Trung Quốc thành lập các tòa án quốc tế riêng cho các yêu sách về hàng hải

07/11/17, 17:34 Thế giới

Trung Quốc đang tiếp tục kế hoạch công bố vào đầu năm nay để thành lập hai tòa án biển quốc tế có kiểm soát của Trung Quốc được sử dụng để Trung Quốc tự giải thích luật hàng hải.

GettyImages-547478632-700x420
Ảnh chụp ngày 14/7/2016, một phụ nữa đang đi ngang qua một tấm áp phích về Biển Đông, với khẩu hiệu ở phía dưới “Lãnh thổ của Trung Quốc, không bao giờ nhường một tất đất của chúng ta” trên đường phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông (Ảnh: Getty Images)

Trung Quốc đang tiếp tục kế hoạch công bố vào đầu năm nay để thành lập hai tòa án biển quốc tế có kiểm soát của Trung Quốc được sử dụng để Trung Quốc tự giải thích luật hàng hải. Sự tiếp nối kế hoạch này là tín hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã không từ bỏ các yêu sách hàng hải của mình ở biển Đông, đã được Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Hay – Hà Lan phán quyết là trái pháp luật trong vụ kiện năm 2016.

Ngày 25/10, trong “Diễn đàn pháp luật về vận chuyển biển quốc tế Thượng Hải năm 2017” được tổ chức tại Thượng Hải, các học giả nghiên cứu luật và quan chức lập pháp Trung Quốc khẳng định rõ kế hoạch đã được báo cáo trước đó nhằm tạo ra hai tòa án trọng tài hàng hải quốc tế để giúp xây dựng tầm nhìn và quan điểm của Trung Quốc về luật hàng hải quốc tế.

Tuyên bố trên là tiếng dội cho một bài viết hồi tháng 7/2017, gần ngày kỷ niệm vụ kiện Trọng tài Biển Đông năm 2016, được công bố trên trang web chính thức của Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường (One Belt One Road Initiative) của Trung Quốc. Bài viết được đăng trên tờ Legal Daily của chính phủ Trung Quốc xác nhận rằng, các học giả luật pháp Trung Quốc đang làm việc để thành lập “Trung tâm Tư pháp Hàng hải Quốc tế” cùng với “Trung tâm Trọng tài Hàng hải Quốc tế” với mục đích làm cho Trung Quốc trở thành trọng tài hàng hải quốc tế và luật pháp.

Yêu sách của Trung Quốc về biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” được nước này vẽ ra để phản ánh cách giải thích về các quyền lịch sử của Trung Quốc, từ lâu đã bị tranh cãi bởi hầu hết các nước láng giềng trong khu vực.

Trong thập kỉ vừa qua, Trung Quốc đã tăng cường xây dựng các hòn đảo nhân tạo và đưa các căn cứ quân sự vào vùng xung quanh bãi cạn Scarborough và các cơ sở quan trọng khác ở biển Đông. Philippines đã đưa vụ việc lên Toà án Trọng tài Thường trực tại Ha Lay vào năm 2013 để thách thức các hành vi và yêu sách của Trung Quốc. Trung Quốc chọn không xuất hiện trước tòa án và ban hành một báo cáo trắng nêu rõ vị trí của nó vào tháng 12/2014.

Về kết quả vụ kiện, tòa án ra quyết định vào tháng 7/2016 một cách quyết liệt trong sự ủng hộ của Philippines. Đáp lại, Trung Quốc kịch liệt phản đối toà án và từ chối chấp nhận phán quyết của tòa, mặc dù thực tế là nước này đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế để tuân thủ phán quyết của tòa.

Rallies In Manila Over The South China Sea Dispute
Những người biểu tình chống Trung Quốc đã tiến hành một cuộc biểu tình chống lại yêu sách về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 12/7/2016 tại Makati, Philippines (Ảnh: Getty Images)

Có thể như là một phản ứng đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài, Trung Quốc đã bắt đầu lập kế hoạch thành lập các tòa án quốc tế thay thế sẽ được kiểm soát bởi Trung Quốc và cũng để tấn công tính hợp pháp của các cơ quan pháp luật quốc tế được thành lập như Toà án Trọng tài Thường trực.

CNN lần đầu tiên đưa tin vào tháng 3/2017 rằng, Toà án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc đã thông qua ý tưởng thành lập “Trung tâm Tư pháp Hàng hải Quốc tế” để thúc đẩy vai trò của Trung Quốc như là một “quyền lực hàng hải”, mặc dù rất ít thông tin được tiết lộ vào thời điểm đó. Kế hoạch này sau đó được nâng cấp vào tháng 6/2017 để đưa vào một “Trung tâm Trọng tài Hàng hải Quốc tế” mới. Mặc dù sự khác biệt giữa hai cơ quan này chưa được giải thích đầy đủ, nhưng cả hai dường như được thiết kế để diễn đạt tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề pháp lý và tranh chấp biển đảo quốc tế.

Trong diễn đàn ngày 25/10, Gu Chao, Tổng thư ký Ủy ban Trọng tài Hàng hải Trung Quốc đã nói rằng: “Trung tâm Tư pháp Hàng hải Quốc tế và Trung tâm Trọng tài Hàng hải Quốc tế (Trung Quốc) có thể bổ sung cho nhau trong vai trò của họ. Họ sẽ giúp củng cố tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế”

Các quan chức và các học giả pháp lý Trung Quốc cũng cho biết việc tăng cường tiếng nói của Trung Quốc về luật pháp quốc tế là rất quan trọng cho sự thành công của Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường. Lin Guoping, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Luật Thượng Hải nói rằng, bản chất của Sáng kiến này không chỉ là về “chiến lược phát triển kinh tế” mà còn về “chiến lược phát triển luật pháp… để diễn đạt hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc với pháp luật”.

Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc trong việc định hình lại luật biển quốc tế dựa trên cách giải thích riêng của họ có thể sẽ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ, đặc biệt là từ Philippines, quốc gia bị tổn hại nặng nề bởi sự phát triển hàng hải của Trung Quốc. Đường chín đoạn, bản chất của các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông, đã bị Philippines và hầu hết các quốc gia khác trong khu vực phản đối và cũng bị phản đối bởi phán quyết của tòa án năm 2016.

Theo John Burgess, Giám đốc Chương trình Luật pháp quốc tế tại trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ), động thái của Trung Quốc để thành lập trung tâm trọng tài hàng hải quốc tế “dường như hoàn toàn dư thừa và không cần thiết”.

Ông John Burgess nói: “Tệ nhất, và không biết chi tiết, nó cho thấy một nỗ lực để tạo ra một hệ thống trọng tài tự chủ, có thể chuyển hướng các vụ kiện từ các thủ tục do Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) đưa ra. Nó sẽ tạo ra một loạt các tiền lệ trung thành với quan điểm của Trung Quốc về luật biển nên được hiểu như thế nào, và do đó làm suy yếu hệ thống toàn diện, trung tính và thực sự quốc tế đã được UNCLOS thiết kế”.

Mây Trắng, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x