Tuổi 46 – 55 chính là “10 năm nguy hiểm”, làm tốt 4 việc này mới mong trường thọ
Tại sao độ tuổi từ 46 đến 55 lại là “10 năm nguy hiểm”? Nguyên nhân vì đây là độ tuổi gặp áp lực lớn nhất về cuộc sống cũng như trách nhiệm gia đình. Nếu không có phương pháp dưỡng sinh thích hợp, e rằng khó có thể đạt được trường thọ.
Sau 46 tuổi, do tuổi tác, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm, xuất hiện lão hóa, khả năng chịu đựng căng thẳng và chống chọi lại các loại bệnh cũng suy giảm.
Do đó, dưới áp lực kép của công việc nặng nhọc và chức năng cơ thể suy giảm, mọi người có thể dễ dàng mắc các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu làm được tốt 4 điều sau đây, có thể giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh hơn.
1. Thể thao
46 tuổi là thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp. Có nhiều người vì bận rộn với công việc và những giao tiếp xã hội nên không có thời gian tập thể dục, còn thường xuyên ăn nhậu và hấp thụ chất đạm vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
Trên thực tế, tuổi càng cao càng nên chú ý chăm sóc sức khỏe, mới có thể phòng ngừa các loại bệnh tật tìm tới mình.
Kiên trì tập thể dục 1 tiếng mỗi ngày, nếu bận đi làm có thể dậy sớm nửa giờ để đi bộ, ăn cơm tối xong đi bộ nửa giờ đồng hồ, không những có thể tốt cho tiêu hóa, mà còn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Những người thích thể thao thường có tinh thần tốt và trẻ hơn so với những người không thích vận động. Nguyên nhân vì vận động có thể gia tăng tốc độ tuần hoàn máu, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho não và các cơ quan trong cơ thể, từ đó trì hoãn sự lão hóa của tế bào và tăng cường khả năng kháng bệnh.
Video: Người sống thọ có 4 cái “lười”
2. Hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Có nhiều người khi còn trẻ thích thức khuya, thường hai ba giờ đêm mới đi ngủ. Mặc dù khi đó không thấy có ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe, tuy nhiên sau tuổi 46, khi chức năng của các cơ quan không còn tốt như trước, khả năng miễn dịch giảm, dễ dẫn tới mắc phải các loại bệnh tật.
3. Phát triển thói quen ăn uống điều độ, lành mạnh
Có rất nhiều loại bệnh nguyên nhân từ sự ăn uống. Một số người, đặc biệt là nam giới thích hút thuốc và uống rượu, cho dù biết rằng chúng thực sự có nguy hại lớn tới sức khỏe. Hút thuốc gây tổn thương phổi, uống rượu gây hại cho gan. Do đó, khi tới tuổi trung niên nên cai thuốc và hạn chế rượu.
Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo. Có nhiều người sau tuổi trung niên dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường… Những bệnh này chủ yếu đều do chế độ ăn uống không hợp lý gây ra.
4. Giữ gìn tâm thái tốt
Cân bằng cảm xúc tâm lý cũng là điều kiện quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Một số người khả năng chịu áp lực không còn được như lúc trẻ, lại vì áp lực công việc cũng như gia đình ngày càng tăng, làm trạng thái tâm lý trở nên thay đổi, dễ trở nên tiêu cực.
Đây là một trong những nguyên nhân có nhiều người khi tới tuổi trung niên, khi sự nghiệp gặp phải điều không thuận lợi bèn có ý định muốn tự tử. Do đó, duy trì một tâm thái hòa ái và điều chỉnh cân bằng cảm xúc là điều rất quan trọng. Nếu tâm trạng luôn không tốt, sẽ gây tác hại lớn cho cơ thể, nhiều loại bệnh tật cũng từ đó phát sinh.
46 đến 55 tuổi là “10 năm nguy hiểm” của cuộc sống. Khi tới giai đoạn này, mọi người hãy đối xử với chính mình tốt hơn một chút. Chỉ có một cơ thể khỏe mạnh mới có thể gánh vác được trách nhiệm của gia đình, đối mặt với những áp lực trong công việc và cuộc sống một cách tốt hơn.
Nhật Hạ biên dịch