Trung Quốc: Kiểm soát huyết mạch thương mại toàn cầu để gia tăng quyền lực

13/06/15, 12:31 Thế giới

Chính quyền Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của thế giới khi tiến hành xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm nỗ lực kiểm soát tuyến đường vào vùng lãnh hải rộng lớn này. Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng hơn đang diễn ra nhưng lại không được chú trọng, đó là nỗ lực có chủ đích nhằm giành quyền kiểm soát huyết mạch thương mại toàn cầu.

Một thuyền lớn và một trung tâm hàng đầu dùng để mở rộng công trình xây dựng và đất liền trên Đảo Gạc Ma, Philippines gọi là Đảo Mabini và Trung Quốc gọi là Đảo Chigua, tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ảnh được bộ ngoại giao Philippines chụp ngày 25 tháng 2 năm 2014. (Ảnh: AP/Bộ Ngoại giao Philippine)

Bất kỳ ai có thể kiểm soát tuyến đường huyết mạch thương mại trên thế giới có thể kiểm soát dòng chảy của dầu và gần 90% giao dịch thương mại toàn cầu. Trong nỗ lực ngày càng được gia tăng để trở thành một cường quốc hàng hải quốc tế, chính quyền Trung Quốc không ngừng áp đặt quyền lực của mình lên một trong những huyết mạch thương mại thông qua vành đai căn cứ hải quân mới cùng hàng loạt các giao dịch kinh tế.

Tôi nghĩ mọi người không đánh giá cao vấn đề này hay cảm thấy bị đe dọa vì nó quá quen thuộc,” Robert Haddick, tác giả của cuốn “Hải chiến: Mỹ, Trung Quốc, và tương lai của Thái Bình Dương“.

Theo Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), huyết mạch hàng hóa quan trọng nhất đối với các tàu chở dầu là: eo biển Malacca, kênh đào Suez, eo biển Hormuz, kênh đào Panama, eo biển Bab-el-Mandeb, và eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Để kiểm soát eo biển Malacca, giữa Malaysia và Indonesisa, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng các quần đảo trên eo biển này, nơi ngỏ vào Biển Đông và tiếp nhận khoảng một nửa các chuyến tàu chở dầu quốc tế. Đường băng trên đảo sẽ đủ lớn để phục vụ cho bất kỳ loại máy bay quân sự nào của nước này, trong khi các căn cứ hải quân đóng ở đó sẽ là bến cảng cho hải quân Trung Quốc.

Gần kênh đào Suez, và tại eo biển Bab el-Mandeb, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một cơ sở thường trú ở Djibouti tại điểm nút giữa Biển Đỏ và Biển Ả Rập. Tại eo biển Hormuz, Bắc Kinh đã giành được quyền quản lý cảng Gwadar từ tay Pakistan, suốt 40 năm qua. Cảng này gần eo biển Hormuz nói trên.

(Epoch Times)

Tại kênh đào Panama, công ty kỹ thuật Harbor của Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng một trong bốn cửa cổng trong kế hoạch mở rộng kênh đào này, trong khi đó ở gần Nicaragua họ muốn xây dựng một con kênh mới hoàn toàn. Vào eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Bắc Kinh đang ra sức thuyết phục các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với sáng kiến Vành đai và Con đường để xây dựng một con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21.

Sức mạnh toàn cầu

Thế giới đã phát triển giá trị của thương mại hàng hóa mở một cách bình lặng, Haddick cho biết, chủ yếu bởi vì không có một cuộc đại chiến trên biển nào kể từ sau 1945 ,và Hoa Kỳ đã giúp duy trì thương mại toàn cầu bằng hải quân trong suốt hơn 70 năm qua.

Không ai thực sự nghĩ đến trật tự thế giới khác nào kể từ lúc đó, nhưng điều đó không có nghĩa là hiện trạng này sẽ luôn luôn được duy trì khi mà quyền lực lớn mạnh của bạn bị mâu thuẫn với lợi ích,” Haddick nói, ông là một nhà nghiên cứu đấu thầu của Bộ Tư lệnh Đặc chủng tác chiến Hoa Kỳ và cũng là cố vấn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Hàng hóa từ các tàu APL Singapore cập cảng Los Angeles. Bằng cách kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc đã giám sát được các tàu chở hàng và tàu chở dầu từ các nước khác. (AP Photo/Damian Dovarganes)

Nếu bất kỳ tuyến đường huyết mạch thương mại chính nào bị phá vỡ, nó sẽ ảnh hưởng đến gần như tất cả các nước trên thế giới về GDP, việc làm và lạm pháp.

Nếu những tàu chở hàng đi qua eo biển Hormuz bị can thiệp nghiêm trọng, thì “chỉ vài nước trong các nước công nghiệp trên thế giới là có thể tránh khỏi sự suy thoái bất ngờ và nhanh chóng“, tuyên bố trong báo cáo hợp đồng chính quyền liên bang của Công ty Cổ phần CNA vào Tháng 3/2011.

