TT Trump và Thủ tướng Abe sẽ có món quà bất ngờ cho ĐCSTQ vào tháng 10?
Hiện rất nhiều người quan tâm đến sự đối đầu giữa Mỹ-Trung. Họ đang mong chờ “bất ngờ tháng 10” và kết quả cuộc bầu cử Mỹ 2020, đặc biệt là người Hoa sống ở Đại lục, Đài Loan và các nơi khác trên thế giới.
“Những bất ngờ trong tháng 10” sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, mà còn có thể nhanh chóng đẩy mạnh sự leo thang đối đầu Mỹ-Trung, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và số phận của rất nhiều người.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì “bất ngờ tháng 10” do Tổng thống Trump lên kế hoạch đã cho thấy nhiều manh mối. Đó là cuộc tập trận chung giữa Mỹ – Nhật với quy mô lớn sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2020.
Tên của cuộc tập trận là “Thanh gươm sắc bén”, vì vậy “bất ngờ tháng 10” được sắp xếp trước và sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ này có một mục đích rất rõ ràng: Đó là một sự răn đe với hình thức cao nhất về mặt quân sự đối với Bắc Kinh, và ngăn cản ĐCSTQ phát động chiến tranh chống lại Đài Loan.
Đối với nhiều người, điều đáng kinh ngạc nhất của cuộc tập trận này không phải là sức mạnh và sự nghiêm túc mà quân đội Mỹ sẽ thể hiện, mà là sự can thiệp toàn diện của Nhật Bản. Đây thực sự là “thanh kiếm sáng” chính thức đầu tiên của Nhật Bản chống lại Trung Quốc – đặc biệt là ĐCSTQ, kể từ thất bại năm 1945, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trước tình hình trên, không biết liệu chủ tịch Tập Cận Bình có bàng hoàng hay không. Nhưng từ bài phát biểu của ông tại Liên Hợp Quốc, dường như vào thời điểm hai tuần trước ông vẫn có những “hy vọng viển vông” đối với toàn bộ tình hình quốc tế.
Tại sao Nhật lại chọn đưa ra “thanh gươm sáng” vào thời điểm này? Và nó có phải là kết quả của áp lực từ phía Hoa Kỳ không?
Gần đây, Thủ tướng Abe tiết lộ rằng, ông đã thúc đẩy Tổng thống Trump nhận ra mối đe dọa gây ra cho Hoa Kỳ bởi sự gia tăng đáng kinh ngạc của quân đội Trung Quốc. Nói cách khác, cuộc tập trận quy mô lớn này đã được sắp xếp đặc biệt trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Trump kết thúc. Đây là một động thái đặc biệt nghiêm túc từ phía Nhật Bản, ủng hộ Hoa Kỳ cùng sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng quốc tế.
Việc cả hai quốc gia cùng phô diễn “thanh gươm sắc bén” có nghĩa là Hoa Kỳ và Nhật Bản chia sẻ hai sự đồng thuận, hoặc nhận định quan trọng đối với Trung Quốc:
> Thứ nhất: Họ không thể nhượng bộ Tập Cận Bình hơn nữa. Họ nhận ra rằng, cần phải chuẩn bị cho những điều không mong muốn.
> Thứ hai: Sức mạnh quân sự của Đài Loan không đủ để tự vệ. Cho nên thay vì đợi Tập Cận Bình hành động trước, thì Mỹ và Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra “thanh gươm sắc bén” để xua tan tư tưởng độc tài của ông ta, điều này có lợi cho tất cả các nước, kể cả Trung Quốc.
Đây hẳn là một đòn giáng nặng nề đối với Tập Cận Bình, ông ta sẽ phản ứng như thế nào? Và liệu ông có chọn con đường chiến tranh? Tổng thống Trump và thủ tướng Abe không thể không nghĩ đến vấn đề này. Nhưng rõ ràng họ tin rằng, việc tiếp tục dung túng Tập Cận Bình sẽ chỉ mang lại nguy hiểm lớn hơn cho cả thế giới.
Sự kết hợp giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản, cùng với sự hợp tác quân sự toàn diện của các đồng minh khác và Đài Loan, không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực Nhưng nó hỗ trợ đắc lực cho quyết tâm và sự tự tin của Đài Loan trong khả năng tự vệ. Nếu ĐCSTQ muốn bắt đầu chiến tranh, kết quả phải là “trận chiến đầu tiên cũng là trận chiến cuối cùng”.
Logic này sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với người Đại lục. Điều này làm nảy sinh một khả năng khác, đó là liệu nó có gây ra “Bất ngờ tháng 10” ở Trung Quốc hay không? Tức là một vụ việc tương tự như ngày 6/10/1976 tại Trung Quốc Đại lục (bè lũ bốn tên bị bắt).
Tứ nhân bang còn được gọi là “bè lũ bốn tên”. Đó là cụm từ chỉ một nhóm lãnh đạo ĐCSTQ, bị nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cáo buộc là cấu kết với nhau lộng quyền, và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ đại hội X của ĐCSTQ, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, Sau khi Mao Trạch Đông mất. “Bè lũ bốn tên” này là những thành viên hoạt động tích cực nhất trong Đại Cách Mạng văn hóa ở Trung Quốc. Nhóm Tứ nhân bang bao gồm:
> Giang Thanh – 江青、
> trương Xuân Kiều – 張春橋、
> Diêu Văn Nguyên – 姚文元
> Dương Hồng Văn – 王洪文 .
Việc bắt giữ và xét xử Tứ nhân bang được xem như đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Mặc dù nhiều người không dám đặt kỳ vọng như vậy vào tháng 10/2020, nhưng nếu so sánh thế giới vào thời điểm diễn ra “Lễ kỷ niệm Quốc khánh” ở Bắc Kinh năm 2019 và thế giới hiện nay, chúng ta có thể thấy được, tương lai sẽ có nhiều thay đổi.
Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình có một giả định cơ bản, đó là sự đe dọa và dụ dỗ, đặc biệt là các chính sách uy hiếp của ông ta, tất cả đều không mang lại lợi ích. Tập Cận Bình không nghĩ đến cách đối phó một khi chiến lược uy hiếp của mình thất bại, bởi vì ông ấy tin rằng mình có đủ nguồn lực và thời gian để tiếp tục chiến lược này.
Nhưng những thay đổi đột ngột đang diễn ra trên thế giới, dường như rất nhiều thế lực đang hợp nhất lại để đối phó với sự uy hiếp của Trung Quốc.
“Bất ngờ tháng 10” do Tổng thống Trump và thủ tướng Abe lên kế hoạch chính là hiện thân của sự thay đổi đột ngột nói trên, và cũng là biểu hiện của sức mạnh hỗ trợ cho sự thay đổi đột ngột này.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net
Tác giả: Lương Kinh
Việt Anh (t/h)