Tu luyện bản thân

20/08/12, 01:01 Chưa phân loại


TẬN HƯỞNG SỰ THANH BÌNH: Người dân New York luyện bài tĩnh công của Pháp Luân Công tại một công viên trong thành phố. Trọng tâm của môn tập là quá trình tự đề cao bản thân, hay gọi là “tu luyện”, khiến nó thực sự là môn tu luyện tâm tính và bản thể.

Tu luyện bản thân

Nhìn vào bức tranh về Pháp Luân Công và lịch sử của nó, người ta có thể nhìn thấy nhiều điều không được báo chí nhắc đến.

Pháp Luân Công là môn rèn luyện tinh thần cổ xưa trong Phật gia của Trung Quốc. Môn tập này bao gồm những bài giảng về đạo đức, một bài tĩnh công, và bốn bài công pháp nhẹ nhàng thực sự độc đáo và là một cách rất dễ chịu để nâng cao sức khỏe và năng lượng.

Cốt lõi của Pháp Luân Công là các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn (trong tiếng Hán là Chân 真 Thiện 善 Nhẫn 忍). Pháp Luân Đại Pháp giảng rằng đó chính là những đặc tính cơ bản nhất của vũ trụ, và lấy nó làm chỉ đạo trong tu luyện và cuộc sống hàng ngày.

Theo lời giảng của ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, “đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện.”

Pháp Luân Công cũng thường được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”. Vào năm 1999, Pháp Luân Công đã trở thành môn tập phát triển nhanh và mạnh nhất ở Trung Quốc, nếu không nói là trong lịch sử thế giới. Chỉ trong vòng bảy năm kể từ khi được truyền ra công chúng vào năm 1992, ước tính đã có khoảng 100 triệu người ở Trung Quốc tập Pháp Luân Công.

Các môn tập tinh thần ở châu Á loại này thường được gọi là “tu luyện” hay “tu luyện bản thân” và đó là một phần không thể tách rời của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Rất nhiều môn của Đạo gia, Phật gia, và Nho gia đều phù hợp với tiêu chí này.

Thông qua việc chuyên tâm và kiên định thực hành, các học viên Pháp Luân Công dần đạt được trạng thái vô ngã, có cách nhìn nhận và nhận thức thấu đáo hơn; nội tâm thuần tịnh và cân bằng – đây là những lý do sâu xa hơn để thực sự có được sức khỏe tốt. Cuối cùng người đó sẽ đạt đến trạng thái tinh thần mà trong văn hóa truyền thống phương Đông gọi là “giác ngộ” hay “đắc Đạo”.

Pháp Luân Công mong muốn chuyển hóa nội tâm của bản thân, tuy vậy, nó cũng có ảnh hưởng tích cực đến thế giới bên ngoài, trong đó người học viên trở thành một người nhẫn nại hơn trong gia đình; một nhân viên tận tâm hơn, hay một thành viên tích cực hơn trong xã hội.

Gia đình là quan trọng

Nếu nghe Kate miêu tả về mẹ của cô, bà Susan, trong quá khứ, bạn sẽ nghĩ cô ấy đang thổi phồng sự việc.

“Xét nét. Khó tính. Không bao giờ thỏa mãn. Ích kỷ.”

Đó đều không phải là những yếu tố để tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa hai mẹ con. Vậy mà bây giờ, giữa họ không chỉ đơn thuần là một “mối quan hệ” mà là một tình bạn mà cả hai đều trân quý.

Quay đầu nhìn lại, họ thấy Susan trong quá khứ là một người hoàn toàn khác.

“Pháp Luân Công đã hoàn toàn làm thay đổi mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình chúng tôi,” người mẹ 61 tuổi nghĩ lại và nói. ”Nó giúp tôi nghĩ đến người khác trước, và đặt mình vào vị trí của họ.”

Thông qua việc chắt lọc một loạt những giá trị và tư tưởng của Trung Quốc cổ xưa, Pháp Luân Công mang những tinh hoa của truyền thống Trung Quốc đến với cuộc sống hiện đại.

