Trung Quốc thu thập dữ liệu ADN để theo dõi toàn diện họ hàng thân thích của một cá nhân

22/06/20, 10:23 Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc hiện đang tự ý thu thập các mẫu thử gen của hàng triệu người dân, bao gồm trẻ mầm non và học sinh tiểu học, điều này làm dấy lên những lo ngại về vi phạm dân sự và nhân quyền. 

Ngày 17/6, Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) đã công bố một báo cáo cho thấy hành động thu thập DNA của hàng triệu người dân TQ, bao gồm trẻ mầm non và học sinh tiểu học của ĐCSTQ. (Ảnh: TH)

Kế hoạch xây dựng mạng lưới dữ liệu DNA người dân của chính quyền Trung Quốc, đã được đánh giá kỹ lưỡng trong báo cáo với tiêu đề “Genomic Surveillance” (Giám sát gen). Ngày 17/6 báo cáo được công bố bởi Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) – một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Canberra.

Báo cáo cho biết: “Một mạng lưới dữ liệu quốc gia bao gồm các thông tin di truyền của hàng chục triệu công dân Trung Quốc, đây là bằng chứng rõ nét hơn về việc tự ý hành quyền của Chính phủ Trung Quốc và Bộ Công an Trung Quốc”.

Việc thu thập dữ liệu sinh trắc học của chính quyền Trung Quốc là “minh chứng cho thấy sự kiểm soát xã hội ngày một sâu rộng, đồng thời vi phạm quyền tự do dân sự và nhân quyền của hàng triệu công dân Trung Quốc”.

Năm 2003, chính quyền Trung Quốc bắt đầu kế hoạch thu thập DNA, họ tiến hành giới hạn tại một số khu vực bao gồm Tây Tạng và Tân Cương. Nhưng kể từ năm 2017, kế hoạch này đã được mở rộng ra trên khắp cả nước sau khi Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố, đây là động thái nhằm cải thiện công cuộc chống tội phạm, đồng thời giúp “quản lý và kiểm soát xã hội tốt hơn”.

Máu được thu thập như một phần của các dự án khám sức khỏe miễn phí ở Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, tháng 5 năm 2013 và Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, tháng 2 năm 2018. (Ảnh theo ASPI)

Nội dung kế hoạch

Báo cáo cho biết, không giống việc thu thập dữ liệu sinh trắc học ở Tân Cương và Tây Tạng – nơi gần như toàn bộ người dân địa phương phải tiến hành lấy mẫu thử. Với kế hoạch này, chính quyền Trung Quốc đã áp dụng phương pháp chọn lọc kể từ năm 2017, họ chỉ thu thập DNA từ một số công dân nam.

Việc chọn lọc như vậy dựa trên nguyên lý sinh học là phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, trong khi đàn ông có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Nhiễm sắc thể là một phân tử ADN chứa gen của một cá thể.

Bằng việc thu thập các mẫu thử DNA từ nam giới, chính quyền Trung Quốc đã tạo nên một cơ sở dữ liệu gồm các Y-STR – tức các chuỗi DNA lặp lại trên nhiễm sắc thể Y. Các Y-STR được di truyền từ bố sang con, hiếm khi thay đổi khi di truyền từ thế hệ này qua thế hệ tiếp theo. Điều đó đồng nghĩa rằng, sẽ có thể dễ dàng lần ra họ hàng nam giới của một người, nếu xác định được chuỗi Y-STR của họ. 

Chính quyền ĐCSTQ tiến hành xây dựng hồ sơ Y-STR từ những công dân nam nhằm dễ dàng lần ra họ hàng nam giới của họ. (Ảnh minh họa theo ASPI)

Y-STR thường được sử dụng trong xét nghiệm ADN pháp y và phả hệ.

Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết: “Nếu một cơ sở dữ liệu Y-STR chứa một mẫu đại diện lớn gồm những hồ sơ DNA và các hồ sơ gia đình tương ứng, thì thậm chí dữ liệu của một người không xác định, cũng có khả năng trùng khớp với tên của một gia đình nào đó, thậm chí là một cá nhân, miễn là các nhà điều tra có dữ liệu Y-STR của cha, chú, hoặc anh chị em họ của người đó”.

Nhìn chung, chính quyền Trung Quốc đã có thể đạt được độ bao phủ di truyền trên quy mô lớn hơn, chỉ bằng cách thu thập các mẫu ADN từ nam giới.

Bộ sưu tập máu ở Khai Phong, tỉnh Hà Nam, tháng 8 năm 2019 (ảnh trái) và Ordos, Nội Mông, tháng 10 năm 2018 (ảnh phải). (Ảnh theo ASPI)

Chẳng hạn, ASPI cho biết theo hai bài báo khoa học địa phương năm 2017, chính quyền Trung Quốc tại trung tâm tỉnh Hà Nam đã đạt được 98,71% độ bao phủ di truyền, bằng cách chỉ thu thập các mẫu DNA từ 5,3 triệu nam giới, tức khoảng 10% tổng số nam giới tại tỉnh.

Tháng 11/2017, Bộ Công an Trung Quốc đã công khai kêu gọi thành lập cơ sở dữ liệu Y-STR trên toàn quốc. Tính đến tháng 4/2020, ASPI ghi nhận có hàng trăm chuyến thu thập Y-STRs, do cảnh sát lãnh đạo và được thực hiện tại 22 trong số 31 khu vực hành chính của Trung Quốc.

