Vì sao Mỹ muốn trừng phạt tờ “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” của Hồng Kông?

18/12/19, 22:18 Trung Quốc

“Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” không chỉ bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân và thực thể vi phạm nhân quyền và tự do ở Hồng Kông, mà còn trực tiếp trừng phạt hai phương tiện truyền thông thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hồng Kông là “Đại Công Báo” (Ta Kung Pao) và “Văn Hối Báo” (Wen Wei Po). Rốt cuộc hai tờ báo này đã làm gì khiến cho Mỹ “ra đòn nặng tay” như vậy?

"Dự luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông" đã trực tiếp chỉ đích danh 2 tờ báo thân Cộng là "Đại Công Báo" và "Văn Hối Báo". (Ảnh: Epoch Times)
“Dự luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông” đã trực tiếp chỉ đích danh 2 tờ báo thân Cộng là “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo”. (Ảnh: Epoch Times)

“Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” có hiệu lực ngày 27/11 sau khi được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký, yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ít nhất mỗi năm một lần phải chứng minh trước Quốc hội rằng Hồng Kông có đủ quyền tự trị và đủ tư cách đạt địa vị thương mại đặc biệt do Hoa Kỳ cấp.

Dự luật cũng quy định biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông, bao gồm đóng băng tài sản của họ tại Mỹ và cấm nhập cảnh, cũng như các biện pháp trừng phạt đối với các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ và bộ phận truyền thông thân ĐCSTQ tại Hồng Kông, trong đó trực tiếp nêu tên “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo”.

Ý nghĩa của Luật Nhân quyền Hồng Kông đối với truyền thông thân Cộng (ĐCSTQ) ở Hồng Kông

“Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” bao gồm các quy định đối với truyền thông chính thức của ĐCSTQ và truyền thông thân Cộng tại Hồng Kông. Trong phần 9 của Dự luật chỉ ra rằng, trước tiên, Mỹ lên án các tổ chức truyền thông do Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, và nêu tên “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” Hồng Kông, đề cập đến hành động quấy rối và tấn công có chủ ý của các phương tiện truyền thông này đối với những nhà hoạt động dân chủ, nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các quốc gia khác cùng người thân của họ.

Thứ hai, Dự luật yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao nói với chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) một cách rõ ràng rằng, không thể chấp nhận việc sử dụng phương tiện truyền thông ở Hồng Kông hoặc các nơi khác để truyền bá thông tin sai lệch và đe dọa kẻ thù giả tưởng của họ.

Thứ ba, yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao kiểm tra nghiêm ngặt việc cấp thị thực du lịch và công tác đến Mỹ cho phóng viên của những hãng truyền thông kể trên. Nội dung này được đưa vào dự luật trong mục “Ý kiến ​​Quốc hội”.

Ngay cả “Đại Công Báo” cũng biết sức mạnh của “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. Ngày 29/9, tờ báo này đưa tin, Dự luật nhân quyền Hồng Kông của Quốc hội Mỹ sẽ đưa tất cả các phóng viên “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo”, các quan chức và nhân viên hành pháp “đàn áp dân chủ và nhân quyền” vào danh sách kiểm tra thị thực nhập cảnh, “có khả năng bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ và bị đóng băng tài sản tại Mỹ”.

Sau đó, hai phương tiện truyền thông này (cùng thuộc về tập đoàn truyền thông Đại Công-Văn Hối) đã đưa ra “tuyên bố nghiêm túc” bảo vệ “tự do báo chí”, bị cư dân mạng chế giễu là ‘tiêu chuẩn kép’ của truyền thông Cộng sản, hô hào “tự do báo chí” khi bị trừng phạt và tự cho là chính nghĩa khi tước quyền “tự do báo chí” của người khác.

Cũng có cư dân mạng nói rằng: “Không thể để những phương tiện truyền thông Cộng sản không biết điểm dừng này lừa gạt khắp nơi”.

Cũng có người cho rằng: “Có người không biết xấu hổ mà nói về ‘tiêu chuẩn kép’ trong tự do tin tức, Trung Quốc hãy dỡ bỏ lệnh cấm báo chí trước tiên! Để tin tức trên phương tiện truyền thông toàn thế giới có thể vào Trung Quốc, để các nhà báo ra vào và phỏng vấn tự do, sau đó hãy thảo luận về tiêu chuẩn này với chả tiêu chuẩn nọ!”.

Tại sao “Đại Công Báo” bị Mỹ chú ý

Lý do “Đại Công Báo” bị Mỹ chú ý, ngoài những điểm xấu trong quá khứ và là tiếng nói của ĐCSTQ, tờ báo còn liên quan đến việc hãm hại nhân viên ngoại giao Mỹ tại Hồng Kông hồi tháng 8, thậm chí còn liên quan trực tiếp đến việc công bố thông tin cá nhân, hành động này khiến giới chính trị Mỹ phẫn nộ.