Do đó Pháp Luân Công đã nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng, bằng công nhận của các quan chức chính phủ và các tổ chức khác nhau. Những người tập Pháp Luân Công cũng nhận được những giải cống hiến tại cộng đồng và nơi làm việc của họ.

Ông Lý Hồng Chí – Người sáng lập pháp môn, đã năm lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông đã được trao tặng giải Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House.

Để tránh trở thành tâm điểm của sự chú ý, ông Lý hướng dẫn việc thực hành tu luyện qua các bài viết và những bài thuyết giảng vào những dịp đặc biệt, thường là các hội thảo của Pháp Luân Công. Ông Lý luôn khẳng định đây là môn tập miễn phí và dành cho tất cả mọi người, vì vậy, tất cả các sách, băng, hình về Pháp Luân Công v.v., đều có thể được xem miễn phí trên Internet. Ngày nay không mấy người biết rằng Pháp Luân Công và những người theo tập đã chính thức được công nhận ở Trung Quốc vào thập kỷ 90, trước khi xảy ra sự thay đổi kịch tích và dữ dội về chiều hướng chính trị vào năm 1999 khi môn tập này bị đàn áp.

Năm 1993, ông Lý được vinh danh “Khí công sư được hoan nghênh” ở Bắc Kinh và được một tổ chức chính thức trao tặng giải thưởng Tiến bộ Khoa học liên ngành. Cùng năm đó, Báo Công an nhân dân – tờ báo chính thức của Bộ Công an Trung Quốc – đã ca ngợi ông Lý về những đóng góp “trong việc đẩy mạnh tinh thần chống tội phạm truyền thống; bảo vệ trật tự an ninh xã hội, và thúc đẩy đạo đức xã hội.”

Năm 1999, các quan chức Trung Quốc còn nghiên cứu cụ thể những lợi ích mà Pháp Luân Công mang lại, ví dụ như; khi trò chuyện với Tạp chí Tin tức & Thế giới Hoa Kỳ, một quan chức ở Ủy ban Thể dục thể thao Quốc gia Trung Quốc tuyên bố rằng: “Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp mỗi người tiết kiệm 1.000 nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm. Nếu 100 triệu người cùng tập môn này, thì sẽ tiết kiệm được 100 tỷ nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm.”

Vị quan chức này cũng tiếp tục lưu ý rằng “Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui mừng vì điều đó.” Ngày nay Pháp Luân Công đang được tập ở hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, với các nhóm tập được mở ra ở nhiều thành phố, công ty, trường học, và ở các môi trường khác. Rất có thể sẽ sớm có một điểm tập công ở một công viên gần nơi bạn ở.

 

 

1

Phật Triển Thiên Thủ pháp

Phần cốt lõi bài công pháp Phật Triển Thiên Thủ pháp, chính là ‘căng’ ‘chùng’, đả thông các kênh năng lượng của thân thể, tạo nên một trường năng lượng mạnh mẽ.

2

Pháp Luân Trang pháp

Bài tĩnh công đứng gồm bốn động tác được giữ nguyên trong nhiều phút, bài công pháp thứ hai này giúp ‘sinh huệ tăng lực’.

3

Quán Thông Lưỡng Cực pháp

Bài công pháp chủ yếu gồm các động tác tay lên xuống nhẹ nhàng, tịnh hóa thân thể nhờ sử dụng năng lượng từ vũ trụ.

4

Pháp Luân Chu Thiên pháp

Bài công pháp này gồm các động tác tay nhẹ nhàng, lên xuống ở ngoài cơ thể, ở đằng trước và sau lưng, bài tập này sửa lại những trạng thái bất thường của cơ thể và tuần hoàn năng lượng.

5

Thần Thông Gia Trì pháp

Đây là bài tập tĩnh công kết hợp với các thủ ấn đặc biệt và tư thế tay để thanh lọc tâm và thân, nó gia trì năng lượng và các công năng.

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x