Kiểm soát huyết mạch giao thông đóng một vai trò quan trọng trong nhiều cuộc xung đột quân sự trong vài thế kỷ trở lại đây, bao gồm cả các cuộc chiến tranh Hoa Kỳ – Anh Quốc năm 1812, các cuộc chiến của Napoleon, Thế Chiến I, và Thế Chiến II, và chiến tranh vào thế kỷ 16 khi các cường quốc đối thủ đã khống chế biển để phá vỡ tuyến đường buôn bán của nhau.

Ngay cả đối với Hoa Kỳ trong những năm gần đây, việc duy trì các tuyến đường biển mở rộng đã là một thách thức. Năm 1956 có cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez, năm 1980 xảy ra “Chiến tranh vùng vịnh” giữa Iran và Iraq, cả hai đều đòi hỏi một phản ứng quân sự của Mỹ. Rất nhiều mâu thuẫn với Liên Xô trong suốt thời Chiến tranh lạnh đã diễn ra xoay quanh huyết mạch thương mại. Năm 1998, trong cuộc chiến tranh Nga – Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể chặn nỗ lực cứu trợ của Mỹ đến Gruzia bằng cách kiểm soát eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Một báo cáo vào Tháng 3/2009 từ World Politics Review tổng kết: “Kể từ khi con người lần đầu ra biển lớn, thì đã có những xung đột đã diễn ra xung quanh tuyến đường biển eo hẹp còn được gọi là điểm chốt hàng hải“.

Một chiến lược rõ ràng

Nhà chiến lược hải quân Mỹ lừng danh, Đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914), được cho là người kiểm soát huyết mạch vận chuyển đường biển trên thế giới. Mahan đề xuất rằng một cường quốc cần phải có sức mạnh hải quân to lớn, Haddick nói, “Bởi vì sức mạnh hải quân sẽ bảo vệ các hoạt động thương mại toàn cầu của chính đất nước đó“.

Một tàu tuần tra của Ai Cập trên kênh đào Suez vào tháng 2 năm 2006. Trung Quốc đang cố thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti, giúp nó bảo vệ tàu chiến gần đó. (Cris Bouroncle/AFP/Getty Images)

Haddick nói rằng Mahan “giờ đã nổi tiếng ở Trung Quốc hơn là ở Hoa Kỳ, và có vẽ như các nhà chiến lược của Trung Quốc đang triệt để thực hiện các hướng dẫn của Mahan“. Ông cho rằng chiến lược hiện tại của họ dựa trên các căn cứ hải quân “xuất hiện từ lý thuyết của Mahan để bảo vệ các huyết mạch giao thông“.

Chính quyền Trung Quốc đang mở rộng tham vọng của mình để trở thành một cường quốc hải quân toàn cầu. Nước này vạch ra kế hoạch này trong sách trắng Chiến lược Quân sự Trung Quốc xuất bản vào ngày 26/5.

Sách trắng kêu gọi chính quyền Trung Quốc phải từ bỏ “tâm lý truyền thống rằng đất liền quan trọng hơn biển” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo vệ an ninh chiến lược SLOCs [đường giao thông trên biển] và lợi ích ở nước ngoài.

Khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu ra tay bảo vệ thương mại toàn cầu, Haddick cho biết, họ “tạo ra một cuộc xung đột lợi ích đối với quân đội Hoa Kỳ, vốn là lực lượng đương nhiệm từ năm 1945“.

Nếu xảy ra một cuộc đụng độ vũ khí thì nó sẽ đem đến hậu quả tai hại cho thương mại toàn cầu, và rồi tất cả mọi người trên thế giới sẽ phải chịu tổn thất vì việc này“, ông nói.

Duy trì Đảng

Chính quyền Trung Quốc xuất bản sách trắng quốc phòng hằng năm, nhưng thời gian gần đây văn thư này trở nên rất quan trọng vì nó là “văn bản đầu tiên thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của Hải quân Trung Quốc“, Bernard Cole, một giáo sư tại trường Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia và một chuyên gia hàng đầu của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Cole nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có tham vọng trở thành trung tâm của nền kinh tế.

Mối quan tâm an ninh số một ở Bắc Kinh là giữ vững sự nắm quyền của ĐCS Trung Quốc,” ông nói, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là “quân đội của Đảng và họ không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội để đề cập đến nó“.

Sự thúc đẩy kiểm soát huyết mạch thương mại hàng hải quan trọng của chính quyền Trung Quốc chỉ là một phần trong một chiến lược kinh tế lớn hơn, với mục đích tổng thể là chuyển đổi tình trạng kinh tế thành có lợi cho Trung Quốc.

Gần như mọi siêu cường được biết đến trong lịch sử thế giới đều từng kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng, và nhiều trong số đó đồng thời kiểm soát đồng tiền dự trữ của thế giới.

Chính quyền Trung Quốc dường như đang cố gắng để tái tạo sức mạnh này. Gần đây, họ đã tạo ra Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) để thay thế cho Ngân hàng Thế giới, và đang cố gắng thiết lập một tiêu chuẩn vàng mới với độ tinh khiết cao.

