Tuân thủ mệnh lệnh hay sống theo chân lý (P3): Trái lệnh thượng cấp để cứu hơn 6000 người Do Thái

06/11/18, 14:49 Không đặt tên

Trong suốt lịch sử đau thương của nhân loại, điều tuyệt vời là vẫn còn biết bao người lựa chọn sống theo chân lý, sẵn lòng “trái lệnh” thượng cấp, hy sinh tiền đồ để cứu người. Sugihara Chiune là một người như thế. Ông đã chịu mất đi cơ hội thăng tiến để cứu hàng ngàn người Do Thái trong Thế Chiến II.

Ông đã chịu mất đi cơ hội thăng tiến, làm trái lệnh cấp trên để cứu hàng ngàn người Do Thái trong Thế Chiến II. (Ảnh: t/h)
Ông đã chịu mất đi cơ hội thăng tiến, làm trái lệnh cấp trên để cứu hàng ngàn người Do Thái trong Thế Chiến II. (Ảnh: t/h)

Sugihara Chiune và mệnh lệnh từ thượng cấp

Ông Sugihara Chiune (1/1/1900 – 31/7/1986) là một nhà ngoại giao người Nhật, từng là Phó tổng lãnh sự Nhật Bản tại Litva năm 1939.

Năm 1939, Sugihara Chiune được đề bạt làm Phó tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Kaunas, Litva. Bề ngoài ông là nhà ngoại giao, nhưng cũng là tai mắt của nước Nhật để theo dõi người Đức và Nga. Thời điểm đó, mặc dù Nhật là đồng minh của Đức nhưng Nhật vẫn luôn nghi ngờ Hitler không hoàn toàn trung thực. Nhiệm vụ của ông là phải phát hiện một khi Đức dự định kế hoạch xâm lược Liên Xô, theo ông kể, điều này phải được báo cáo chi tiết với cấp trên ở cả Berlin và Tokyo. Trước khi nhận nhiệm vụ này tại Litva, Sugihara đã từng cương quyết xin thôi chức vụ Phó Ngoại trưởng tại Mãn Châu để phản đối sự ngược đãi của lính Nhật với người Trung Quốc.

Mùa hè năm 1940, khi quân Đức tiến đánh Ba Lan, hàng ngàn người Do Thái đã chạy trốn sang nước láng giềng Litva. Nhưng đó chỉ là chốn dung thân tạm thời, họ cần phải gấp rút tìm một nơi ẩn náu mới, bởi vì vùng đất nhỏ bé ngày đã bị quân đội Đức và Liên Xô chiếm đóng, chẳng mấy chốc quân Đức sẽ chiếm trọn toàn bộ và họ chẳng còn nơi nào khác để đi. Họ vô vọng vì không một quốc gia nào dám dung chứa những người bị Hitler truy lùng.

Nếu không có thị thực, việc di chuyển sẽ vô cùng nguy hiểm, nhưng đã không có bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận cấp thị thực. Hàng trăm người tị nạn tới đại sứ quán Nhật ở Kaunas, cố gắng có được thị thực để đến Nhật. Tại thời điểm bên bờ vực của chiến tranh này, người Do Thái Litva chiếm một phần ba dân cư Litva tại các đô thị, cũng như phân nửa số dân cư tại các thị trấn. Tổng lãnh sự Hà Lan là Ngài Jan Zwartendijk đã cấp cho một số trong dòng người tị nạn một điểm đến chính thức thứ ba tới Curaçao, một hòn đảo thuộc vùng Caribe và là thuộc địa của Hà Lan, nơi không cần xin thị thực nhập cảnh, hoặc Surinam, nơi giành được độc lập năm 1975 và đã trở thành Suriname.

Chính sách cấp thị thực của Nhật lúc đó cũng rất khắt khe: Người tị nạn cần phải trải qua thủ tục nhập cảnh phức tạp và cần có đủ tài chính. Hầu hết người Do Thái đều không đáp ứng được các tiêu chí này để có thị thực vào Nhật. Sugihara đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản ba lần để xin hướng dẫn và sự đồng thuận. Cả ba lần, đại diện của Bộ trả lời rằng ai được cấp thị thực cần phải có sẵn thị thực cho một điểm đến thứ ba để rời khỏi Nhật Bản, không có ngoại lệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Sugihara đã nhận được mệnh lệnh “phải từ bỏ” người Do Thái của thượng cấp nói riêng và của nước Nhật nói chung.

