Uống ước sao cho đúng cách? 8 nguyên tắc dưỡng sinh bạn cần ghi nhớ
“Mỗi sáng sớm thức dậy uống một ly nước khi chưa ăn gì”, đã trở thành một câu danh ngôn về sức khỏe được lưu truyền rộng rãi. Nhưng theo lý luận y học mà nói, uống nước phải tùy theo từng người, uống nước bừa bãi không chỉ không đạt được hiệu quả dưỡng sinh, ngược lại còn làm cơ thể bị thương tổn.
Sáng sớm uống nhiều nước làm dương khí không tăng lên được
Sáng sớm mặt trời mọc lên từ đằng Đông, dương khí cơ thể cũng bắt đầu tăng lên, nhưng “Mỗi sáng sớm thức dậy uống một ly nước khi chưa ăn gì”, đối với một số người lại là ngăn cản dương khí tăng lên.
Sáng sớm dậy uống một lượng nước lớn đối với một cơ thể cường tráng thì không ảnh hưởng gì lắm, nhưng đối với cơ thể yếu nhược, nhiều bệnh, kinh mạch bế tắc, người thiếu dương khí thì rất bất lợi. Nước là âm tính, đối với sự phát triển của tỳ và phổi thì không có lợi, còn có thể tạo thành trở ngại. Nước vốn là ẩm thấp gây chướng ngại trong quá trình chuyển hóa, sẽ làm tổn hại cơ thể hơn.
Uống nước bừa bãi làm tổn thương lá lách, phổi, thận, dễ hình thành đờm thấp, làm cho trăm bệnh phát sinh. Bởi vậy, phải chú ý đến phương pháp và thời điểm uống nước, uống nước bừa bãi có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Phương pháp uống nước đúng đắn
1. Uống nước trước khi ngủ, có thể ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và trúng gió. Lúc cơ thể thiếu nước, máu sẽ trở nên đặc lại, làm gia tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim. Nhưng trước khi đi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ uống một ly nước, sẽ có tác dụng giảm nguy cơ đáng kể.
Nửa đêm tỉnh dậy uống một lượng nước đun sôi để nguội vừa phải có thể bù vào lượng nước tiêu hao trong quá trình ngủ, có thể làm giảm sự đông đặc của máu, phòng ngừa hình thành tắc động mạch.
2. Ngủ dậy uống nước, có thể phòng táo bón. Buổi sáng uống nước, có thể kích thích dạ dày co bóp. Trước khi đi ngủ có thể để một ly nước ở đầu giường, vừa ngủ dậy liền uống ngay, hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.
3. Uống nước trước khi vận động sẽ rất tốt, không chỉ làm cho lượng nước trong máu được đầy đủ, mà còn cung cấp cho cơ bắp và tế bào càng nhiều dưỡng khí và chất dinh dưỡng. Sau khi vận động ra mồ hôi nhiều có thể uống nước muối nhạt, dùng phương pháp uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
4. Lúc uống rượu nên uống nhiều nước. Rượu có thành phần làm lợi tiểu, khiến cho mạch máu giãn ra, nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ làm cho cơ thể bị thiếu nước. Bởi vậy, lúc uống rượu nên uống nhiều nước, có thể làm giảm sự khó chịu do khát nước sau khi uống rượu gây ra.
5. Lúc nôn nóng, mệt mỏi, uống nước có thể làm tỉnh táo đầu óc. Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, lo nghĩ, nóng nảy hoặc đầu óc mất khả năng tập trung, có thể là biểu hiện của cơ thể bị thiếu nước, lúc này uống ly nước có thể lấy lại sức sống tức thì.
6. Uống quá nhiều nước cũng bằng như không uống. Một lần uống quá nhiều nước sẽ làm tăng nhanh sản sinh nước tiểu, hơn nữa uống nước quá nhanh, dễ gây ra trướng khí. Bởi vậy, tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ một.
7. Uống nhiều nước khi bị bệnh, có thể bổ sung nước do bệnh làm tiêu hao, lại có thể gia tăng bài xuất virus, vi khuẩn.
8. Đun nước khi trời tối, nước sẽ có chất lượng tốt nhất. Bởi vì ống nước cả ngày đã được một lượng nước lớn chảy qua làm sạch rồi, lúc này nước sẽ sạch nhất. Tốt nhất không nên đun nước buổi sáng, bởi vì nước ở yên trong ống sau một đêm, dễ dàng đọng lại các loại dị vật, tạp chất.
Không nên uống những loại nước sôi để nguội có hại sau:
1. Khi đun nước để sôi quá lâu, hoặc đun sôi nhiều lần.
2. Chứa trong bình thủy đã vài ngày, nước không còn tốt để sử dụng.
3. Nước còn sót lại trong nồi đun nước.
4. Nước đun sôi để trong nồi qua đêm, xong lại đun lại.
5. Nước còn lại ở trong nồi hấp.
6. Bình đựng nước rất dễ sinh vi khuẩn. Bình uống nước sau khi mở miệng đều dễ dàng sinh sôi vi khuẩn, cố gắng không để miệng chạm vào bình uống nước.
Chân Chân (Theo Secretchina)