Trường học Iceland dạy bé trai sơn móng tay, chơi búp bê – Bình đẳng giới bắt buộc?
Một số trường học đang tiến hành quá trình bình đẳng giới một cách cực đoan. Tại đây các bé trai được dạy thực hiện những hành vi khuôn mẫu nữ tính, đổi lại các bé gái lại phải làm theo khuôn mẫu nam tính của bé trai.
Sự thật là giữa các bé trai và bé gái vẫn có sự khác nhau rõ rệt. Mặc dù chúng ta không thiên vị với bất kỳ ai, nhưng trên nền tảng sinh học những đứa trẻ này không có sự cân bằng với nhau.
Trong đó sự khác biệt rõ rệt nhất chính là quá trình sản xuất hóc-môn ở cả hai giới và thực tế là phụ nữ có thể mang thai nhưng đàn ông thì không.
Tuy nhiên, điều này cũng không đủ để ngăn cản mọi người cố gắng xóa sạch sự khác biệt sinh học, để cho ra đời các chương trình bình đẳng giới gây tranh cãi.
Điển hình như những đứa trẻ mẫu giáo ở Iceland được dạy rằng cần phải thoát ra khỏi khuôn mẫu giới tính bằng cách buộc phải tham gia vào một khuôn mẫu giới tính đối lập với giới tính của mình.
Hay trường hợp những học sinh tiểu học được dạy xoa bóp bằng cách bôi kem dưỡng da để sở hữu “bàn tay mềm mại”. Chúng cũng được dạy bình đẳng giới thông qua việc chơi búp bê trung lập giới tính.
Trong khi các bé trai hoạt động theo khuôn mẫu nữ tính thì các bé gái tham gia vào những hoạt động của bé trai và được dạy theo mô hình Hjalli.
Cụ thể hơn những bé gái được dạy cách hét lên thật to, gây ồn ào và trèo lên cây. Và nếu như một cô bé nào đó bị té ngã rồi khóc lóc, thì sẽ không được khuyến khích. Bởi vì theo các giáo viên chính cảm xúc đó đã khiến cho trẻ trở nên yếu đuối hơn.
Theo đó, cô Kristín Cardew, một giáo viên của trường nói rằng: “Hành động khóc lóc thể hiện sự chán nản và ủ rũ của các bé gái sẽ bị yêu cầu chấm dứt ngay”.
Phát biểu trước kênh NBC News, cô Cardrew giải thích: “Mặc dù mọi người đều nhận thấy điều này có một chút tàn nhẫn, nhưng rõ ràng chúng ta đã khiến cho người phụ nữ trở nên yếu đuối hơn bằng cách không ngăn cản họ”.
“Rõ ràng việc khóc lóc là một ‘điểm yếu cực đoan’ của các cô gái trẻ”.
Riêng với những chàng trai, trong bản báo cáo cô Cardrew nói rằng mình đã thắp nến và buông rèm cửa để lớp học của chúng trở nên tối hơn ở mức tối thiểu. Khi này tại một khu vực khác xung quanh căn phòng những đứa bé trai sẽ được bết tóc của nhau, được sơn móng tay hoặc mát xa toàn thân cho nhau.
Mô hình giáo dục Hjalli do bà Margrét Pála Ólafsdóttir thành lập. Bà nói rằng: “Cách tốt nhất để tiến gần đến bình đẳng giới là thừa nhận sự khác biệt”.
Nhưng nhiều người cho rằng điều này theo thời gian cũng chỉ đơn thuần là thừa nhận sự khác biệt và việc thực thi mô hình đó sẽ tiêu diệt chúng thông qua cách bố trí lại xã hội.
Thực tế cho thấy chương trình chắc chắn là một thứ rất tốt để dạy cho các cô gái trở nên mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và can đảm hơn.
Song song đó, nó cũng vậy cho các chàng trai cách chăm sóc và yêu thương bản thân, cùng những người xung quanh. Tuy nhiên mô hình Hajalli cũng tuyên bố rằng những đặc điểm giới tính phải bị loại bỏ trong tình dục để đạt được sự bình đẳng bắt buộc.
Điều này nghe có vẻ giống như một điều gì đó đã từng tồn tại trong tiểu thuyết “Brave New World” của nhà văn Aldous Huxley.
Cụ thể là bên trong một xã hội phản địa đàng tương lai, các đặc điểm giới tính trong tình dục sẽ bị loại trừ và nó không còn được dùng để phục vụ cho mục đích sinh sản nữa.
Thay vào đó tình dục là tất cả niềm vui và mọi người đều bình đẳng theo sự phân công của chính phủ. Có vẻ như việc nhân giống con người đã trở thành một chức năng mới của nhà nước chúng ta.
Mặt khác bà Ólafsdóttir 60 tuổi nghĩ rằng trẻ em có sự chán nản xuất phát từ chính khuynh hướng tự nhiên của chúng và vì chúng có nhiều rủi ro bị trượt ngã vào cái mà bà gọi là “sương mù xanh và hồng”.
Cũng theo bà Ólafsdóttir phát biểu trên kênh NBC: Sự nhạy cảm của các bé gái và bản chất thích chăm sóc cơ thể sẽ biến thành sự tự thán và làm cho trẻ trở thành nạn nhân. Trong khi đó sức mạnh và năng lượng của những bé trai có thể khiến chúng trở nên hung hăng hơn và thậm chí là bạo lực.