Quyết định đi ngược lại “mệnh lệnh” của cấp trên và niềm ân hận vì không còn cơ hội để cứu thêm người

Tuân thủ mệnh lệnh hay sống theo chân lý (P3): Trái lệnh thượng cấp để cứu hơn 6000 người Do Thái.2
Sau khi suy nghĩ và bàn bạc với vợ, ông đã bỏ qua mệnh lệnh của cấp trên để cấp thị thực quá cảnh ở Nhật Bản cho những người Do Thái. (Ảnh qua International Documentary Association)

Từ ngày 18/07 đến ngày 28/08/1940, biết chắc rằng những người Do Thái kia sẽ gặp nguy hiểm, sẽ bị Hitler giết hại nếu họ còn ở lại Litva, bất chấp mệnh lệnh từ mẫu quốc, Sugihara đã bắt đầu cấp thị thực theo cách riêng của mình.

Sau nhiều đêm suy nghĩ và bàn bạc với vợ, ông đã bỏ qua mệnh lệnh của cấp trên để trao cho những người Do Thái một tờ thị thực thời hạn 10 ngày quá cảnh qua Nhật Bản. Ông còn chủ động liên hệ với các quan chức Liên Xô để cho những người Do Thái di chuyển sang đất nước mình thông qua tuyến đường sắt xuyên Sibir với giá vé đắt gấp 5 lần giá vé tiêu chuẩn.

Ông đã dành 18 đến 20 giờ mỗi ngày để cấp thị thực cho người tị nạn. Một ngày làm việc ông cung cấp số lượng giấy thông hành tương đương với một tháng làm việc thông thường. Cho đến ngày 04/09 tức là khoảng 1 tuần sau đó, ông buộc phải rời khỏi nhiệm sở. Đến lúc này, hàng ngàn người Do Thái đã được ông cứu mạng. Không chỉ họ mà cả gia đình họ cũng đều đủ tư cách bước lên chuyến tàu sang Nhật.

Với mong muốn cháy bỏng và sự khẩn trương cứu giúp thêm được nhiều người tị nạn hơn nữa, mặc dù không còn được làm việc tại nhiệm sở, Sugihara vẫn tiếp tục viết những tờ giấy thông hành khi ở trong khách sạn. Trong những nỗ lực cuối cùng, có vô số những tập giấy chỉ có dấu lãnh sự đóng khống được chuẩn bị vội vã. Sau khi lên tàu tại nhà ga Kaunas, ông ném những tờ thị thực ra khỏi cửa sổ xe lửa vào đám đông những người tị nạn đang tuyệt vọng, ngay cả khi xe lửa đã đóng cửa. Ngay cả khi đã làm với tất cả trái tim mình, trong giây phút buộc phải rời đi, Sugihara vẫn rất buồn và nói lời xin lỗi bởi không thể giúp gì hơn cho những con người đang tuyệt vọng.

6.000 – 10.000 người Do Thái được Sugihara cứu mạng

Tuân thủ mệnh lệnh hay sống theo chân lý (P3): Trái lệnh thượng cấp để cứu hơn 6000 người Do Thái.3
Những người tị nạn Do Thái đang đợi ở cổng lãnh sự quán của Chiune Sugihara, ở Kovno, Lithuania, vào khoảng năm 1940 (Ảnh qua timesofisrael.com)

Nhiều năm sau, Sugihara nhớ lại: “Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng có lẽ họ không nhận ra số lượng thị thực tôi đã thực sự cấp”.

Trung tâm Simon Wiesenthal Center đã ước tính rằng Sugihara Chiune đã cấp thị thực quá cảnh cho khoảng 6.000 người Do Thái và khoảng 40.000 con cháu của những người tị nạn Do Thái ấy vẫn còn sống ngày hôm nay nhờ hành động của ông.

