7.3 richter vào tháng 5 vừa qua. Tại đây, tôi đã gặp một nhóm người ngoại quốc đang hỗ trợ dân làng dựng lại trường học duy nhất tại chốn này.
Gariano, 58 tuổi là một người Ý ưa thích bộ môn leo núi. Lần đầu tiên anh ghé thăm Nepal là năm 2001. Ngay sau đó, anh bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn từ đỉnh Everest nổi tiếng và quyết định xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với người Sherpa và văn hóa Phật Giáo. Anh tới đây hàng năm để thúc đẩy phát triển vùng đất này. Tuy nhiên, năm nay anh sẽ tập trung vào việc tái tạo và khắc phục hậu quả do động đất để lại.
Gariano chia sẻ: “Các thầy cô giáo nói rằng đám trẻ đã may mắn thoát chết nhờ tập trung tại sân chơi vì khi đó đang là giờ nghỉ trưa. Hai tòa nhà đã sụp đổ ngay trước mặt chúng. Điều tuyệt vời là không có ai ở trong tòa nhà khi đó. Dẫu làng Thame đã chịu nhiều thiệt hại, tôi vẫn nghĩ rằng còn rất nhiều việc phải làm, nhưng chỉ sau 5-6 tháng, mọi thứ đã và đang được phục hồi với tốc độ ấn tượng”.
Theo Gariano, khu vực này đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Trung Quốc đóng cửa con đường Nangpa La. Không chỉ hy vọng của người tị nạn đã chấm dứt mà thương mại du lịch cũng không còn được phép diễn ra trên con đường thế kỷ giữa Tây Tạng và Nepal – xuyên suốt tới năm 2009, đây là trụ cột của nền kinh tế nơi này.
Bạn có thể hỏi bất kì người dân Sherpa bản địa nào tại đây và họ sẽ cho bạn biết tình hình khu vực đã trở nên tệ hại đến chừng nào, thương mại bị cấm dẫn đến giá cả leo thang đối với hầu hết mọi mặt hàng. Kể từ khi thị trường giao dịch bền vững với người Tây Tạng từng tồn tại hàng thập kỉ không còn, tất cả hàng hóa bây giờ đều phải lấy từ dưới thung lũng hoặc được trở đến bằng đường hàng không, rất tốn kém.
Sau đó, tôi đến thăm nhà ông Nuru tại Thame Teng 1 lát trước khi tiến tới ngọn Nangpa La. Thung lũng sông Bhote Khoshi khô cằn hướng đến đỉnh núi phủ tuyết trắng dọc theo biên giới giữa Tây Tạng và miền Bắc.
Tôi không còn gặp bất kì tay leo núi nào tại đây nhưng tình cờ bắt gặp 1 lễ rước bảo tháp Phật đi ngang qua, những bảo tháp này thường có niên đại lên đến hàng trăm năm. Tiếc là rất nhiều đã bị chôn vùi trong những trận động đất vừa qua.
Arya – cao 4200 mét là tiền tuyến cuối cùng trước khi tới dãy Himalayas huyền thoại. Tính từ điểm này, bạn còn phải bộ hành khoảng 18 cây số và trèo cao 100 mét nữa mới tới chân của ngọn Nangpa La. Tôi không còn nhìn thấy bất kì ai qua lại sau 4 ngày liên tiếp ở đây.
Theo tờ Daily Signal, Norlan Peterson (cựu chiến binh làm việc cho Không Lực Hoa Kì, từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan). Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không phải của trang tinhhoa.net.
Bình An dịch từ Epoch Times