Truyền thông Hàn Quốc: Quân đội Trung Quốc có điểm yếu chết người
Truyền thông Hàn Quốc Chosun Ilbo mới đây có bài phân tích chỉ ra rằng, quân đội Trung Quốc có “điểm yếu chết người”, đó là 45 năm qua không có kinh nghiệm thực chiến, hiện chỉ có một vị tướng đã trải qua chiến trận. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng biết rõ mức độ nghiêm trọng của nó.
Lee Chul-min, một nhà báo có thâm niên của tờ Chosun Ilbo cho biết, Trung Quốc là một cường quốc quân sự chỉ đứng sau Hoa Kỳ về số lượng máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe chiến và các loại tên lửa đạn đạo khác. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc có một “nhược điểm chết người”, đó là thiếu kinh nghiệm thực tế.
Trong trận thực chiến gần đây nhất diễn ra từ tháng 2 đến tháng 3/1979, khi quân đội Trung Quốc xâm lược xuống phía Nam, trải qua khoảng 4 tuần chiến đấu với quân đội Việt Nam, cuối cùng Trung Quốc đã thất bại và chịu tổn thất nặng nề, ước tính khoảng 7.000 đến 10.000 người đã thiệt mạng.
Tờ Chosun Ilbo cho biết, mặc dù quân đội Trung Quốc hiện nay đã khác với thời điểm đó, nhưng từ các báo cáo nội bộ của quân đội Trung Quốc đã chỉ ra rằng, trong chiến trường căng thẳng, quân đội Trung Quốc không có khả năng xử lý đối với các loại vũ khí công nghệ cao và thiếu năng lực phối hợp tác chiến của 3 quân (lục quân, không quân, hải quân).
Video: Lính Trung Quốc khóc thảm thiết trên đường đến biên giới Ấn Độ
被派到中印邊境的解放軍,在車上唱歌時,忍不住哭鼻子了。
— 林才竣Michael新號 (@Michael90656953) September 19, 2020
想想也是,花了銀子入伍,本身來計划是鍍個金,轉業當大王,現在变成當砲灰。 pic.twitter.com/wFU9L4xqch
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã nhận thức sâu sắc về mức độ nghiêm trọng của “5 không” trong quân đội Trung Quốc. Ngay từ năm 2015, “Báo Giải Phóng Quân (PLA Daily) của ĐCSTQ đã nhiều lần đề cập đến 5 vấn đề của quân đội: (1) Chỉ huy quân sự thiếu phán đoán độc lập về hình hình ở chiến trường; (2) Không thể lý giải tốt chỉ thị của cấp trên; (3) Không thể đưa ra quyết sách tác chiến; (4) Không thể bố trí quân đội; (5) Không thể đối phó thích hợp với các trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, nói đến thực lực của quân đội Trung Quốc, không thể không nhắc đến một yếu tố vô hình chính là tinh thần chiến đấu. Một số chuyên gia tin rằng binh sĩ Trung Quốc có tinh thần yếu là do chính sách một con lâu đời của nước này, khiến các binh lính này trở thành “đội quân con một”.
Ông Kinichi Nishimura, cựu sĩ quan Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản và từng có nhiều năm nghiên cứu quân sự Đông Á cho cơ quan tình báo, chỉ ra: “Hơn 70% binh lính Trung Quốc là ‘con một’ và phần còn lại là con thứ 2 mà các bậc cha mẹ từng phải đánh đổi không ít để có thể sinh ra”.
Trên thực tế, quân đội Mỹ cũng đã biết nhược điểm trí mạng này của quân đội Trung Quốc. Hiện nay trong quân đội Trung Quốc, tướng quân duy nhất có kinh nghiệm thực chiến, cũng chỉ có Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương Lý Tác Thành, năm nay đã 68 tuổi, từng tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Nếu so sánh với quân đội Mỹ vốn dày dặn kinh nghiệm thì sẽ thấy sự tương phản rõ rệt. Quân đội Mỹ trong 20 năm qua đã từng tham chiến trên dưới 10 trận.
Tờ Chosun Ilbo cũng phát hiện ra rằng, gần đây tờ báo của nhà nước Trung Quốc “Hải quân Nhân dân” đã xuất bản một bài báo để lên dây cót tinh thần cho binh sĩ, trong đó nói rằng “đừng coi việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu là một vấn đề lớn” và đưa ra ví dụ về việc quân đội Anh giàu kinh nghiệm chiến đấu lại thất bại trước quân Đức trong Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, Chosun Ilbo cũng đưa ra thí dụ châm biếm nói rằng, vào tháng 5 năm ngoái, khi quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ với nhau ở khu vực biên giới bằng gậy và đá, vụ ẩu đả đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ tử vong, nhưng lại khiến 43 quân nhân Trung Quốc thiệt mạng. Cho nên, không cách nào biết được vũ khí quân sự tiên tiến của Trung Quốc rốt cuộc “ghê gớm” đến nhường nào.
Tuệ Tâm (Theo Vision Times)