Vì sao con trẻ càng quản càng không nghe lời? Đó là bạn không làm được 2 từ này
Dạy dỗ con cái là cả một “nghệ thuật” đối với các bậc cha mẹ. Vậy nên, trong quá trình quản giáo, dạy dỗ con, cha mẹ cũng phải học bao điều. Nếu phương cách dạy con của bạn cảm thấy không hiệu quả, đứa trẻ càng quản càng không nghe lời, thì hãy nên xem lại. Liệu bạn có đang mắc những lỗi này?
Dạy dỗ con bằng đòn roi
Dạy dỗ con cái, nghiêm khắc một chút mới tốt hay khoan dung một chút mới tốt đây? Đó là điều mà các bậc cha mẹ còn thắc mắc.
Nhiều người có quan điểm truyền thống rằng, có đòn roi mới ra hiếu tử, không đánh không thành tài. Cho nên mới xuất hiện nhiều “hổ mẹ, lang cha”. Các bậc cha mẹ này áp dụng vô cùng nghiêm khắc, thậm chí rất hà khắc. Nhưng mà, dạy dỗ nghiêm khắc, chưa chắc mang lại hiệu quả.
Nhiều quy tắc
Roi vụt dưới da tất ra hiếu tử, giáo dục nghiêm khắc nhiều khi mang đến kết quả, thông thường lại ngược lại với kỳ vọng của cha mẹ, nhìn ví dụ phía dưới bạn sẽ biết.
Dưỡng thành một thiếu niên phạm tội
Xem qua vụ án về một thiếu niên, theo lời cậu ta nhớ lại, trong thời gian học trung học cơ sở, ở trường học biểu hiện rất không tốt. Thầy cô giáo thường xuyên bảo cậu gọi cho phụ huynh; cha mẹ mỗi lần như vậy, chưa kịp hỏi nguyên nhân đã la mắng cậu, có khi thậm chí vung tay đánh.
Mỗi buổi sáng trước lúc đến trường, cha mẹ cậu đều dặn một câu “đừng ở trường mà quấy rối; không được ..”. Hơn nữa, một khi phạm phải sai lầm, người mẹ liền lải nhải cả ngày, có khi còn nổi nóng, nói lời khó nghe, nào là “học dốt”, “sớm muộn gì cũng vào ngục giam”. Càng nói nhiều, cậu càng nghe càng chán, vì vậy sản sinh tâm lý đối nghịch. Cha mẹ nói đằng đông, cậu nói đằng tây. Không ngờ rằng, cuối cùng cứ như vậy thật: “học dốt”, “vào ngục giam”. Trên thực tế đây chẳng phải là bổn ý của người mẹ hay sao?
Cha mẹ dùng loại nguyền rủa này làm phương thức “nghiêm quản”, đối với con trẻ là thương tổn lớn, loại này là thường thấy trong các gia đình. Dần dà, đứa trẻ chịu nhiều kích động xấu, không có được sự khích lệ tốt đẹp, các vấn đề bị cường điệu hóa, trầm trọng hơn là xuất hiện những tâm lý và hành vi bất ổn, thậm chí là “vò đã mẻ lại sứt”, rời bỏ gia đình, dẫn đến vi phạm pháp luật.
Một cuộc điều tra khiến cha mẹ suy nghĩ xem xét lại
Có một cuộc điều tra trẻ em vị thành niên phạm tội, kết quả cho thấy, có đến 42,3% đứa trẻ tỏ vẻ “hận cha mẹ của mình”. Hỏi nguyên nhân vì sao? Theo tỷ lệ từ cao xuống thấp theo thứ tự là: “Không hiểu con” (50,7%); “Không quan tâm đến cảm nhận của con” (46,6%); “Không cho con làm chuyện con thích” (45,6%); “thường xuyên trách mắng con” (34%); “bắt buộc con làm điều không thích” (29,4%); “Trong cuộc sống mặc kệ không hỏi han con” (28,7%); “Cha mẹ mâu thuẫn ảnh hưởng đến con” (25,9%); “Con có khó khăn không trợ giúp” (13,4%); “cưng chiều con” (5,8%), “nguyên nhân khác” (9,1%).
Trong các nguyên nhân khiến trẻ hận cha mẹ chúng ta dễ thấy rằng, ở vào thời kỳ trẻ vị thành niên thì ý thức bản thân rất mạnh, có cảm xúc tâm lý của riêng mình, chúng mong muốn được hiểu và tôn trọng. Nhưng sự giám sát của cha mẹ, với thói quen áp đặt con cái, thì đối với chúng là “không hiểu”, “không quan tâm”, “không cho làm” … coi thường quyền lợi là nhân cách độc lập của con cái.
Loại ‘yêu thương’ này chính là lấy mình làm trung tâm, biểu hiện ở hành vi giáo dục chính là “nghiêm quản”, kết quả của nó chính là khó có thể khiến con trẻ sinh ra tình cảm cộng hưởng, trở thành nguồn gốc của lòng “cừu hận” trong trẻ.
Vậy làm sao để khiến con trẻ có thể tâm phục khẩu phục? Có lẽ là đôi khi cũng cần phải buông tay, điều này có khi còn tốt hơn là “khống chế”. Quản giáo con cái, nếu cha mẹ có thể làm được 2 từ “tin tưởng” thì sẽ khiến con trẻ sẽ “hợp tác” tốt hơn rất nhiều.
Bảo An, theo chuansong.me