Truyền thuyết về thanh kiếm 7 nhánh của Nhật Bản

Nếu đến thăm đền Isonokami ở thành phố Nara, Nhật Bản, bạn sẽ thấy một thanh kiếm đặc biệt với 7 nhánh tỏa ra từ thân kiếm. Điều đáng chú ý là thanh kiếm này được rèn không phải để dùng trong chiến đấu, mà được xem như một hiện vật biểu trưng cho mối quan hệ hữu hảo giữa hai vương triều.

Kết quả hình ảnh cho seven branched sword of japan
Thanh kiếm bảy nhánh của Nhật Bản. (Ảnh: Beyond Science TV)

Có những thanh kiếm trở nên nổi danh và đi vào lịch sử như một biểu tượng truyền thuyết vì chúng đóng vai trò quan trọng trong những cuộc chinh phục vĩ đại và những trận chiến đẫm máu. Đó là lý do vì sao không có gì ngạc nhiên khi người ta khám phá ra những chuyện kể ly kỳ khiến chúng ta tin thứ vũ khí này mang trong mình năng lượng bí ẩn.

Thường thì nguồn gốc và mục đích kỳ lạ của những thanh kiếm trong những thiên anh hùng ca được truyền lại qua nhiều thế hệ và siêu năng lực chúng phát ra khi được người chủ sử dụng không chỉ là chuyện thần thoại. Trải qua thời gian, những chuyên gia nghiên cứu tình cờ phát hiện ra những thanh kiếm có thể ẩn chứa di ngôn được truyền kể qua nhiều thế hệ như những câu chuyện xa xưa.

Một trong những thanh kiếm như vậy là thanh kiếm Nanatsusaya no Tachi, hay còn gọi là Kiếm 7 Nhánh của Nhật Bản.

Bối cảnh lịch sử của Kiếm Bảy Nhánh

Người ta kể lại rằng thanh Kiếm Bảy Nhánh huyền bí này được tìm thấy ở đền thờ Isonokami ở Nhật Bản vào năm 1945. Đền thờ Thần đạo 2.000 năm tuổi này nằm ở chân đồi Tenri-shi, quận Nara, là nơi cất giữ nhiều bảo vật quốc gia của Nhật Bản và bản gốc của Kiếm Bảy Nhánh từ thời xa xưa đến nay.

Thanh kiếm Nanatsusaya no Tachi được gọi là Kiếm Bảy Nhánh vì có thiết kế độc đáo, với ba cặp như nhánh cây nhô ra từ thân kiếm. Cộng với mũi kiếm, thanh kiếm có 1 không 2 này có 7 chỗ nhô ra tạo thành 7 nhánh.

Thanh kiếm được làm từ sắt, cao 0,61 m và rộng 13,97 cm. Xét thiết kế lạ lùng của thanh kiếm, đặc biệt là bảy nhánh ở lưỡi kiếm, có thể nói Kiếm Bảy Nhánh không phải là một loại vũ khí được dùng trong chiến trận. Vì vậy người ta nghĩ nó được dùng trong nghi lễ.

Kết quả hình ảnh cho kiếm 7 nhánh

Vào những năm 1870, những nét chạm khắc bằng vàng ở hai bên lưỡi kiếm được ông Masatomo, thầy tế ở đền thờ Isonokami khám phá ra. Không may, do qua nhiều năm lưỡi kiếm bị cọ xát và hư hỏng, nên vài ký tự không thể giải đoán được.

Trên một mặt lưỡi kiếm, đoạn văn tự đề cập đến Kiếm Bảy Nhánh được rèn hàng trăm lần và mang trong mình sức mạnh ma thuật có thể đẩy lùi quân địch.

Ở mặt kia, đoạn văn tự chạm khắc trên đó tiết lộ người được giao rèn thanh kiếm và thanh kiếm được làm cho ai. Đoạn chạm khắc thứ hai ghi rằng: “Trước kia không bao giờ có thanh kiếm như thế này. Thái tử của vua xứ Baekje oai hùng, đã sai rèn thanh kiếm cho nhà vua xứ Wa, hy vọng rằng nó sẽ được lưu truyền qua những thế hệ tiếp theo”.

Cuộc tranh luận về những dòng trạm khắc trên thanh kiếm

Những ký tự tối nghĩa được chạm khắc trên Kiếm Bảy Nhánh khiến những chuyên gia tranh cãi, đặc biệt liên quan đến mối quan hệ giữa Baekje và Nhật Bản.

Một bản dịch các dòng chữ chạm trắc trên thanh kiếm cho rằng Baekje là một nước chư hầu của Nhật Bản – tuyên bố này được nhiều học giả Nhật Bản ủng hộ. Có nghĩa là thanh kiếm, cùng những vật có giá trị khác đã được vương triều Triều Tiên gửi cho Nhật Bản, là vật cống nạp cho vua chúa Nhật Bản.