Tháng 6/2019, chính quyền quận Xia Bai Shi phía Nam tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, đã thông báo trên mạng xã hội WeChat rằng, họ đã thu thập hơn 1.500 mẫu máu từ học sinh tại các trường tiểu học, và trường mẫu giáo địa phương nhằm xây dựng “một hệ thống tra duyệt tổ tiên”, cách gọi khác của cơ sở dữ liệu Y-STR.

Một trong hơn 1.500 mẫu máu được thu thập từ các học sinh mẫu giáo và tiểu học ở thị trấn Xiabaishi, tỉnh Phúc Kiến, tháng 6 năm 2019. (Ảnh theo ASPI)

Tuy nhiên, ASPI đã cảnh báo về mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu kể trên khi tuyên bố: “Đây là điều rất đáng lo ngại. Trong hệ thống một đảng cầm quyền của chính quyền Trung Quốc, không có ranh giới giữa việc trị an tội phạm và đàn áp bất đồng chính trị”.

Viện chính sách cho biết, việc có một mạng lưới dữ liệu gia phả của người dân bị cảnh sát quản lý “sẽ làm gia tăng khả năng đàn áp của nhà nước đối với các thành viên trong gia đình của những người bất đồng chính kiến, đồng thời gây xói mòn quyền dân sự, nhân quyền của những cá nhân bất đồng chính kiến, và nhóm dân tộc thiểu số”.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, không tìm ra bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc có xin phép ý kiến người dân trước khi thu thập mẫu thử Y-STR. Bên cạnh đó, họ cũng không giải thích tại sao phải lấy mẫu thử của người dân.

Một ông bố giấu tên đã đưa ra thắc mắc trên Zihu, một trang web hỏi đáp của Trung Quốc giống Quora rằng, liệu việc các quan chức y tế địa phương yêu cầu lấy mẫu DNA con của mình, có bị coi là xâm phạm quyền bảo vệ đời tư hay không. Anh cho biết thêm, khi báo cáo vấn đề với cảnh sát địa phương, thì một nữ nhân viên đã đe dọa sẽ thu hồi giấy phép cư trú nếu anh không đồng ý cho chính quyền lấy mẫu thử con mình.

Báo cáo từ ASPI kết luận: “Dự án theo dõi bộ gen của Chính phủ Trung Quốc không phù hợp với các quy chuẩn nhân quyền quốc tế, cũng như các phương pháp tối ưu nhất để xử lý mẫu di truyền của con người”.

Nhiều công ty liên quan

Theo báo cáo, các công ty Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm công ty y sinh Thermo Fisher có trụ sở tại Mỹ, đã cung cấp cho “cảnh sát Trung Quốc những thiết bị và tài sản trí tuệ cần thiết để thu thập, lưu trữ và phân tích các mẫu Y-STR”.

Tại thời điểm họp báo, Thermo Fisher không đưa ra phản hồi về thông tin cáo buộc trên. 

Báo cáo nhấn mạnh rằng AGCU Scienceech – công ty con của Công ty TNHH Anhui Anke Bioengineering (Group), là nhà sản xuất chính của bộ dụng cụ phân tích Y-STR.

Anhui Anke là một công ty giao dịch công khai được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Công ty này có tham gia vào chương trình nghị sự của chính quyền Trung Quốc, bao gồm Chương trình 863 – một chương trình mà theo như chính quyền Mỹ nhận định là nó giúp Trung Quốc “bí mật thâu tóm công nghệ Mỹ và các thông tin nhạy cảm về kinh tế”.

Chủ tịch kiêm người sáng lập công ty AGCU Scienceech là ông Zhen Weiguo. Ông cũng là phó chủ tịch của Anhui Anke.

Theo sơ yếu lý lịch trên LinkedIn, trước khi trở về Trung Quốc, ông Zhen đã tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ chuyên ngành hóa học hữu cơ của Đại học Brandeis và làm việc tại một số công ty của Hoa Kỳ, trong đó gồm công ty Applied Biosystems từ năm 1997 đến 2004 dưới vai trò là một nhà khoa học.

Theo ASPI, ông Zhen trở về Trung Quốc năm 2006 và thành lập công ty AGCU nằm trong chương trình tuyển dụng Nghìn nhân tài của nhà nước Trung Quốc. 

Năm 2008, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai Kế hoạch Nghìn nhân tài, nhằm thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ đầy triển vọng từ nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc.

Nhiều Giáo sư bao gồm cả những người ở Đại học Emory, Đại học Kansas và Harvard tại Hoa Kỳ, đã bị truy tố vì không khai báo tham gia vào dự án kế hoạch nghìn nhân tài của Trung Quốc. Một số người đã phải nhận cáo buộc có dính líu vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Theo ASPI, một công ty Trung Quốc khác là Beijing Hisign Technology, được thành lập bởi một thành viên thuộc lực lượng Giải phóng Quân nhân dân Trung Quốc, đã cung cấp các giải pháp cơ sở dữ liệu Y-STR cho một số văn phòng cảnh sát trong khu vực.

ASPI cho biết: “Các công ty công nghệ sinh học cần đảm bảo rằng, các sản phẩm và dịch vụ của họ tuân thủ theo thông lệ quốc tế và không góp phần vào hành vi vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời phải tạm dừng hợp tác tại các mảng bán hàng, dịch vụ và nghiên cứu với các cơ quan nhà nước Trung Quốc nếu phát hiện ra hành vi vi phạm”.

Việt Anh(theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x