Hồi tháng 8, “Đại Công Báo” đã công bố bức ảnh về cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo nhóm chính trị Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông Julie Eadeh với các nhà hoạt động xã hội như Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), và tiết lộ lý lịch cá nhân của Eadeh cùng tên con cô. Bài báo còn nói những bức ảnh trên là bằng chứng về thế lực nước ngoài kích động bạo loạn tại Hồng Kông.

Tuy nhiên, các nhà chính trị Hồng Kông tiết lộ rằng, đại sứ quán nước ngoài tại Hồng Kông thường gặp gỡ các Đảng phái và cá nhân chính trị khác nhau để hiểu tình hình Hồng Kông. Trên thực tế, một số nghị viên của Đảng thân Cộng cũng đã gặp gỡ nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với AFP rằng: “Ví dụ, cùng ngày với bài báo này [Đại Công Báo], các nhà ngoại giao của chúng tôi cũng đã gặp gỡ các nghị viên phe thân Bắc Kinh và phe dân chủ, ngoài ra cũng gặp mặt doanh nhân và đoàn lãnh sự quán Hoa Kỳ”.

Vì sao Mỹ muốn trừng phạt tờ “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” của Hồng Kông? (ảnh 2)
Đối với sự việc của “Đại Công Báo”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus phê bình ĐCSTQ là chính quyền côn đồ. (Ảnh: Getty Images)

Chu Minh, nhà bình luận về vấn đề thời sự ở New York nói rằng, “Đại Công Báo” viết bài không đúng sự thật và có ý hãm hại nhằm mục đích kích động dư luận một cách ác ý, cho Hoa Kỳ là thế lực đen tối đứng sau các cuộc biểu tình Hồng Kông, tìm cách biện minh cho sự trấn áp hoặc bôi nhọ.

ĐCSTQ ngày càng có xu hướng mô tả trên các phương tiện truyền thông rằng, biểu tình phản đối dự luật dẫn độ là kết quả của sự can thiệp của thế lực phương Tây, nhưng ngoài việc trích dẫn lời một số chính trị gia phương Tây, không cung cấp thêm được bằng chứng liên quan nào.

“Đẩy tiếng xấu cho thế lực nước ngoài là cách làm quen thuộc của ĐCSTQ”. Chu Minh nói, “nhưng lần này chính phủ Mỹ khác với trước đây, dám so sánh thực hư với ĐCSTQ”.

Sau khi “Đại Công Báo” công bố thông tin về nhân viên Đại sứ quán Mỹ và gia đình cô, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói: “Tôi không cho rằng việc tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh và tên con cái của một nhân viên lãnh sự quán Mỹ… là một bước đàm phán, đây là những gì chính quyền côn đồ làm”.

Tuy nhiên, “Đại Công Báo” không hề ngừng lại, khi biết rằng có thể bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt, cuối tháng 9, họ lại đăng bài lặp lại những lời xuyên tạc về nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Hồng Kông.

“Đại Công Báo” không ngừng đổi trắng thay đen trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ

“Đại Công Báo” là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tại Hồng Kông, không ngừng đưa tin sai sự thật về phong trào phản đối dự luật dẫn độ, dưới đây là một vài ví dụ:

Đầu tiên, “giành” báo cáo về việc cựu nghị viên Hội Lập pháp Hà Quân Nghiêu bị tấn công. Sáng ngày 6/9, có tin tức về việc Hà Quân Nghiêu bị tấn công trên đường phố, tuy nhiên tờ “Đại Công Báo” thậm chí còn đưa tin Hà Quân Nghiêu bị ám sát một ngày trước khi vụ việc xảy ra.

Cư dân mạng chụp ảnh màn hình và phát hiện trang Facebook của “Đại Công Báo” có tin tức độc quyền sớm nhất về vụ ám sát Hà Quân Nghiêu vào lúc 8 giờ tối ngày 5/9. Sau khi sự việc xảy ra, “Đại Công Báo” đưa ra tuyên bố rằng tài khoản quản trị viên Facebook nghi ngờ bị xâm phạm và sửa đổi thời gian đăng bài, tờ báo lên án mạnh mẽ điều này. Rõ ràng, tuyên bố thanh minh của “Đại Công Báo” rất khó thuyết phục.

Vì sao Mỹ muốn trừng phạt tờ “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” của Hồng Kông? (ảnh 3)
Sáng ngày 6/9, có tin tức về việc Hà Quân Nghiêu bị tấn công trên đường phố, tuy nhiên tờ “Đại Công Báo” thậm chí còn đưa tin Hà Quân Nghiêu bị ám sát một ngày trước khi vụ việc xảy ra. (Ảnh: Epoch Times)

Thêm nữa, ngay cả khi kết quả cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông trên thực tế phe thân chính quyền đã bị đánh bại, tiêu đề của “Đại Công Báo” đều là “phe thân chính quyền cương quyết chống bạo động, tỷ lệ phiếu bầu tăng 55%”.

Cư dân mạng nhận xét rằng, “vẫn là ‘Đại Công Báo’ lợi hại! Báo cáo như vậy độc giả sẽ nghĩ rằng phe thân chính quyền thắng lớn?”.