Để làm nổi bật vấn đề trong chương trình giảng dạy bà khẳng định: Thực tế là trẻ em đang tích cực chống lại điều đó.
Cùng lúc Ủy ban nghiên cứu của bà Ólafsdóttir cũng cho rằng chương trình chỉ đơn thuần là: Nâng cao nhận thức bình đẳng giới nhiều hơn cho những ngôi trường áp dụng chương trình này so với các ngôi trường còn lại.
Họ cũng nhận thấy là trẻ em sẵn sàng nói với cha mẹ của mình rằng làm thế nào để được cha mẹ chia sẻ trách nhiệm.
Ngoài ra, kênh NBC còn cho biết bà Berglind Gísladóttir, đồng tác giả của báo cáo khẳng định: Không phải tất cả những phát hiện của cơ quan đều là tích cực. Bà nhấn mạnh rằng thái độ của học sinh lớp 5 và lớp 6 rất kém vì chúng có xu hướng cảm thấy chương trình này rất nhàm chán.
Hơn nữa có một thực tế là chương trình đã không được phát triển trong hơn 30 năm và việc áp dụng rất ít khi đem đến kết quả. Lý do là vì bà Ólafsdóttir bị buộc tội cố gắng thay đổi giới tính của trẻ em.
Nhưng một thông tin tốt lành dành cho những người muốn bình đẳng giới là sự bình đẳng đang diễn ra mà không cần mô hình gây tranh cãi được áp dụng ở Iceland.
Liên hệ Hoa kỳ, phụ nữ tham gia thị trường lao động đã tăng gấp đôi, từ 34% phụ nữ trong độ tuổi lao động (16 tuổi trở lên) năm 1950 hiện đã tăng lên đến 57% vào năm 2016.
Tiền lương của người phụ nữ cũng có sự gia tăng, bởi vì những chuẩn mực xã hội dành cho những phụ nữ nội trợ đã có sự thay đổi trong một thời gian dài của thế kỉ 20.
Đó là khi họ bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động và đón nhận những thách thức lớn đặt ra trước mặt, bao gồm cả việc đối mặt với những công ty kỳ thị phụ nữ, những nơi đã từ chối và xa lánh chị em.
Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê cho thấy người phụ nữ thật sự rất giỏi trong việc chống lại các thách thức này. Họ cũng đã có được sự thành công trong những ngành nghề từng được xem là khu vực thống trị của lao động nam giới.
Và có lẽ nếu như bạn là một người đàn ông, bạn có thể cảm thấy đây là một điều đe dọa và bản thân bạn chính là một phần của vấn đề.
Điều đó cho thấy rằng xã hội cuối cùng cũng đã nhìn nhận những người không bị rập khuôn và tất cả mọi người đều kiếm được số tiền xứng đáng dựa trên công sức lao động chứ không phải là giới tính.
Theo tờ Fas Company đưa tin dựa trên dữ liệu từ một nghiên cứu của cơ quan Pew Research: “Kể từ năm 2000, 1/3 phụ nữ (nhiều hơn nam giới) đã tốt nghiệp đại học và nhiều người trong đó đang tìm kiếm cho mình bằng tốt nghiệp”.
“Một lần nữa, ngay cả ngọn pháo đài vững chắc của đàn ông tưởng chừng như trường tồn cũng đang nhận thấy sự thay đổi”.
“Rõ ràng nhiều năm qua phụ nữ đang có sự vượt trội nhiều hơn so với nam giới trong lĩnh vực giáo dục Đại Học. Lẽ dĩ nhiên họ sẽ trở thành những người có thu nhập hàng đầu thuộc thế hệ của mình”.
Từ đây “cùng với nền giáo dục Đại Học sự giàu có mạnh mẽ sẽ tìm đến. Và cùng với tốc độ này, tiền lương của những phụ nữ trẻ sẽ vượt nam giới vào năm 2020”.
Ở một khía cạnh khác, có 57% nam giới kiếm được 50.000 USD mỗi năm, trong khi chỉ có 42% phụ nữ kiếm được khoản thu nhập này.
Tuy nhiên, theo báo cáo của trung tâm Pew Research, so với mức thu nhập trung bình mỗi giờ của nam giới từ 25 đến 34 tuổi, thu nhập của phụ nữ ở cùng độ tuổi đã tăng từ 67% năm 1980 lên 90% và năm 2015.
Hơn nữa số lần ở nhà của người bố cũng có sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể con số này đã lên đến 100% chỉ trong vòng 3 thập kỷ qua.
Tất cả những điều này đang xảy ra mà không cần đến sự bắt buộc bình đẳng giới thông qua việc thực hành khuôn mẫu giới tính nam nữ.
Hầu hết những ngôi trường này cho rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng theo quy định của chính phủ. Nhưng bằng cách làm này họ bắt buộc mọi người phải bình đẳng theo ý mình.
Rõ ràng sự bình đẳng giới bắt buộc chính là con đường trơn trượt đầy hiểm nguy với những ý nghĩ vô cùng cực đoan.
>>> EU đấu với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc
>>> Tổng thống Trump chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Liên Hợp Quốc
Tú Văn, theo HAF