Vì sao Tết nay lại “chán” hơn Tết xưa?

Thời gian thấm thoát trôi, lại một cái Tết qua đi nhưng không đọng lại nhiều dư vị. Càng lớn, không khí Tết dường như càng nhạt, vẫn những tục lệ xưa, vẫn khung cảnh, gia đình xưa, nhưng sao lòng không còn háo hức vui Tết như những ngày tấm bé.

Thậm chí mấy năm gần đây, đi đâu cũng nghe ai đó nhắc câu ‘chán Tết’. Nào thì Tết thật phiền hà, ăn không bao nhiêu mà sắm sửa, bày biện thì nhiều, rồi còn phải lo dọn dẹp nhà cửa, cúng kiếng gia tiên, lễ lộc quà cáp nội ngoại, cấp trên, khách hàng… Biết bao nhiêu việc, nghĩ thôi cũng đã mệt rồi. Chỉ mong sao Tết mau qua để trở về cuộc sống thường nhật. Nỗi ‘chán Tết’ dường như đã ngày càng lan rộng và ăn sâu vào tâm thức mỗi người.

Vì sao Tết xưa giản dị nhưng lại vui hơn Tết nay? (Ảnh qua Baophapluat.vn)
Chợt nghĩ tại sao lại như vậy, vì sao ai cũng bảo Tết xưa vui hơn Tết nay? Là do Tết đã thay đổi, ngày càng nhạt, hay vì chúng ta đã khác xưa?

Thử lật giở lại những ngày tháng trước kia, để xem Tết xưa có gì vui nhỉ?

Tết là dịp cảm tạ Trời đất, Thần linh

Kỳ thực, nguyên chữ “Tết” chính là đọc lái đi của “Tiết”. Từ nền văn minh lúa nước thời Hùng Vương đã “phân chia” thời gian trong năm thành 24 tiết, giữa mỗi tiết lại có một thời khắc gọi là “giao thời”. Tiết xuân chính là thời điểm khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới, nên là tiết quan trọng nhất trong năm, sau này được gọi là Tết Nguyên Đán. Tết là Tiết, Nguyên là sự khởi đầu mới và Đán là buổi sớm.

Người Việt xưa có truyền thống kính Thiên, trọng đạo, coi trọng lễ nghĩa, nên dịp Tết có thể nói là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Đầu tiên, người dân sau khi thu hoạch mùa vụ sẽ tiến hành nghi lễ cảm tạ Trời đất, Thần linh đã ban cho một năm được mùa, đồng thời cầu xin cho năm sau mưa thuận gió hòa.

Những chiếc bánh chưng, bánh dày còn lưu truyền đến tận ngày nay chính là một nét thể hiện của lòng kính ngưỡng ấy. Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời. Tết đến, cả gia đình quây quần, tự tay chọn lấy từng chiếc lá, loại gạo, miếng thịt ngon nhất gói thành chiếc bánh, thành kính dâng lên Thần linh. Khi làm lễ cũng phải dọn dẹp nhà cửa, quần áo chỉnh tề, thành tâm thành ý. Bởi người xưa tin rằng, Thần có thể nhìn thấu nhân tâm. 

Ngoài những nghi lễ cảm tạ Thần linh, người Việt xưa còn có những phong tục xua đuổi tà ma, giữ bình yên cho ngôi nhà mỗi dịp cuối năm. Ví như hoa mai, hoa đào, cây nêu, tràng pháo, bao lì xì thực ra đều là để xua đuổi tà ma. Đằng sau mỗi tục lệ, mỗi vật phẩm ngày Tết hầu như đều chứa đựng một câu chuyện cùng nội hàm sâu xa. Trong đó là cả một bầu trời văn hóa, một đời sống tinh thần phong phú, uyên thâm.

2
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là những thứ không thể thiếu trong cái Tết của người xưa. (Ảnh qua Facebook)

Tết là dịp tưởng nhớ tổ tiên, tìm về nguồn cội

Người xưa có câu: “Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn”. Hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Đủ để thấy người xưa coi trọng lòng tôn kính với tổ tiên nhường nào. 

Vì thế mà cứ mỗi cuối năm, trước khi chuẩn bị đón Tết, các gia đình, dòng họ lại tổ chức lễ Tảo mộ, hay lễ Chạp để thăm viếng, sửa sang mồ mả, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên.

Vào ngày lễ Tảo mộ, con cháu, người nhà làm ăn xa cũng cố gắng thu xếp để về tưởng nhớ tổ tiên. (Ảnh minh hoa qua vovdulich.vn)

Vào ngày này, ở những làng quê như làng cổ Đường Lâm, con cháu, người nhà làm ăn xa cũng cố gắng sắp xếp về tảo mộ. Trai tráng thì đắp lại mộ phần cho thêm cao và lấp những hang chuột. Ông trưởng họ thì đặt cơi trầu lên mộ, thắp nhang khấn vái rồi giảng giải về công đức của tổ tiên, về vị tổ nằm dưới mộ thuộc chi nào nhành nào sinh ra cụ nào… Con cháu trong họ lắng nghe và ghi nhớ. Sau đó anh em họ mạc về ăn với nhau bữa cơm nội tộc với tình máu mủ ruột già.

