Trung Quốc sửa đổi luật để hợp pháp hóa “trại cải tạo” ở Tân Cương

12/10/18, 16:55 Thế giới

Theo ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới: “Thực chất việc đưa ra bộ luật này chỉ là một hình thức cố gắng hợp pháp hóa cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương”.

Trung Quốc sửa đổi luật để hợp pháp hóa “trại cải tạo” ở Tân Cương. (Ảnh: Ben Dooley/AFP/Getty Images)

Tân Cương – Vùng lãnh thổ nằm ở phía tây Trung Quốc đã sửa đổi luật pháp để cho phép chính quyền địa phương “giáo dục và cải tạo” những người bị ảnh hưởng từ chủ nghĩa cực đoan tại “trung tâm dạy nghề”. Đây là một thuật ngữ được chính phủ sử dụng để mô tả mạng lưới các cơ sở giam giữ gọi là “trại cải tạo”.

Sự thay đổi của bộ luật trên bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ Ba (9/10) đã dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ phía cộng đồng quốc tế. Hầu hết mọi người đều không chấp nhận sự tồn tại của các trại giam bí mật trong khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ.

Các nhà quan sát cũng nói rằng: “Việc thiết lập các cơ sở để đưa vào bộ luật không giải quyết được những lời chỉ trích trên toàn cầu. Đó là những lời chỉ trích nhắm đến nền giáo dục chính trị và hệ thống giam giữ của chính quyền Trung Quốc đối với 1 triệu người thuộc bộ tộc Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong khu vực”.

Trước đó các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của các trại cải tạo chuyên quyền và việc thực thi giáo dục chính trị. Nhưng họ nói rằng một số công dân được gửi đến các trung tâm dạy nghề khi phạm phải tội hình sự ở mức độ nhẹ.

Bộ luật sửa đổi này do cơ quan lập pháp của vùng lãnh thổ Tân Cương ban hành. Nó công nhận việc sử dụng các trung tâm như một phần nỗ lực của chính phủ nhằm loại bỏ chủ nghĩa “tôn giáo cực đoan”. Trong đó bao gồm cả một cuộc đàn áp an ninh lớn tại khu vực, nhằm hạn chế sâu rộng việc thực hành tín ngưỡng Hồi giáo trong những năm gần đây.

Theo một điều khoản mới có trong “Quy định chống chủ nghĩa cực đoan ở khu tự trị Tân Cương”: “Chính quyền từ cấp quận trở lên có thể thành lập những tổ chức giáo dục, cải tạo và các phòng ban giám sát như trung tâm dạy nghề giáo dục và cải tạo những người bị chủ nghĩa cực đoan ảnh hưởng”.

Ngoài việc truyền dạy các kỹ năng nghề nghiệp, những trung tâm này được yêu cầu giáo dục về ngôn ngữ và chữ viết tiếng Trung.

Đơn vị này cũng phải tổ chức “giáo dục tư tưởng để loại bỏ chủ nghĩa cực đoan”, thực hiện việc điều trị tâm lý và điều chỉnh hành vi, nhằm “giúp học viên thay đổi suy nghĩ của mình và trở về với xã hội, gia đình”.

Ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, một nhóm hoạt động nhân quyền có trụ sở tại Đức, nói rằng: “Chính quyền Trung Quốc đã thực thi các biện pháp cụ thể trong bản sửa đổi, mà không có bất kỳ sự biện minh pháp lý nào trong hơn một năm qua. Thực chất việc đưa ra bộ luật này “chỉ là một hình thức cố gắng hợp pháp hóa cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương”.

Ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trong một cuộc phỏng vấn tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 2/5/2008. (Ảnh: AFP)

Trước đó, phiên bản cũ của bộ luật đã được thông qua vào tháng 3/2017. Trong đó cấm hàng loạt những hành vi được coi là biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan, gồm cả việc đeo mạng che mặt, để râu có hình dáng bất thường, không xem truyền hình hoặc nghe radio và ngăn trẻ em được nhận sự giáo dục quốc gia.

Rõ ràng tại thời điểm hiện tại, việc đưa các trại cải tạo vào luật pháp địa phương đã khiến cho Bắc Kinh phải chịu áp lực ngày càng gia tăng từ chính phủ Hoa Kỳ và liên minh châu Âu. Áp lực này đến từ cuộc đàn áp tàn nhẫn của Trung Quốc đối với người Hồi giáo tại Tân Cương và diễn ra sau khi Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố đối đầu với các quan chức Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua.

Ông James Leibold, một chuyên gia về chính sách dân tộc của Trung Quốc tại Đại học La Trobe ở thành phố Melbourne, Australia cho biết: “Những lời chỉ trích trên toàn cầu nhắm đến việc Trung Quốc sử dụng các trung tâm giam giữ đã khiến Đảng Cộng sản phải “gấp rút tìm cách biện minh để hành động của họ trở nên hợp pháp về mặt chính trị”.