Trái lại, nhiều học giả Hàn Quốc khẳng định rằng giữa hai quốc gia có mối quan hệ ngược lại. Thanh kiếm được gửi tới vua Yamato, vua của nước chư hầu như là lời đáp cho sức mạnh của đất nước Baekje trong thời kỳ này. Nếu xem xét đến sức mạnh vượt trội và ảnh hưởng của vương quốc Baekje trong thời gian này, thì có thể nói rằng không có lý do gì để vương quốc này lại phải cống nạp cho Nhật Bản – trong cùng một thời kỳ không có dấu hiệu nào cho thấy Nhật Bản đã đạt những thành tựu như vương quốc Baekje.

Kết quả hình ảnh cho isonokami shrine
Đền Isonokami. (Ảnh: ko.wikipedia.org)

Những bản dịch của đoạn chạm trổ bị phai mờ trên thanh kiếm đã nhiều lần làm dấy lên những nghi hoặc, nhưng những phần chạm trổ còn rõ ràng nói lên rằng thanh kiếm Nanatsusaya no Tachi này là món quà của hoàng gia Triều Tiên gửi đến một vương quốc Nhật Bản. Và đoạn chạm trổ thứ 3 không nói lên được vương quốc Baekje hay Nhật Bản là quốc gia mạnh hơn. Thay vào đó, một số chuyên gia từ Nhật Bản và Hàn Quốc có ý kiến rằng cả hai quốc gia lúc đó đã đối xử tôn trọng với nhau và xem nhau bình đẳng.

Tầm quan trọng của Kiếm Bảy Nhánh

Kiếm Bảy Nhánh là món đồ quan trọng đối với lịch sử Đông Á vì những lý do sau.

Thứ nhất, thanh kiếm toát ra sinh khí về sự tồn tại bán thần thoại của nữ hoàng Jingu, người có thể đã thống trị Nhật Bản trong những năm đầu sau khi chồng bà mất năm 201 và trước khi con trai bà, đức vua Ojin kế vị ngai vàng năm 269.

Kết quả hình ảnh cho seven branched sword of japan
Dòng chữ được khắc trên thân kiếm. (Ảnh: Internet)

Người ta tin rằng thanh kiếm được tìm thấy ở đền thờ Thần đạo Isonokami chính là thanh Kiếm Bảy Nhánh đã được đề cập đến trong quyển biên niên sử ghi chép lại lịch sử thời kỳ cổ đại của Nhật Bản Nihon Shoki. Theo những đoạn văn tự cổ trong sách, thanh kiếm là món quà của vua Baekje tặng vua Yamato vào năm thứ 52 triều đại nữ hoàng Jingu. Nếu thanh kiếm cổ xưa này còn tồn tại đến ngày nay thì chính là thanh kiếm được đề cập đến trong sách biên niên sử, sự tồn tại gây tranh cãi của vị nữ hoàng sẽ được nhìn nhận là có thật hơn chứ không chỉ là truyền thuyết, điều này sẽ khiến bà có một vị trí chính thức trong lịch sử hoàng gia Nhật Bản.

Lý do thứ hai, Kiếm Bảy Nhánh là minh chứng hữu hình cho thấy thời đại vua Baekje nắm giữ nghệ thuật rèn sắt với độ phức tạp và mức độ kiến thức cao. Thựct ra, một vài chuyên gia đã rút ra kết luận rằng quá trình phức tạp cần có để làm nên thanh kiếm phản ánh thời vua Baekje có những bật thầy trình độ cao trong việc chế tạo vũ khí kim loại; nói cách khác điều này đã giúp Nhật Bản phát triển quy trình rèn sắt trong thời kỳ này.

Và lý do thứ ba cho thấy sự quan trọng của thanh kiếm là: Mặc dù đã được tranh luận quyết liệt cho đến nay, những dòng chạm khắc trên lưỡi kiếm là minh chứng cho thấy giữa những vị vua của đất nước Yamato và những vị vua đất của đất nước Baekje đã từng có mối quan hệ tôn trọng và chân thành.

Giá trị của những vũ khí có nhiều lưỡi từ thuở xưa thường được xác định bởi tính chất trọng đại của những truyền thuyết xoay quanh chúng và những khả năng tiềm tàng của chúng đề cập đến trong những truyền thuyết có thể có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải tất cả những thanh kiếm nổi tiếng đều được vinh danh, chỉ bởi vì chúng thuộc về những chiến binh không thể bị đánh bại hoặc được sử dụng để giết quá nhiều người trong chiến tranh. Một vài thanh kiếm được nhìn nhận có tầm quan trọng về lịch sử hoặc được bảo vệ như bảo vật của thế giới bởi vì chúng đại diện cho lịch sử tin cậy giữa hai quốc gia và nhân dân 2 nước.

Đó là lý do chính tại sao Kiếm Bảy Nhánh là bảo vật vô giá trong lịch sử Đông Á. Không chỉ vì bằng cách này hay cách khác, nó làm cho sự tồn tại của một nữ hoàng trong truyền thuyết trở nên rõ ràng hơn, mà trên một vài phương diện, nó còn là bằng chứng trong lịch sử ồn ào giữa Nhật Bản và những vương quốc trên bán đảo Triều Tiên, cho thấy 2 quốc gia đã từng có một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau được nuôi dưỡng trong nhiều năm. Ngày nay, việc Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc bảo quản Kiếm Bảy Nhánh là tương xứng với giá trị di sản của bảo vật này và mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Bạch Vân biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x