Với nhiều người dân làng xưa, chỉ sau ngày lễ Chạp, sau khi đã làm tròn bổn phận tưởng nhớ tổ tiên, họ mới bắt đầu sắm sanh cho Tết lớn.

‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’ 

Sau ông bà, tổ tiên là đến cha mẹ, thầy cô. Người Việt vốn trọng lễ nghĩa nên xem Tết là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, kính mến những người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình. Mùng 1, mùng 2 Tết, cả gia đình sẽ tụ họp tại nhà nội, nhà ngoại, cầu chúc các bậc sinh thành, họ hàng những điều tốt lành nhất, ăn với nhau bữa cơm tình thân, kể cho nhau những câu chuyện trong năm cũ. Đôi khi còn tặng nhau những món quà nhỏ. Mọi thứ giản dị nhưng đầm ấm, yên bình và giàu tình nghĩa.

Cháu cung kính chúc Tết ông vào dịp Tết Nguyên Đán, tại một gia đình khá giả ở làng Xa La, tỉnh Hà Đông, thập niên 1920. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh qua thoidai.com.vn)
Các con chúc Tết cha. (Ảnh (Ảnh qua thoidai.com.vn))

Sang mùng 3, người Việt thường dành riêng để đi Tết thầy. Ngày xưa, các thầy thường mở lớp dạy học tại nhà, cũng có thể một gia đình khá giả mời thầy tới nuôi thầy dạy con ăn học, xóm làng gửi con đến thụ giáo, không phải nộp học phí. Chỉ ngày lễ tết, cha mẹ, học trò mới tới cám ơn thầy, lễ tết tùy tâm, tùy cảnh. Giàu thì thúng gạo nếp, con gà, bộ quần áo…, nghèo thì cơi trầu, be rượu cũng quý. Tết thầy cốt ở tấm lòng, vật chất tuy không nhiều nhưng sự trọng thị, tri ân thì thật là cung kính.

Không phân biệt tuổi tác, địa vị, lũ học trò cứ mùng 3 Tết lại tập trung nhà thầy rồi tự phục vụ bánh kẹo, ngồi quây quần chúc Tết thầy, nghe thầy hỏi chuyện và chia sẻ về công việc, gia đình năm qua cũng như dự định sắp tới… Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm nên một cái tết thầy đầy ấm áp, yêu thương.

Thời xưa là thế, ông bà ta sống giản dị, chân thành, trọng lễ nghĩa, tình cảm nên những ngày Tết không quá cầu kỳ nhưng vẫn đậm đà, ý nghĩa.  

Chúng ta ngày nay, vẫn những phong tục ấy, những lễ vật ấy, nhưng không còn giữ được cái lòng thành kính, lễ nghĩa, đạo hiếu của người xưa, càng không hiểu hết ý nghĩa của những vật phẩm ngày Tết. Không những thế, thời buổi tiện lợi, nhiều vật phẩm như bánh chưng cũng được bán sẵn. Như vậy nhiều phong tục ngày Tết của chúng ta giờ đây chẳng phải chỉ còn hình thức chứ không giữ được cái tinh thần của người xưa. Chính vì chỉ còn hình thức, không còn đủ nội hàm tinh thần nên mới sinh ra tâm lý trống rỗng, buồn chán. Hay nói cách khác, Tết nay ‘chán’ không hoàn toàn vì thời buổi, xã hội thay đổi, mà vì tâm hồn chúng ta đã khác quá xa so với ông bà ngày xưa.

Khi con người giao hòa với đất trời, thiên nhiên

Thời điểm Tiết xuân, cỏ cây hoa lá cũng rục rịch đón Tết… (Ảnh: Zing.vn)

Thời điểm Tiết xuân cũng là cuối một chu kỳ vận hành của Thiên Địa. Cỏ cây hoa lá đều rục rịch đón Tết. Hoa thủy tiên đỏng đảnh cầu kỳ cũng chuẩn bị nhú mầm để đúng đêm giao thừa khai nở, hoa cúc thắm tươi nở rộ cả cây để báo hiệu xuân sắp về, mai cốt cách thanh cao cũng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, đào thắm nồng e ấp chuẩn bị khai nhụy đón xuân… 

Tiết trời ấm áp, chim chóc, muông thú tràn đầy năng lượng để bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới. Nếu tĩnh lại mà nghe, mà quan sát, sẽ thấy thiên nhiên cũng đón Tết khắp mọi nơi. Vì thế chỉ cần hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ, cũng có thể thấy lòng hân hoan cùng đất trời.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x