Vì sao virus Vũ Hán lây lan rộng trong gia đình hoàng gia Saudi Arabia?
Virus corona chủng mới, còn gọi là virus ĐCSTQ (Đảng Cộng Sản Trung Quốc) đã lây nhiễm cho các thành viên của gia đình hoàng gia Saudi Arabia. Trong đó ít nhất 150 thành viên của hoàng gia cầm quyền Al Saud của vương quốc hiện đã dương tính với virus, theo The Epoch Times.
Tại sao virus ĐCSTQ tấn công hoàng gia Saudi?
Thời báo The Epoch Times gần đây đã đăng một bài luận có tựa đề: “Nơi nào gắn bó mật thiết với ĐCSTQ, nơi đó có người nhiễm virus corona”, với ngụ ý rằng các khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một điểm: Có quan hệ gần gũi hoặc sinh lợi với chính quyền Bắc Kinh.
Vào ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, “Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud đã chuyển lời chúc mừng đến những nỗ lực của Trung Quốc trong công cuộc chống lại sự bùng phát virus corona chủng mới.”
Lời khen ngợi của Hoàng tử Faisal đến vào thời điểm chính phủ Trung Quốc đang bị nghi ngờ có hành vi che đậy mức độ nghiêm trọng sự bùng phát của virus ĐCSTQ.
Hãng truyền thông Trung Quốc Tencent tiết lộ số ca nhiễm và tử vong thực tế mà các cư dân mạng xác minh là thật. Cụ thể vào ngày 1/2, bài viết đăng trên Tencent ghi rõ ít nhất 154.023 người đã bị nhiễm virus corona chủng mới, trong đó số người chết là 24.589 người, gấp 10 lần con số mà chính quyền Trung Quốc công bố chính thức tại thời điểm đó, theo Taiwan News.
Ngay sau đó, hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đưa tin, trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/2, Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh.
Đến ngày 28/3, Tân Hoa Xã báo cáo rằng Vua Salman ca ngợi chính phủ Trung Quốc vì đã ngăn chặn thành công sự bùng phát của virus corona ở đại lục, đồng thời cho biết Saudi Arabia và Trung Quốc là những bạn hữu gắn bó với nhau trong mọi hoàn cảnh.
Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Saudi Arabia và chính quyền Trung Quốc còn có quan hệ kinh tế rất bền chặt.
Trong bối cảnh thực tế, dầu mỏ là nguyên liệu chiến lược quan trọng đối với năng lượng và an ninh, Ả Rập Saudi có vị thế chiến lược độc đáo và có ý nghĩa quan trọng đối với ĐCSTQ.
Saudi Arabia là nhà sản xuất dầu và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Trong khi đó Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, nhập khẩu 70% lượng dầu thô tinh chế và gần một nửa mức tiêu dùng khí đốt tự nhiên.
Vào tháng 1/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Ả Rập Saudi. Trong chuyến công du đến 3 quốc gia Trung Đông, Trung Quốc và Saudi Arabia đã đồng ý thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và biến nó thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Trong lần gặp mặt tại thời điểm đó, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí xây dựng mối quan hệ hợp tác năng lượng ổn định lâu dài và nỗ lực chung trong việc phát triển Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng (AIIB). Theo đó, một loạt các thỏa thuận hợp tác khác cũng đã được ký kết, bao gồm các lĩnh vực như năng lượng, truyền thông, môi trường, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng công nhận Saudi Arabia là đối tác thương mại quan trọng trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường) của Bắc Kinh.
Như Forbes đã chỉ ra: “Không cần phải có một chuyên gia về địa chính trị của Eurasia đưa ra lưu ý cũng có thể thấy được nhiều quốc gia nằm dọc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) đã nhận được tài trợ từ AIIB. Nhưng cho đến nay, BRI hầu như là một dự án khổng lồ về phát triển cơ sở hạ tầng được thiết kế để liên kết vật lý với các thực thể chính trị và các khối kinh tế khác nhau thành các hành lang thương mại mạch lạc và có tổ chức. Căn nguyên của sáng kiến này còn là một nỗ lực đa quốc gia”.
Vào tháng 3/2017, Quốc vương Salman đã củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh bằng cách giám sát ký kết các thỏa thuận trị giá tới 65 tỷ USD, liên quan đến mọi thứ từ năng lượng đến không gian.
Một tuyên bố chính thức được đăng trên hãng thông tấn SPA của nhà nước Saudi cho biết, các tài liệu bao gồm một bản ghi nhớ (MoU) để vương quốc này tham gia vào chương trình thám hiểm mặt trăng Chang E-4 của Trung Quốc và thỏa thuận hợp tác sản xuất máy bay không người lái.
Một tên lửa Long March-2D cùng với hai vệ tinh quan sát Trái đất của Ả Rập Saudi đã được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc vào ngày 7/12/2018.
Vào tháng 2/2019, Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã kết thúc phiên họp “Diễn đàn đầu tư Ả Rập-Trung Quốc” với các thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương. Các thỏa thuận trị giá 28 tỷ USD với Trung Quốc đã được Hoàng tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud chấp thuận trong chuyến thăm tại Bắc Kinh.
Hoàng tử Faisal bin Bandar bin Abdulaziz Al Saud, cháu trai của Vua Salman cũng là thống đốc của Vùng Riyadh, hiện đang được chăm sóc đặc biệt do các biến chứng của dịch bệnh Vũ Hán (Covid-19).
Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản Saudi Khalid bin Abdulaziz Al-Falih đã chấp nhận lời mời phỏng vấn của tờ báo Tân Hoa Xã tại Dhahran vào ngày 15/2/2019. Khi nói về mối liên hệ giữa kế hoạch Vision 2030 của Saudi và sáng kiến BRI của Trung Quốc, Bộ trưởng Saudi đã bày tỏ sự tin tưởng vào sự hội nhập chuyên sâu 2 bên.
Vào tháng 11/2019, lực lượng hải quân cả hai nước đã tổ chức một cuộc tập trận chung ở Biển Đỏ. Cuộc tập trận nhằm mục đích “củng cố niềm tin, tăng cường hợp tác giữa Hải quân Hoàng gia Ả Rập và Hải quân Nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng trao đổi và phát triển kinh nghiệm trong lĩnh vực khủng bố hàng hải và cướp biển”, cơ quan báo chí Ả Rập Saudi đưa tin.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Ả Rập Saudi đã nổi lên là quốc gia có số lượng dự án liên kết với sáng kiến BRI cao thứ tư trong số 106 quốc gia ký văn bản hợp tác với BRI của Trung Quốc và cao thứ hai theo giá trị (195,7 tỷ USD), theo báo cáo của Oxford Business Group.
Vào ngày 14/2/2019, Powerchina, nhà thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction) lớn nhất của Trung Quốc tại Ả Rập Saudi, đã trúng thầu dự án xây dựng trạm giám sát đường bộ của Ả Rập Saudi. Dự án chủ yếu bao gồm xây dựng hơn 6.600 điểm giám sát và 145 trạm cơ sở nhỏ ở thủ đô Riyadh.
Vào ngày 22/2/2019, công ty sở hữu vốn nhà nước Saudi Aramco đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh với tập đoàn Trung Quốc Norinco để phát triển một khu liên hợp lọc hóa dầu tại thành phố Panjin. Dự án này trị giá hơn 10 tỷ USD.
Đến ngày 24/2/2019, Công ty Nhà ở Quốc gia (NHC) của Ả Rập Xê Út và Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC) cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 666,7 triệu USD để xây dựng hơn 5.000 đơn vị nhà ở tại Riyadh.
Cơ quan Đầu tư Tổng hợp Ả Rập Saudi (Sagia) tiết lộ, vào ngày 27/2/2019, Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã ký 35 biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá hơn 28 tỷ USD. Các thỏa thuận trên đã được thống nhất tại Diễn đàn Đầu tư Arabia -Trung Quốc ở Bắc Kinh, có sự tham dự của Hoàng tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud và một số bộ trưởng cao cấp khác, bao gồm Khalid al-Falih, bộ trưởng năng lượng của vương quốc.
Saudi Arabia chào đón Huawei
Năm 2018, Công ty Viễn thông Saudi (STC) đã đồng ý triển khai mạng 5G với thiết bị của tập đoàn Huawei.
Huawei chính thức khai trương phòng trưng bày hàng đầu đầu tiên tại Riyadh vào tháng 1/2019, đây cũng là tiền đồn lớn nhất của Huawei ở Trung Đông.
Vào tháng 2/2019, Công ty Viễn thông Saudi Telecom đã ký hợp đồng “Aspiration Project (Dự án Khát vọng)” với Huawei, trong đó gồm hiện đại hóa mạng không dây E2E và xây dựng mạng 5G.
Vào tháng 10/2019, Zain KSA, một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu ở khu vực Trung Đông và là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực viễn thông của Ả Rập Saudi, đã ra mắt dịch vụ 5G trên toàn quốc thông qua mạng 5G do Huawei cung cấp.
Được biết, giai đoạn triển khai mạng 5G đầu tiên của Zain bao phủ hơn 20 thành phố ở Ả Rập Saudi. Nó được hỗ trợ bằng 2.000 tòa tháp 5G, trở thành mạng 5G lớn nhất trong khu vực và trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, nông nghiệp, du lịch, giải trí, ô tô, y tế và giáo dục.
Trước đó vào ngày 28/10/2018, Tập đoàn Zain đã được Huawei chọn để trở thành đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ “Huawei Cloud” tại Kuwait cũng như trên khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).
Ả Rập Saudi mở Viện Khổng Tử
Vào ngày 10/6/2019, Đại học King Saud (KSU) danh tiếng đã đồng ý xây dựng một Học viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
Quyết định và các mối quan hệ của Saudi với viện Khổng Tử đến vào thời điểm nhiều quốc gia và trường đại học đóng cửa cơ quan này. Tính đến tháng 7/2019, ít nhất 13 trường đại học Mỹ đã loại bỏ Học viện Khổng Tử. Các trường đại học ở Đức, Pháp, Thụy Điển và Canada cũng liên tục cắt đứt hợp tác với các viện nghiên cứu này.
Các viện Khổng Tử đã được biết đến như một công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm phát triển quyền lực mềm ở nước ngoài và tiến hành các hoạt động gián điệp.
Vào ngày 27/2/2019, Tiểu ban Điều tra Thường trực của Ủy ban An ninh và Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo từ lưỡng đảng cho biết Viện Khổng Tử được chính quyền Trung Quốc tài trợ và kiểm soát, đồng thời thể hiện sự thiếu minh bạch và nhân nhượng với Mỹ.
Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Anh, Tom Tugendhat, đã đăng một bài báo trên Daily Mail. Trong đó ông viết: “Sự thật là đại dịch Covid-19 đã tiết lộ điều mà nhiều người trong chúng ta đã biết trong nhiều năm qua rằng kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc và lệ thuộc vào chính quyền Trung Quốc phải trả một giá rất cao”.
Tác giả: Wang Jin
Huy Hoàng (Theo The Epoch Times)
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.