Kết quả thực sự của bầu cử Hồng Kông là phe thân Bắc Kinh bị đánh bại, phe dân chủ thắng lớn. Với tỷ lệ cử tri cao, cũng là lần đầu tiên phái dân chủ giành chiến thắng áp đảo ở nhiều khu vực bầu cử và giành được phần lớn số ghế trên toàn Hồng Kông (389 ghế), trong khi phe Kiến Chế và phe Hương Sự bị thất bại thảm hại (59 ghế).

Cuộc bầu cử Hội đồng quận tháng 11 tại Hồng Kông được coi là sự thể hiện ý kiến chung của dư luận Hồng Kông, với tỷ lệ cử tri trên 70%, cao nhất trong lịch sử, đây cũng được xem là cuộc trưng cầu dân ý về chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của ĐCSTQ.

Vì sao Mỹ muốn trừng phạt tờ “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” của Hồng Kông? (ảnh 4)
Ngay cả khi kết quả cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông trên thực tế phe thân chính quyền đã bị đánh bại, tiêu đề của “Đại Công Báo” đều là “phe thân chính quyền cương quyết chống bạo động, tỷ lệ phiếu bầu tăng 55%”. (Ảnh: Epoch Times)

Chuyên gia kiểm kê phương tiện truyền thông Cộng sản tại Hồng Kông

Nhà kinh tế học Mỹ Thanh Liên đã theo dõi truyền thông Hồng Kông trong một thời gian dài. Bà từng tiết lộ về tình hình thực tế truyền thông Hồng Kông bị ĐCSTQ xâm nhập trong một bài báo năm 2011.

Bà cho rằng hiện tại ở Hồng Kông, truyền thông thân ĐCSTQ được chia thành hai loại. Một là truyền thông có nguồn gốc trực tiếp từ Trung Quốc, như “Đại Công Báo”, “Văn Hối Báo”, “Thương Báo Hồng Kông”, Phoenix TV, Sing Tao News Group, Châu Á TV v.v.

Người đứng đầu loại phương tiện truyền thông này trước những năm 1990 là do Đảng viên ngầm của ĐCSTQ tại Hồng Kông phụ trách. Ví dụ, Lý Tử Tụng là người phụ trách “Văn Hối Báo” trong nhiều năm. Tuy nhiên, kể từ khi Hồng Kông được trả về năm 1997, hầu hết người phụ trách do Bắc Kinh trực tiếp sắp xếp.

Chẳng hạn, người phụ trách kiêm chủ tịch “Văn Hối Báo” do Tân Hoa Xã trực tiếp phái tới: Trương Quốc Lương (Ủy viên Hiệp hội chính trị toàn quốc) và Vương Thụ Thành (Giám đốc Thông tấn Tân Hoa Xã Chi nhánh Bắc Kinh, Tổng biên tập “Báo tham khảo Kinh tế”) thay phiên phụ trách.

Điều đáng nói là “Đại Công Báo” và “Văn Hối Báo” đã tuyên bố sáp nhập vào tháng 2/2016, do chủ tịch kiêm người phụ trách hiện tại của “Đại Công Báo” Khương Tại Trung giữ chức chủ tịch tập đoàn. Khương Tại Trung vốn là người đứng đầu Chi nhánh Tân Hoa Xã Nội Mông và là cựu Cục trưởng Cục dịch vụ Tân Hoa Xã.

“Đài Á Châu Tự do” (RFA) đã tiết lộ thông tin nội bộ, hiện tại trong biên chế thì Khương Tại Trung vẫn thuộc về Tân Hoa Xã.

Một loại phương tiện truyền thông khác ở Hồng Kông có xu hướng thân Cộng, như TVB, Oriental Press Group và Metro Radio. Trước khi “Hồng Kông trở về” năm 1997, từng có thời kỳ văn nhân viết báo ở Hồng Kông, vào thời điểm đó, Hồng Kông được hưởng tự do báo chí hoàn toàn. Nhưng sau khi Hồng Kông trở về, giới đại gia kinh doanh Hồng Kông đột nhiên có sở thích đầu tư vào truyền thông, nhiều người bắt đầu mua phương tiện truyền thông.

Về mục đích của việc làm này, giáo sư Lý Kim Thuyên trong một buổi tọa đàm tại trường Đại học Thành phố Hồng Kông nói rằng, “giúp Bắc Kinh xử lý một số pháo đài ngôn luận khó nhằn”. Các văn nhân làm báo đã dần bị thay thế bởi các doanh nhân làm báo. Các doanh nhân thân Cộng và các hiệp hội thân trung ương dần chiếm lĩnh dư luận Hồng Kông. Về tổng quan, ông chủ hoặc lãnh đạo cấp cao của phần lớn các phương tiện truyền thông “chủ lưu” ở Hồng Kông đều được bổ nhiệm làm quan chức trong nước hoặc chính quyền Đặc khu.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x