Vợ ông và người con trai cả ước tính ông đã cứu được 10.000 người Do Thái khỏi cái chết chắc chắn, trong khi giáo sư Đại học Boston Hillel Levine cũng ước tính rằng ông đã giúp “khoảng 10.000 người”, nhưng sau đó số lượng người sống sót đến phút cuối là ít hơn. Không phải ai nhận được thị thực từ ông cũng được cứu. Không ít người Do Thái đã nhận được thị thực của Sugihara nhưng không có cơ hội rời khỏi Litva lúc đó, họ bị những người Đức xâm lược Liên Xô vào ngày 22/6/1941 bắt lại và bỏ mạng trong vụ thảm sát Holocaust.

Tuân thủ mệnh lệnh hay sống theo chân lý (P3): Trái lệnh thượng cấp để cứu hơn 6000 người Do Thái.4
Học sinh trường tiểu học Mir Yeshiva, ở Thượng Hải sau khi thoát khỏi Thế chiến II châu Âu thông qua thị thực được cấp bởi nhà ngoại giao Nhật Bản Chiune Sugihara. (Ảnh qua timesofisrael.com)

Khi phải làm trái “mệnh lệnh” ông đã phải hy sinh sự nghiệp, nhưng cuối cùng, không chỉ người Do Thái, chính tổ quốc, đồng bào, dân tộc đã vinh danh ông

Những ngày tháng sau đó, Sugihara bị thuyên chuyển công tác nhiều lần. Gia đình ông còn bị quân đội Liên Xô giam giữ trong 18 tháng và cuối cùng trở về Nhật với thông báo: Hủy tư cách Nhà ngoại giao vì “sự cố ở Litva”. Sugihara đã phải vất vả vật lộn với cuộc sống mưu sinh nuôi sống gia đình và những nỗi đau liên tiếp kéo đến khi hai người con của ông lần lượt qua đời. Về sau, ông buộc phải sống cuộc đời lặng lẽ ở Nga, xa gia đình và xa quê hương.

Mọi chuyện cứ thế lặng lẽ trôi qua cho đến 45 năm sau, những người Do Thái tị nạn được ông cứu sống đã nỗ lực đề nghị Chính phủ Israel trao tặng cho Sugihara Chiune giải thưởng “Người ngoại quốc công chính” vì sự dũng cảm và hành động trượng nghĩa mà ông đã làm. Tuy nhiên, lúc này Sugihara đã quá yếu để tới Israel nên vợ ông và con trai út Nobuki đã chấp nhận thay mặt ông nhận vinh dự này. Sugihara và con cháu của ông đã được trao quốc tịch Israel vĩnh viễn.

Sugihara qua đời vào một năm sau khi được trao danh hiệu. Ngày 31/07/1986, một đoàn ngoại giao Do Thái bao gồm cả đại sứ Israel tại Nhật Bản đã viếng thăm tang lễ của vị ân nhân dân tộc mình. Đến lúc này, hàng xóm của gia đình mới biết được câu chuyện thực sự của Sugihara.

Chiune Sugihara được mệnh danh là Schindler của Nhật Bản, vì cách hành xử nhân đạo của ông trong quá trình giúp đỡ người Do Thái thoát khỏi sự diệt chủng của Phát xít Đức tại Litva. Tên ông được đặt cho đường ở Litva, Israel, công viên ở Jerusalem, tiểu hành tinh bảo tàng. Nơi ông sinh thành được xây dựng thành khu tưởng niệm. Bảo tàng mang tên Sugihara House Museum được đặt tại Kaunas, Litva. Hội đường Bảo thủ Đền Emeth, ở Chestnut Hill, Massachusetts, đã xây dựng một “Vườn Tưởng niệm Sugihara” và tổ chức một buổi hòa nhạc tưởng niệm Sugihara thường niên.

Khi vợ ông, Yukiko tới Jerusalem vào năm 1998, bà đã gặp được những người Do Thái sống sót. Trong dòng nước mắt tuôn trào, họ chỉ cho bà những tờ thị thực đã ngả vàng mà chồng bà đã ký.

