Vì sao hòa thượng phải cạo tóc, đôi khi còn có chấm đen trên đầu?

06/10/21, 16:02 Đọc & Suy ngẫm

Phàm là những người xuất gia làm hòa thượng đều phải cạo trọc đầu, trong Phật giáo gọi là xuống tóc. Thế nhưng, tại sao các hòa thượng lại phải cạo tóc để thành đầu trọc? Tại sao lại có những hòa thượng xuất hiện những chấm đen trên đỉnh đầu?

Phàm là những người xuất gia làm hòa thượng đều phải cạo trọc đầu, trong Phật giáo gọi là xuống tóc. (Ảnh: Tundra Ayurveda)

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, tại vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ có một bộ tộc tên là Sakya (Thích Ca), Thái tử của bộ tộc Siddhartha Gautama (Tất đạt đa Cồ đàm) đã rời bỏ cung vàng điện ngọc để vào núi sâu tu hành. Bảy năm sau đó, Ngài giác ngộ thành Phật (với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni) và bắt đầu hồng truyền Phật Pháp ở lưu vực sông Hằng, thu nhận lượng lớn các đồ đệ. 

Phật giáo nhìn nhận rằng thế giới là huyễn tượng, nhân sinh đau khổ trầm luân, chỉ bằng cách đoạn trừ hết thảy những phiền não, tu hành thành Phật, mới có thể vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời gian đầu thuyết pháp đã tự tay xuống tóc cho Tôn giả Ca Diếp và 5 người khác, ngụ ý muốn tiếp nhận bọn họ làm đồ đệ.

Hòa thượng xuống tóc có 3 ý nghĩa trọng đại

Thứ nhất, theo quan điểm của Phật giáo, tóc đại diện cho vô số phiền não và thói hư tật xấu của con người. Như vậy khi cạo tóc cũng giống như cắt bỏ đi những phiền não và ma tính của con người.

Thứ hai, cạo tóc cũng chính là loại bỏ đi sự kiêu ngạo cùng tất cả những lo toan của thế tục, toàn tâm toàn ý tu hành. Người cổ đại đều rất coi trọng đối với mái tóc, bởi họ cho rằng tóc là do cha mẹ ban cho, cần phải được giữ gìn, không thể làm tổn hại, nếu không sẽ là bất kính đối với cha mẹ. Tuy nhiên, Phật giáo lại yêu cầu đoạn dứt loại tình cảm thân quyến này, vì vậy cần thiết phải cạo tóc.

Thứ ba, cạo tóc là để dễ phân biệt với các giáo phái khác. Vào thời điểm đó, tại Ấn Độ có thể nói là giáo phái mọc lên như rừng, việc cạo tóc có thể giúp người khác nhận ra đó là người tu trong Phật giáo. Bởi vậy, cạo tóc đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trước khi gia nhập Phật môn.

Khi Phật giáo mới truyền nhập vào Trung Quốc, các loại nghi lễ vẫn chưa phát triển, vì vậy chỉ cần cạo tóc và mặc quần áo vải thô giống như áo cà sa là có thể trở thành hòa thượng. Tuy nhiên, trên đỉnh đầu một số hòa thượng lại xuất hiện vết sẹo do chấm hương tạo thành, đây chính là một dấu hiệu rõ ràng để phân biệt người xuất gia tại Hán địa và thế giới bên ngoài.

Cũng vì thế, nhiều người đã nhầm lẫn rằng bất cứ hòa thượng nào cũng cần phải chấm hương trên đầu. Hơn nữa một số bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình diễn cảnh về thời Đường – Tống, cũng xuất hiện các hòa thượng với vết chấm hương trên đầu. Phàm là người có chút kiến thức lịch sử về Phật giáo đều cảm thấy vô cùng buồn cười, cũng hiểu được rằng rất nhiều người đã bị hình tượng hòa thượng trên màn ảnh lừa gạt.

Trên thực tế, vết chấm hương này không phải là một nét đặc trưng của Phật giáo, trong giới luật cũng không có quy định về vấn đề này. Ngoại trừ các hòa thượng người Hán, thì các tăng nhân thuộc các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và trên thế giới là không có vết sẹo này. Ngay cả những người Hán xuất gia trước thời Tống, cũng sẽ không có vết chấm hương trên đầu.

