Vì chinh phục ước mơ mà phải làm việc không công, liệu bạn có dám bước đi?
Người xưa có thể chấp nhận cố gắng cả đời cho dù không có thành quả, người hiện đại thì ngay cả một năm cũng không chịu được! Người trẻ thời nay rốt cuộc sẽ thế nào đây?
Ở một siêu thị lớn, tôi nghe thấy một cuộc đối thoại của hai bố con:
Đứa trẻ hỏi: “Ba, tại sao tay của người kia cầm một quả cầu lớn màu đỏ đứng ở giữa như vậy? Ông ta là ai vậy ba?”.
Người cha đáp: “Người đó … chắc hẳn là ông chủ của siêu thị này”.
“Ông ta là ai?”, đứa trẻ tiếp tục hỏi. “Vì sao ông ta có thể là ông chủ ạ?”
Nghe câu hỏi ngây thơ này, tôi cảm thấy thú vị, bèn dừng lại bên cạnh, nghễnh hai tai lắng nghe, xem xem ông trả lời câu hỏi này như thế nào.
Kết quả, người cha này trả lời như sau …
“Ba không biết ông ta, nhưng ba đoán người này chắc hẳn là người có vận tốt nên gặp may mắn”, người cha nói.
Đứa trẻ nghe xong gật gật đầu.
“Con người phần lớn thành công chính là nhờ thời cơ tốt, vận khí tốt. Ngay lúc thiên thời, địa lợi, nhân hòa, liền làm tới tổng quản lý. Ba hy vọng, con sau này cũng gặp may mắn!”, người cha kia nói tiếp.
Tôi nghe cuộc nói chuyện này thì nhận thấy ông bố kia thực sự nói “đúng trọng tâm”.
Ông đã giúp đứa trẻ hình dung ra thế giới này một cách rất rõ ràng.
Cùng một câu hỏi như vậy, một đứa trẻ hỏi cha mình, thì có người sẽ trả lời hoàn toàn khác …
Có thể người cha sẽ trả lời rằng:
“Người đó, nhất định là rất nỗ lực làm việc! Mỗi ngày đều ngủ không ngon, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Chịu đựng suốt 10 năm như vậy, mới có được thành quả như hiện tại!”.
Tuy nhiên, người cha này kỳ thực cũng không biết rằng, các ông chủ phải như thế nào để có được thành công. Ông ta chỉ biết là do nỗ lực mà được, lại không biết rằng còn có “vận mệnh”.
Mới đây, có vị giáo sư trong một cuộc nói chuyện, đã so sánh sinh viên tốt nghiệp hiện tại và sinh viên tốt nghiệp 30 năm trước, nhận thấy rõ ràng có sự khác biệt.
Cuối cùng, vị giáo sư này nói ra nhận định của mình, khiến tôi rất đồng ý.
Ông nói:
“Người trẻ tuổi hiện đại, chỉ chăm chăm chú trọng vào ‘kết quả’
Còn người trẻ tuổi trước kia, điều họ chú trọng lại chính là ‘quá trình’”.
Ông nói thêm:
“Người trước kia coi trọng niềm đam mê, còn bây giờ thì chỉ toàn là thực dụng.
Người hiện đại chỉ cần có tiền thì cho dù là anh ta ở đâu đến thì anh ta cũng chính là ông lớn, chính là vĩ đại!
Có quyền, có thế, có tiếng, bất luận là bằng cách nào thì đều không quan trọng, chỉ cần nổi danh là được rồi.
Cho nên, một đám đông sẵn sàng đi đường tắt, tìm con đường thăng tiến sao cho thật nhanh chóng, hoặc mong được người nổi tiếng giúp đỡ đôi chút”.
“Họ bây giờ coi sự nỗ lực, niềm vui trong quá trình làm việc là không còn cần thiết.
Bởi nếu một khi nỗ lực mà gặp phải chướng ngại không vượt qua nỗi thì lại sợ bị người khác cười nhạo. Họ chính là sợ khó, sợ thất bại và sợ mất mặt.
Người trước đây có thể làm việc với niềm đam mê, chấp nhận cả đời vô ích không công.
Còn người hiện đại ngay cả một năm cũng không chịu được!”, vị giáo sư nói.
Muốn đạt được lợi ích trong cuộc sống, người hiện đại ngày nay càng ngày càng trở nên “thông minh”.
Họ biết tính toán chi li, sao cho không ảnh hưởng đến con đường thành danh của mình.
Cũng lại nói thêm rằng con người hiện nay, thậm chí là những người có vẻ tràn đầy nghị lực và cố gắng, nhưng khi làm những việc mang tính then chốt, có thể tạo bước ngoặt, thì cũng không thực sự nghiêm túc mà thực hiện.
Ngay cả một năm cũng không nguyện ý chịu khổ, đây chính là đặc thù của người hiện đại.
Còn bạn, bạn có thể chấp nhận vô ích không công để chinh phục niềm đam mê hay không?
Bản thân tôi thì nghĩ rằng, hãy luôn luôn dũng cảm để bước đi. Coi như không có công, nhưng đoạn thời gian này ít nhất cũng không làm … chính mình thất vọng.
Bạn biết chăng thành bại đời người đều là do vận mệnh quyết định, con người không đủ sức để xoay vận càn khôn, thế nên điều họ làm được chính là tận hưởng hành trình mình đã trải qua, không thể thay đổi thế giới nhưng lại có thể thay đổi chính bản thân mình, cậy nhờ bản thân để không phụ bạc chính mình.
Nếu là tôi, khi con trai có hỏi tôi câu hỏi như vậy, thì tôi chắc chắn sẽ trả lời như ông bố đầu tiên.
Bảo An, theo cmoney.tw