Ông nói thêm: “Trong bộ luật sơ bộ năm 2017, ban đầu khi đề cập đến những quy định dành cho vấn đề giáo dục và cải tạo nó có vẻ còn khá mơ hồ và chưa xác định. Vì vậy điều này có thể được xem là hành động đại diện cho sự sửa chữa, để cứu vãn và cố gắng biện minh tính “hợp pháp” của việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, cùng các dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương và nhiều nơi khác. Đồng thời, mục đích của hành động này là cải tạo lại nền chính trị và văn hóa mà không cần có quá trình”.

Hình ảnh có liên quan
“Thực chất việc đưa ra bộ luật này “chỉ là một hình thức cố gắng hợp pháp hóa cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương”, theo ông Dolkun Isa. (Ảnh qua nghiencuuquocte.org)

Quan điểm đó một lần nữa được ông Li Lifan lặp lại. Ông là một chuyên gia trung Á tại Học viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải. Ông nói: “Tôi nghĩ bộ luật này… nhắm đến những lời chỉ trích của nước ngoài về cách Tân Cương cải tạo những người cực đoan và các thành viên trong gia đình của họ”.

Ông cũng nói thêm rằng những quy định này sẽ cung cấp sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nỗ lực mà chính quyền đang thực hiện, để “duy trì sự ổn định xã hội và an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên những người ủng hộ nhân quyền lại cho biết, việc đưa các trại tập trung vào bộ luật không hề đem đến tính hợp pháp cho hành động đàn áp dã man của chính quyền Trung Quốc. Ông Michael Caster, một người ủng hộ nhân quyền phát biểu: “Luật nhân quyền quốc tế vẫn tồn tại rõ ràng, cho dù Trung Quốc có cố gắng ‘hợp pháp hóa những điều không thể chấp nhận được’”.

“Đây thực chất chỉ là một trường hợp khác của Bắc Kinh trong việc che giấu vi phạm nhân quyền đằng sau vỏ bọc pháp luật. Và những gì đang diễn ra ở Tân Cương ít nhất được xem là một sự vi phạm tổng thể về nhân quyền, hoặc tội ác chống lại nhân loại”.

Về phía Bắc Kinh, chính quyền này đổ lỗi cho những phần tử Hồi giáo cực đoan và lực lượng ly khai đã dẫn đến tình trạng bất ổn giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán. Từ đây nó đã gây ra cái chết của hàng trăm dân cư trong thập kỷ qua.

Nhưng các nhóm nhân quyền lại nói rằng những xung đột đó xuất phát từ chính sự đàn áp của chính phủ đối với quyền tự do tôn giáo và từ chính sách dân tộc bất công.

Bà Kristin Shi-Kupfer, Giám đốc nghiên cứu chính sách công và xã hội tại Học Viện Mercato (nghiên cứu Trung Quốc) ở thủ đô Berlin nói rằng: “Trung Quốc có lý do để thực hiện các biện pháp pháp lý một cách hợp lý nhằm chống lại những cuộc tấn công cực đoan. Nhưng các biện pháp hiện tại rõ ràng đang “xóa nhòa ranh giới rõ ràng giữa lĩnh vực tôn giáo, văn hóa và tội phạm”.

Bà cho biết thêm: “Sự đàn áp có hệ thống chủ yếu nhắm đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử và xung đột giữa các nhóm sắc tộc ở đây, đặc biệt là người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Rất có khả năng những người này sẽ không im lặng vì sợ hãi hay tuyệt vọng”.

Mỹ có thể chế tài Trung Quốc

Trong bài phát biểu tại Viện Hudson hôm 4/10 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc ĐCSTQ tiếp tục đàn áp các tín đồ Công giáo, Phật giáo và Hồi giáo và gọi đây là “đất nước mà chưa bao giờ dừng đàn áp người dân của mình”.

Ông Pence nói rõ rằng: “Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo”.

Bộ Ngoại giao Mỹ vào giữa tháng 9 đã thông tin rằng họ đang xem xét chế tài một số quan chức và tổ chức Trung Quốc liên quan tới đàn áp tôn giáo.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói trong cuộc họp báo thường nhật hôm 11/9: “Chúng tôi cực kỳ lo lắng về đàn áp ngày càng tồi tệ, không chỉ với người Duy Ngô Nhĩ, mà còn với người Kazakh và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác tại một khu vực ở Trung Quốc”.

Chính phủ Mỹ có thể áp đặt chế tài lên quan chức ĐCSTQ chiếu theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu. Luật này cho phép chính phủ Mỹ nhắm mục tiêu vào những người vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới bằng việc phong tỏa tài sản của họ tại Mỹ, cấm họ di trú tới Mỹ và cấm người Mỹ kinh doanh với những người bị chế tài.

Tú Văn, theo scmp.com

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x