Những vùng nước dậy sóng

Để đạt được ảnh hưởng trên giao dịch hàng hải toàn cầu, các chương trình hoạch định của chính quyền Trung Quốc đã đưa ra kịch bản đối phó với sức mạnh Hoa Kỳ, dù rằng các kế hoạch này có khả thi hay không lại là một vấn đề khác.

Cole đã nói rằng tất cả các kế hoạch của ĐCS Trung Quốc đang gặp rắc rối, hoặc sai lầm ngay từ đầu.

Theo nhận định của Cole, cảng Gwadar của Pakistan đang bị cô lập và quyền kiểm soát của Pakistan không vững chắc. Ngoài ra, gần kề nó là Ấn Độ cũng dấy lên xung đột lãnh thổ. Tình hình an ninh của cảng cũng xoay quanh việc liệu một lực lượng bán quân sự Pakistan được Trung Quốc tài trợ có thể dập tắt được bạo lực giáo phái, đẩy lùi phong trào Hồi giáo Tabiban, và kết thúc phong trào ly khai ngày càng gia tăng ở khu vực này hay không.

Eo biển Hormuz off Oman vào tháng 3 năm 2012. Trung Quốc được quyền quản lý trong 40 năm một cảng gần đó ở Gwadar, Pakistan. (Karim Sahib/AFP/Getty Images)

“Tôi có thể cố hình dung rằng kế hoạch này cuối cùng rồi cũng sẽ đạt được, nhưng thực tế không được như thế“, Cole nói, đề cập đến kế hoạch tổng thể của ĐCS Trung Quốc đối với cảng Gwadar.

Tại Sri Lanka, Tổng thống mới được bầu là Maithripala Sirisena đang thay đổi cơ cấu quyền lực của chính phủ thân Trung Quốc trước đó, ông cho rằng nếu xu hướng này tiếp tục trong sáu năm nữa, “đất nước chúng ta sẽ trở thành thuộc địa và chúng ta sẽ trở thành nô lệ“. Chính sách của Sirisena có thể làm chính quyền Trung Quốc tiêu tốn hơn 1,5 tỷ USD trong Dự án Quy hoạch Thành phố cảng ở Colombo.

Trong khi đó, kế hoạch mở rộng kênh đào Panama được thiết kế theo lối chỉ cho tàu rất lớn cập bến tại hai cảng đều của Hoa Kỳ, Cole nói. Trong khi đó, kênh đào Nicaragua, đang đối mặt với những phản đối từ các chủ đất và đang bị đánh giá vì các rủi ro nghiêm trọng tác động đến môi trường.

Cole nói rằng thậm chí nhiều dự án cơ sở hạ tầng của ĐCS TQ ở Châu Phi đã thất bại, thêm nữa là các chỉ trích ngày càng mạnh mẽ trước những hợp đồng thương mại một chiều của Bắc Kinh, “Họ đang lặp lại sai lầm tương tự vốn đã được thực hiện ở nơi khác“.

Thậm chí ngay cả ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi mà ĐCS Trung Quốc đặt phần lớn nỗ lực tại đây, họ cũng đã vô tình làm các nước láng giềng, gồm Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam và Philippines củng cố tiềm lực quân sự và liên kết mạnh mẽ hơn nữa với Hoa Kỳ.

“Họ đang lặp lại những sai lầm tương tự vốn đã được thực hiện ở nơi khác”, Bernard Cole

Những nỗ lực cụ thể nhất của Trung Quốc“, Cole nói, là cho thuê đất đai ở một căn cứ ở Djibouti. Tuy nhiên, đây cũng là điểm chốt quan trọng, với sự hiện diện mạnh mẽ của quân lực quốc tế từ trước, do vấn đề hải tặc ở Vịnh Aden.

Tuy nhiên, bất kể chương trình nào cũng có thể thành công hay thất bại, Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc đang phải đối mặt với một thách thức rõ ràng từ một quốc gia đang ngày càng hung hăng là Trung Quốc.

Vào ngày 31/1/2013, Hạm trưởng James Fanell vào lúc đó là một nhân viên tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã đưa ra một bài phát biểu sau đó đã giúp ông thăng chức.

Fanell nói rằng cứ mỗi buổi sáng, ông nhận được thông tin cập nhật từ tất cả các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và “mỗi ngày, về Trung Quốc“.

Không có sự nhầm lẫn, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tập trung vào cuộc chiến tranh trên biển và đánh chìm hạm đội đối phương“, ông nói thêm rằng “Trung Quốc đang đàm phán để kiểm soát các nguồn tài nguyên quốc gia khác ngoài bờ biển của họ“.

Theo ông, khi mà những từ như “mở rộng” hay “bành trướng” đang gây tranh cãi lúc đề cập đến chính quyền Trung Quốc, thì “đối với những ai theo dõi thông tin hằng ngày trong thập kỷ qua, họ sẽ thấy không có từ nào mô tả nào đúng hơn những gì Trung Quốc đã và đang làm.”

Thanh Phong, dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x