Năm 2000, chính phủ Nhật Bản đã tôn vinh ông vào lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ông. Năm 2002, một đài tưởng niệm Sugihara đã được xây ở Little Tokyo, Los Angeles, California và được dâng tặng với sự tham dự của các tổng lãnh sự từ Nhật Bản, Israel, Litva, cùng các quan chức thành phố Los Angeles và con trai của Sugihara, Chiaki Sugihara. Đài tưởng niệm được mang tên “Chiune Sugihara Memorial, Hero of the Holocaust” miêu tả một Sugihara có kích thước như người thật ngồi trên một chiếc ghế dài, giữ một quyển thị thực trong tay và được đi kèm với một câu trích từ kinh Talmud: “Ông ấy, người cứu một mạng sống, người cứu toàn thế giới” (“He who saves one life, saves the entire world”). [16] 

Đài tưởng niệm Chiaki Sugihara ở California.
Đài tưởng niệm Chiaki Sugihara ở California. (Ảnh qua Tsem Rinpoche)

Ông cũng được truy tặng Thập giá Chỉ huy với Ngôi sao của Tước hiệu Polonia Restituta vào năm 2007, và Thập giá Chỉ huy Tước hiệu Tài trí của Cộng hòa Ba Lan bởi Tổng thống Ba Lan vào năm 1996. Ngoài ra, trong năm 1993, ông được trao Thập giá Cứu thế của Litva. Ông được truy tặng Giải thưởng Sakura do Trung tâm Văn hóa Nhật Bản Canada (JCCC) ở Toronto vào tháng 11/2014.

Tuy nhiên ngay sau Thế Chiến II, cho tới tận bây giờ, rất nhiều “mật lệnh” tàn ác đi ngược lại luân lý, lương tâm vẫn tồn tại… Ai đó đã, đang và sẽ còn phải đối diện với lựa chọn của cuộc đời mình…

Trong suốt Thế Chiến II, biết bao người hùng của nhân loại đã đi ngược dòng cái ÁC để làm việc THIỆN, cứu người. Họ dũng cảm cứu người, những con người xa lạ, họ không bận tâm tới sống chết của bản thân, tới công danh sự nghiệp, và đôi khi là cả những đe dọa tới hạnh phúc của người thân và gia đình. Vẫn tồn tại những người như thế dù cả thế giới quanh họ không thế. Điều mà họ để lại không chỉ là những sinh mệnh được cứu, mà là di sản, là niềm cảm hứng bất tận về cái THIỆN, về chân lý và đạo lý làm người; để lại cho chúng ta niềm tin vào Nhân – Quả nơi thiện ác tất báo.

Sau Thế Chiến II cho tới tận bây giờ, biết bao mật lệnh tàn ác vẫn tồn tại, vẫn đang âm thầm diễn ra. Xa xôi là câu chuyện về những người lính Đức đã tuân thủ mật lệnh giết đồng bào. Gần nữa là câu chuyện về những người lính Syria xả súng vào đồng bào những năm đầu thập kỷ này (2011)… Gần hay xa, những người lính buộc phải lựa chọn tuân thủ mật lệnh bạo ngược đó đều đã và đang phải đứng trước tòa án với tội danh “tội ác chống lại loài người”.

Và giờ đây, vẫn còn đó những cuộc diệt chủng, những tội ác vẫn chưa được tuyên án: tội diệt chủng người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, tội diệt chủng người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Hàng trăm, hàng ngàn người lính vẫn qđang hàng ngày tuân thủ mật lệnh bạo ngược để đàn áp đồng bào của mình chỉ vì sự khác biệt trong niềm tin vào Thần, vào tín ngưỡng; những người chỉ tha thiết muốn trở thành người tốt hơn, không màng danh lợi, chính trị của xã hội này.

Cuối cùng, chúng ta là ai, chúng ta muốn trở thành ai, chúng ta muốn sống trong một thế giới như thế nào là do chúng ta lựa chọn. Con người, quốc gia, dân tộc yếu đuối hay mạnh mẽ, vĩ đại hay thấp hèn, rốt cuộc là do chính chúng ta lựa chọn…

Hồng Ngọc

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Tu thân

    Tu thân

x