Vì sao TT Trump đề cử Barrett làm thẩm phán Tòa án tối cao?
Ngày 26/9, Tổng thống Trump đã tổ chức buổi lễ tại Vườn Hồng Nhà Trắng, và đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett của Tòa phúc thẩm số 7 làm Thẩm phán Tòa án tối cao. Nhiều người thắc mắc tại sao Tổng thống Trump đề cử Barrett?
Amy Coney Barrett là người như thế nào?
Amy Coney Barrett có năng lực cạnh tranh cao về kiến thức pháp lý và kinh nghiệm chuyên môn. Bà có bằng tiến sĩ luật, từng là trợ lý của Cố Thẩm phán Tòa án tối cao Scalia, và từng là giáo sư luật trong nhiều năm.
Barrett năm nay 48 tuổi, là một người Công giáo. Bà có quan điểm cứng rắn về các vấn đề như sở hữu súng, nhập cư và phá thai. Barrett là mẹ của 7 đứa con, trong đó 5 đứa con riêng của bà, và 2 đứa trẻ da đen nhận nuôi người Haiti. Nếu được bổ nhiệm, bà sẽ là thành viên trẻ nhất của Tòa án Tối cao và là người Công giáo thứ sáu.
“Barrett là một trong những tài năng pháp lý xuất sắc nhất ở đất nước chúng ta”, Tổng thống Trump nói.
Đảng Dân chủ quyết liệt phản đối Barrett
Đảng Dân chủ tuyên bố, sau khi Ginsberg qua đời, bà đã yêu cầu đề cử những người kế nhiệm sau cuộc bầu cử. Họ cũng nói rằng, Ginsberg có di chúc ghi rõ: “Điều ước lớn nhất là vị trí của tôi sẽ không bị thay thế trước khi Tổng thống mới nhậm chức”.
Tổng thống Trump không chấp nhận những tuyên bố kia của đảng Dân chủ. Ông nói rằng, di chúc của Ginsberg là do Đảng Dân chủ giả mạo: “Tôi không biết bà ấy đã nói điều này. Có lẽ nó được viết bởi Schiff hoặc Pelosi?”. Sau đó, ông nhấn mạnh cần phải thực hiện cuộc đề cử thẩm phán tòa án tối cao.
Tuần trước, Tổng thống Trump đã đến Tòa án Tối cao để tham gia lễ tiễn đưa bà Ginsberg, một nhóm người biểu tình dường như được “sắp đặt sẵn” liên tục la ó và phản đối việc Tổng thống Trump đề cử Barret.
Vì sao Tổng thống Trump lại cứng rắn như vậy?
Thế giới đều biết rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập dựa trên những lý tưởng Tin lành, họ là những người có đức tin, và họ muốn xây dựng một “thành phố trên đồi” về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, dưới sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản, hai đảng đã bị chia rẽ sâu sắc:
- Đảng Cộng hòa về cơ bản tuân thủ các nguyên tắc do những người sáng lập Hoa Kỳ đặt ra, được gọi là phe bảo thủ.
- Đảng Dân Chủ – phe từng đại diện cho người lao động và các nhóm yếu thế, xét trên nhiều khía cạnh đã ngày càng đi chệch khỏi truyền thống, và xói mòn niềm tin vào thần thánh, thậm chí còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội.
Hai Đảng gần như có quan niệm đối lập hoàn toàn về các vấn đề như phá thai, đồng tính, nhập cư bất hợp pháp và quyền sử dụng súng. Trong trường hợp này, hai bên chắc chắn hy vọng sẽ chọn được một thẩm phán phù hợp với lý tưởng của mình.
Do hệ thống pháp luật của Mỹ dựa trên các tiền lệ, nên khi xử lý các vụ việc sẽ tham chiếu đến các phán quyết trong các trường hợp tương tự trước đó. Vì vậy, mặc dù tòa án thuộc hệ thống tư pháp và không phải là cơ quan lập pháp, nhưng nó thực sự có một số quyền lập pháp nhất định.
