Truyền thuyết thỏ cung trăng trong các nền văn hóa

Bạn đã bao giờ ngước lên Mặt trăng và trông thấy hình ảnh giống một chú thỏ đang cầm chày giã gạo không? Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà huyền thoại về chú thỏ này còn có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới…

Truyền thuyết thỏ cung trăng trong các nền văn hóa.

Thỏ Ngọc của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, truyền thuyết thỏ cung trăng hay còn gọi là Thỏ Ngọc bắt nguồn từ thời kỳ Chiến quốc (khoảng 475-221 TCN). Theo đó, Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng. Hàng năm, mọi người trên Trái đất có thể nhìn thấy loài vật này trong ngày trăng tròn và sáng nhất năm, ngày 15/8 âm lịch.

Ngoài ra còn có một truyền thuyết khác về sự tài giỏi của Thỏ trong việc chữa bệnh. Truyện kể rằng tại khu vực gần với Bắc Kinh xưa, một bệnh dịch chết người đã lan đến thành phố này khoảng 500 năm trước và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Thấy vậy, Hằng Nga đã gửi Thỏ Ngọc xuống trần gian để chữa bệnh cho mọi người. Thỏ ngọc biến thành người đi đến từng nhà chữa bệnh.

Sau khi cứu người, người ta đưa tặng nó rất nhiều thứ nhưng Thỏ Ngọc đều từ chối và chỉ nhận vài bộ y phục đôi lúc của nam, khi lại của nữ để mặc. Để có thể trị bệnh cho nhiều người hơn nữa, thỏ ngọc lúc cưỡi ngựa, cưỡi hươu, hoặc cưỡi cả sư tử, cọp, đi khắp trong ngoài thành Bắc Kinh. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, nó lại  quay trở về Mặt trăng.

Cho đến ngày nay, những bức tượng đồ chơi hình thỏ mặc áo giáp cưỡi hổ, sư tử, voi hoặc hươu vẫn đang được cả trẻ em và người lớn ở Trung Quốc yêu thích. Chúng đặc biệt phổ biến trong Lễ hội Trung thu, hoặc trong dịp Tết Nguyên đán của năm Thỏ.

Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng.

Thỏ cung trăng ở Nhật Bản

Thỏ cung trăng cũng rất phổ biến tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tại xứ sở Mặt trời mọc thì Thỏ Ngọc giã bánh gạo chứ không phải là thuốc trường sinh. Đồng thời có một truyền thuyết cũng được lan truyền.

Nhiều năm về trước, một ông lão sống trên cung trăng đã quyết định đến thăm Trái đất. Ông quyết định cải trang mình như một kẻ ăn xin và nhờ Cáo, Khỉ và Thỏ đi tìm thức ăn cho ông. Khỉ đã leo lên một cái cây và hái quả mang về cho ông. Cáo thì đi đến con suối và bắt cá đem về. Có mỗi Thỏ là không tìm được gì ngoại trừ một ít cỏ.

Sau đó thỏ bảo ông nhóm lửa lên, khi lửa đã cháy, Thỏ không ngần ngại nhảy vào lửa hiến bản thân mình thành bữa ăn cho ông. Thấy vậy, ông đã nhanh chóng cứu Thỏ ra khỏi ngọn lửa và xúc động nói: “Ngươi là người tốt bụng nhất nhưng đừng bao giờ làm bất cứ việc gì hại tới bản thân. Ta sẽ đưa ngươi lên mặt trăng để sống cùng ta”. Và đến ngày nay, Thỏ vẫn sống trên cung trăng cùng với người đàn ông này. Câu chuyện này có nhiều chi tiết khá giống trong Phật giáo cũng như ở Hàn Quốc.

Thỏ cung trăng của Đảo Rùa

Một số dân tộc người bản địa ở Mỹ, Canada và Mexico cũng có những câu chuyện về Thỏ Ngọc.

Một số dân tộc người bản địa ở Mỹ, Canada và Mexico cũng có những câu chuyện về Thỏ Ngọc.

Người Aztec kể rằng vị Thần Quetzalcoatl của họ đã từng có một thời gian sống trên ở trần gian như một người phàm. Một lần sau khi đi bộ khá xa, Ông cảm thấy rất đói và mệt. Vì không có đồ ăn và nước uống, Ông nghĩ rằng mình sẽ chết. Tuy nhiên, có một con thỏ đi ngang qua và nhìn thấy Ông. Nó đã tình nguyện lấy thân mình làm thức ăn để cứu mạng Ông. Cảm động trước sự hy sinh của chú thỏ, Quetzalcoatl đã đưa chú lên mặt trăng và sau đó đưa trở về Trái Đất, rồi nói với nó rằng: “Ngươi chỉ là một con thỏ, nhưng ngươi sẽ được tất cả mọi người ghi nhớ. Hình ảnh của ngươi trong ánh trăng sẽ được con người đời đời biết đến”.

Người Cree, người da đỏ Bắc Mỹ cũng có một câu chuyện về thỏ cung trăng. Chú thỏ này muốn bay lên mặt trăng, nhưng chỉ có sếu mới đưa nó lên đó được. Vì vậy chú thỏ đã đu lên đôi chân gầy guộc của sếu và kết quả là, chân của nó bị kéo dài ra trong suốt cuộc hành trình. Đây là lý do tại sao chân của sếu ngày nay lại dài như vậy. Khi hai con vật đáp xuống mặt trăng, chú thỏ để cảm ơn đã in dấu lên đầu sếu bằng chính máu của mình. Vì thế nên ngày nay đầu của những con sếu thường có màu đỏ, còn hình ảnh chú thỏ vẫn tồn tại trên mặt trăng.

Thỏ Ngọc của Hàn Quốc và Việt Nam

Và tương tự như Nhật Bản, Thỏ cung trăng ở Hàn Quốc dùng chày để giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh.

Trong tiếng Hàn Quốc, thỏ cung trăng được gọi là “daltokki” và liên quan đến nó cũng có một truyền thuyết nổi tiếng được nhiều trẻ em Hàn Quốc biết đến. Và tương tự như Nhật Bản, Thỏ cung trăng ở Hàn Quốc dùng chày để giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh.

Ở Việt Nam, truyền thuyết về thỏ cung trăng cũng rất giống với truyền thuyết của Nhật Bản và Phật giáo, nó được gọi là Thỏ Trắng. Và cứ vào mỗi dịp tết Trung thu hàng năm, truyền thuyết này lại được người người nhà nhà nhắc đến.

Ngày nay, ở một số nước vẫn theo lịch âm như Trung Quốc, Hàn Quốc, con Thỏ được coi là con vật may mắn nhất trong số 12 con giáp vì có nguồn gốc từ cung trăng và là biểu tượng của sự trường thọ. Và vào ngày trăng rằm đẹp nhất năm, trẻ em ở 2 nước trên lại tụ tập, quây quần với nhau vừa thưởng trăng vừa hát những ca khúc về Thỏ Ngọc. Riêng ở Việt Nam, trong 12 con giáp, con thỏ được thay thế bằng con mèo.

Bảo Long (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x