Chấm hương trên đầu của hòa thượng giống như một biểu tượng của thân phận và địa vị, cũng là biểu hiện của cấp bậc. (Ảnh: iFuun)

Chấm hương trên đầu có từ khi nào?

Tập tục chấm hương trên đầu được cho là có nguồn gốc từ triều đại nhà Nguyên. Vào thời đó, có vị hòa thượng tên Chí Đức (1235-1322) được Hoàng đế Hốt Tất Liệt hết mực coi trọng. Để thể hiện lòng thành kính tín ngưỡng đối với Phật Pháp, hòa thượng này đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm đen. Hành động này của ông lập tức nhận được sự tán thưởng của Hoàng đế.

Sau này trong khi truyền giới, hòa thượng Chí Đức quy định người thọ giới Sa di sẽ chịu 3 chấm hương, thọ giới Tỳ kheo chịu 12 chấm hương, giống như một lời thề tuân thủ suốt đời. Theo thời gian, phong tục này trở nên thông dụng và được lưu truyền về sau, trở thành một biểu trưng cho thân phận.

Đây có thể được coi là một tập tục không tốt làm tổn hại thân thể, là “đặc sản” của văn hóa Phật giáo ở đất người Hán. Từ đây chúng ta cũng có thể thấy, Phật giáo phát triển đến giai đoạn sau này, “tín ngưỡng đại chúng” có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với những “tinh anh văn hóa” được truyền thừa bởi một số ít các nhà tư tưởng (nhà Phật học).

Hòa thượng Chí Đức “phát minh” ra tập tục chấm hương trên đầu, căn bản không thể được tính là một nhà Phật học, nhưng phát minh không tốt này của ông lại được lưu truyền rộng rãi và sâu rộng về sau, mặc dù so với học thuyết của nhà sư Huệ Năng hay bất kỳ cao tăng nổi tiếng nào cũng đều không thể sánh được.

“Giới sẹo” của hòa thượng giống như một biểu tượng của thân phận và địa vị, cũng là biểu hiện của cấp bậc. Tiểu hòa thượng mới cạo tóc, trải qua vài tháng huấn luyện tân sinh, sẽ được tham gia một bài kiểm tra đơn giản. Sau khi vượt qua, lão hòa thượng trong chùa sẽ dùng cây hương chấm một vết đầu tiên lên đầu, gọi là “thanh tâm”, với ý nghĩa vượt qua cửa ải “thanh tâm quả dục”.

Trong vòng một hoặc hai năm tiếp theo, nếu những hòa thượng này có biểu hiện tốt, tương đối “thanh tâm quả dục”, không bị ràng buộc bởi thế tục, chú tâm tụng niệm kinh sách, thì có tư cách nhận được chấm hương thứ hai, gọi là “nhạc phúc” (không tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian).

Nói chung, nếu thuận lợi, một số lão hòa thượng trong chùa phần lớn có thể có được 5 hoặc 6 chấm hương; trụ trì của các ngôi chùa quan trọng như Thiếu Lâm Tự, Thanh Chân Quan hay Long Phát Đường có thể có 8 hoặc 9 chấm hương của cấp bậc “hòa thượng cao cấp” hoặc “hòa thượng đặc cấp”.

Tuy nhiên, chấm hương thứ 10 không phải hòa thượng bình thường nào cũng có khả năng có được, ngoại trừ Đạt Ma sư tổ, lục tổ Huệ Năng ra, thì hòa thượng có được 10 chấm hương này không quá con số 5. Chấm hương cũng không nhất thiết ở trên đầu, trên thân cũng có thể có, chẳng hạn như ở cánh tay.

Chỉ có điều, nói đi cũng phải nói lại, người chân chính xuất gia kỳ thực cũng không cần phải dựa vào những vết sẹo tổn hại thân thể này để chứng minh mình một lòng hướng Phật. Dù sao, mắt Thần như điện, không nơi nào không có Thần Phật, há lại không biết một người đối với Thần Phật có một lòng tôn kính hay không?

Tuệ Tâm (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x