Một điều tối quan trọng, đó là một khi được chọn thì “thẩm phán sẽ làm việc suốt đời” – nghĩa là nếu Barret ngồi vào vị trí của bà Ginsberg, tất cả các di sản chính trị trước đây của Obama sẽ đứng trước nguy cơ bị phá vỡ, các giá trị và khuôn mẫu hành vi của Hoa Kỳ sẽ thay đổi trong vài thập kỷ tới.
Đây thật sự là một đòn chí tử đối với đảng Dân chủ, và là cơ hội ngàn năm có một để đảng Cộng hòa bám sát ý tưởng của mình. Vì vậy, cả hai bên đều đang cố gắng hết sức để giành lấy cơ hội này.
Cuộc chạy đua quyết liệt nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ
Xét về yếu tố bầu cử, cuộc bầu cử năm 2020 vô cùng cạnh tranh, các đảng cấp tiến có thể gian lận bằng cách bỏ phiếu qua email, hoặc thay đổi cuộc bầu cử theo cách khác. Và trong những vụ kiện tụng gian lận như vậy, hoặc khi kết quả bỏ phiếu rất sát nhau, Tòa án Tối cao sẽ can thiệp.
Ví như năm 2000, hai ứng cử viên Tổng thống là George Walker Bush và Al Gore có kết quả bầu cử rất sát sao. Cụ thể, kết quả ở Florida chênh lệch chỉ là 1.784 phiếu, vì không bên nào có hơn một nửa số phiếu đại cử tri, nên cuộc tranh chấp cuối cùng đã kết thúc sau nhiều lần kiểm phiếu phổ thông và phán quyết của tòa án.Kết quả, Tòa án Tối cao đã chọn George Walker Bush làm Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.
Do đó, việc tranh giành lựa chọn thẩm phán của Tòa án Tối cao có thể được xem là một phần mở rộng của cuộc bầu cử Tổng thống khốc liệt.
Nỗ lực vì một Hoa Kỳ đúng nghĩa
Một lý do nữa khiến Tổng thống Trump kiên quyết đề cử Barret vào thời điểm này, là vì ông đã thu xếp đầy đủ từ trước và tin rằng, mình có cơ hội chiến thắng rất lớn. Chính quyền Trump đã thực hiện ba bố cục trước đây:
- Thứ nhất: Ba năm trước Trump đã chuẩn bị một ứng cử viên. Vào tháng 3/2019, phương tiện truyền thông Mỹ – Axios đưa tin rằng, Barrett được xem là một ưu tiên khi Tổng thống Trump đang chọn người kế nhiệm Thẩm phán Kennedy – người sắp nghỉ hưu. Tuy nhiên, cuối cùng Trump đã chọn Cavano, và ông nói “Barrett là sự chuẩn bị cho Ginsberg”. Quyết định trên vô cùng hợp lý, vì Barrett là một phụ nữ và có hai đứa con da màu, điều này có thể tránh được sự cản trở của Đảng Dân chủ về chủng tộc và giới tính.
- Thứ hai: Các chướng ngại vật thông thường đã được loại bỏ. Đảng Dân chủ nhấn mạnh rằng, Tổng thống không thể nêu tên một ứng cử viên công lý mới trước cuộc tổng tuyển cử. Nhưng Lãnh đạo Đa số Thượng viện McConnell cho biết: “Kể từ những năm 1880, không có Thượng viện nào xác nhận một ứng cử viên Tổng thống đối lập cho Tòa án Tối cao trong một năm bầu cử Tổng thống”. Điều này có nghĩa là, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, cả Thượng viện và Nhà Trắng đều do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, Trump đề cử một Thẩm phán và sau đó bỏ phiếu tại Thượng viện, điều này không hề vi phạm tiền lệ.
- Thứ ba: Vào năm 2017, Tổng thống Trump đã đề cử Barret làm thẩm phán của Tòa phúc thẩm. Sau khi Thượng viện xem xét nghiêm ngặt. Vào thời điểm đó, Barrett đã bị nghi vấn về đức tin và hôn nhân đồng tính, nhưng cuối cùng đã được thông qua, trong đó có 3 đảng viên Đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net
Tác giả: Tần Bằng
Việt Anh (Theo SOH)