Trung Quốc: Tại sao hàng loạt quan chức cấp thấp được cất nhắc lên những vị trí quan trọng?

08/06/17, 09:37 Đả hổ diệt ruồi

Việc thăng tiến như “tên lửa” của ông Thái Kỳ – thân tín của ông Tập, dường như thể hiện rõ ràng chủ ý thâu tóm quyền lực của vị Chủ tịch Trung Quốc.

Bí thư Đảng ủy Bắc Kinh, ông Thái Kỳ tham dự hội nghị Tư vấn Chính trị nhân dân ngày 12/1/2017. (Ảnh: Reuters)

Ông Thái Kỳ đã gây chú ý khi trong 4 năm qua liên tục thăng tiến một cách nhanh chóng. Ông Thái Kỳ giữ vai trò thị trưởng thành phố Bắc Kinh từ tháng 1 năm nay. Mới đây, vào ngày 27/5 hãng thông tấn Xinhua đưa tin ông Thái Kỳ được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Bắc Kinh.

Theo hãng thông tấn Reuters, trong quá khứ các chính trị gia Trung Quốc thường giữ vai trò thị trưởng hoặc tỉnh trưởng trong khoảng 5 năm sau đó được đề cử làm bí thư tỉnh ủy hoặc thành ủy. Như vậy, con đường thăng tiến của ông Thái Kỳ được coi là một trường hợp đặc biệt.

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng trong bài viết về thân thế của ông Thái Kỳ có nhận định rằng nhân vật này từng là cấp dưới thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình khi họ sát cánh trong một thập kỷ tại Phúc Kiến và Chiết Giang.

Ông Thái Kỳ sinh năm 1955 tại tỉnh Phúc Kiến và làm việc ở quê nhà trong 19 năm trước khi trở thành thị trưởng của thành phố nhỏ Tam Minh năm 1996.

Sau đó ông Thái Kỳ được điều chuyển đến Chiết Giang năm 1999 và trong vòng 15 năm sau đó đã được thăng lên chức phó tỉnh trưởng.

Bệ phóng sự nghiệp của Thái Kỳ thực sự lớn mạnh từ năm 2014 khi ông được bổ nhiệm chức phó giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia do ông Tập Cận Bình thành lập.

Có vẻ ông Thái Kỳ đang được xem xét cất nhắc vào ghế Ủy viên Bộ Chính trị trong đại hội 19 sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Việc ông Tập Cận Bình gần đây quyết định đưa ông Thái Kỳ lên giữ chức Bí thư thành ủy Bắc Kinh và một vài quan chức khác dù không thuộc hàng ngũ cấp cao lên nắm giữ những vị trí quan trọng, dường như thể hiện rõ chủ ý muốn nắm chắc quyền kiểm soát chính quyền Trung Quốc.

Trên báo viết rằng Tổng bí thư Tập Cận Bình rất mạnh mẽ, trở thành “lãnh đạo hạt nhân” của chính quyền Trung Quốc, giám sát quân sự và là người lãnh đạo một số nhóm hoạch định chính sách quan trọng.

Tuy nhiên trên thực tế, tầm ảnh hưởng của ông Tập ít hơn nhiều so với tiêu đề các bài báo nói.

Thậm chí khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập còn buộc phải tham gia cuộc chiến tranh giành quyền lực với phe cánh chính trị của ông Giang Trạch Dân. Phe này từng giữ ưu thế vượt trội trong suốt gần hai thập kỷ bằng việc duy trì văn hóa tham nhũng, chính quyền cướp bóc và các cuộc bức hại.

Theo nguồn tin từ nội bộ Đảng và bản kê khai gửi từ văn phòng điều hành Obama tới Washington Free Beacon, phe cánh của ông Giang từng âm mưu thực hiện cuộc chính biến lật đổ ông Tập Cận Bình nhưng bất thành. Trong một bài phát biểu ông Tập đã công khai ám chỉ phe cánh của ông Giang đang “âm mưu và kết phái” gây “phá hoại và chia rẽ” Đảng.

Qua hơn 5 năm, ông Tập cố gắng cân bằng quyền lực thông qua chiến dịch chống tham nhũng, hàng loạt quan chức cấp cao thuộc phe ông Giang ngã ngựa. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, hơn 1 triệu quan chức bị điều tra vì tội tham nhũng kể từ năm 2013 trong đó có hơn 200 quan chức cấp cao của Đảng.

Kết quả của cuộc “hỗn chiến giao tranh” giữa lãnh đạo Tập Cận Bình và phe cánh của ông Giang là sự đình trệ của chính quyền Trung Quốc – trong 5 năm, ông Tập gần như không thể đẩy mạnh cải cách kinh tế, luật pháp và an ninh.

Nếu ông Tập đề bạt các quan chức trong thành viên Ban chấp hành trung ương hiện tại, hay nhiều chính quyền quan trọng như Bắc Kinh, Trùng Khánh hoặc Tân Cương, ông có khả năng sẽ kiểm soát được phạm vi nguy hiểm của “chính quyền ngầm” bao gồm hàng ngũ các quan chức bảo trợ chính trị có thể bị kéo theo bè phái của ông Giang Trạch Dân.

Chắc chắn ông Tập không mong muốn chính sách của mình không được thúc đẩy trong 5 năm tiếp theo. Bố trí một vài người thân cận hoặc các nhà khoa học, kỹ sư có năng lực không móc nối với chính trị nắm giữ các tỉnh trọng điểm, là một cách để ông phá vỡ tình trạng bế tắc hiện tại.

Nỗ lực cải tổ chính trị của ông Tập được thấy rõ ràng nhất tại Bắc Kinh. Và ông cũng đang cố gắng nhân rộng thân tín của mình đặt tại các tỉnh như Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông, Tân Cương và Thượng Hải, những khu vực từng nằm dưới quyền kiểm soát của ông Giang một thời gian dài.

Theo Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x