Trung Quốc : Xung đột với dân tộc thiểu số tiếp tục leo thang
Hai năm sau sự cố ở Tân Cương ngày 5 tháng 7 năm 2009, bạo động lại xảy ra một lần nữa vào ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Gần đây, các cuộc xung đột quy mô lớn đã diễn ra ở Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Cả hai chính sách ôn hòa lẫn cứng rắn của Bắc Kinh cũng không dẹp tan được sự tức giận của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại một lần nữa gây xôn xao dư luận thế giới.
Bạo động đổ máu đã xảy ra ở Hotan, Tân Cương ngày 18 tháng 7 vừa qua. Đến ngày 20 tháng 7 , cơ quan chính quyền thông báo rằng có 14 người thiệt mạng trong các vụ xung đột với cảnh sát. Trung cộng buộc tội những người Duy Ngô Nhĩ là thủ phạm cuộc khủng bố tấn công trụ sở cảnh sát của địa phương dẫn đến bạo động.
Theo Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ, phát ngôn viên của Liên minh người Duy Ngô Nhĩ thế giới Dilxat Raxit đặt câu hỏi tại sao các quan chức ĐCSTQ tkhông đề cập đến việc người Duy Ngô Nhĩ đã bị đàn áp bằng bạo lực ngay cả trước khi họ phản kháng. Ông cũng đặt câu hỏi tại sao các quan chức lúc đầu buộc tội 20 người Duy Ngô Nhĩ tham gia gây bạo động và công bố chỉ có hai trường hợp tử vong, nhưng sau đó chính quyền lại thay đổi báo cáo rằng có đến 14 trường hợp tử vong sau khi Liên minh người Duy Ngô Nhĩ Thế giới thông báo có đến 20 người chết.
Các nhà chức trách cũng cáo buộc người Duy Ngô Nhĩ tại Kashgar đã tới Hotan để tham gia khủng bố. Tuy nhiên Raxit đặt câu hỏi rằng nếu họ là kẻ khủng bố, tại sao không bắt đầu các cuộc tấn công khủng bố ở Kashgar gần đó? ĐCSTQ đã không có một bất kỳ bằng chứng nào đủ sức thuyết phục .
Hu Ping, biên tập chính của Báo Mùa Xuân Bắc Kinh, cho rằng mối quan hệ giữa chính phủ và các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc hiên lúc căng thẳng nhất trong lịch sử. Hu Ping tiếp tục, “Tân Cương trên danh nghĩa là tự trị, nhưng mọi người đều biết rằng nó không thực sự như vậy. Thậm chí ĐCSTQ kiểm soát nó còn chặt chẽ hơn với người Hán. Trong suốt 60 năm cai trị của ĐCSTQ ,người lãnh đạo các khu vực tự trị luôn là người Hán. ĐCSTQ chưa bao giờ bổ nhiệm bất kỳ người dân tộc thiểu số nào.”
Hu Ping tin rằng đồng bào dân tộc thiểu số là những người sống có lương tâm và mong muốn dân tộc mình có tự do mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các hành vi đàn áp của ĐCSTQ kìm hãm dân tộc thiểu số đang tạo ra xung đột không ngừng và bất hòa trong xã hội.
Vào ngày 25 tháng 5 năm 2011, hơn 2000 sinh viên Mông Cổ và dân du mục tụ tập ở thủ đô vùng Nội Mông yêu cầu trừng phạt những tên tội phạm đã hành hạ môt dân du mục tên Mergen tới chết.
Ngày 29 tháng 5, hàng trăm cảnh sát chống bạo động trang bị khiên và dùi cui sắp xếp thành hàng trong thành phố Hohhot. Các lối vào của một số trường đại học đã bị cảnh sát phong tỏa. Internet bị chặn tại nhiều thành phố và thị trấn ở vùng Nội Mông.
Một cựu giáo sư Luật từ đại học Bắc Kinh, ông Yuan Hongbing cho biết:” Gần đây, trong 3 khu vực tự trị của đồng bào dân tộc thiểu số là Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương,một loạt các vụ bạo động chống lại chế độ độc tài của ĐCSTQ đã xảy ra. Như chúng ta biết, chỉ có một số nhỏ các sự cố được báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Thật tế, có nhiều thông tin vụ đàn áp đã bị chặn lại bởi sự kiểm duyệt của ĐCSTQ. “
Yuan Hongbing nói :”Một làn sóng mới chống chế độ độc tài Trung cộng của các dân tộc thiểu số đang nổi lên. Nguyên nhân là gì? Các chính sách cai trị của ĐCSTQ trong chính trị, kính tế, văn hóa đều không được lòng dân. Từ quan điểm chính trị và văn hóa, ĐCSTQ đã thực hiện cuộc diệt chủng văn hóa truyền thống. Nói cách khác, Trung Cộng muốn sử dụng văn hóa Đảng để thay thế bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số.”
ĐCSTQ đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc thiểu số một cách tham lam. Yuan Hongbing nói rằng bề ngoài có vẻ Trung Cộng đã đầu tư rất nhiều để phát triển khu vực . Tuy nhiên, thực tế ĐCSTQ đã lấy đi một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên.
Yuan Hongbing nói thêm :” ĐCSTQ đã cướp bóc nguồn tài nguyên thiên nhiên “một cách cực kỳ vô trách nhiệm”. Điều này đã tàn phá môi trường các vùng địa khu một cách nghiêm trọng. Các thiệt hại sinh thái đã ảnh hưởng đến sự sống còn của các dân tộc thiểu số.”
Yuan Hongbing kết luận rằng các cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số cho thấy chính sách dân tộc thiểu số của ĐCSTQ đã thất bại hoàn toàn. Dự kiến các cuộc kháng chiến này sẽ trở nên ngày càng căng thẳng.
Theo Kan Zhong Guo