Trung Quốc: Cựu Thủ tướng Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn qua đời ở tuổi 90

24/07/19, 09:12 Thế giới

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, lãnh đạo khét tiếng bị giới hoạt động nhân quyền chỉ trích vì vai trò trong cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989, đã qua đời sau một thời gian chống chọi với ung thư.

Theo Tân Hoa Xã, ông Lý Bằng, 90 tuổi, qua đời vào tối thứ Hai 22/7 tại Bắc Kinh. Trước đó, ông đã có thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư bàng quang.

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng (Ảnh qua Confirmado.net)
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng (Ảnh qua Confirmado.net)

Ông là Thủ tướng thứ tư của Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa, giữ chức từ 1987 tới 1998. Cùng với lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình khi đó, ông Lý Bằng được xem là người đóng vai trò chính trong việc ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ do giới sinh viên lãnh đạo năm 1989.

Ngày 20/5/1989, ông Lý Bằng lên truyền hình chính thức tuyên bố thiết quân luật ở Bắc Kinh. Hai tuần sau, vào đêm 3 và 4/6, quân đội tràn vào quảng trường Thiên An Môn dập tắt biểu tình bằng cuộc đàn áp đẫm máu. 

Hình ảnh quân đội Trung Quốc đàn áp đẫm máu người dân ngay tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào sáng 4/6/1989 (Ảnh qua Twitter)

Theo những tiết lộ mới đây trong hồ sơ mật của Nhà Trắng, số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40.000 người, trong đó có 10.454 người thiệt mạng.

Mặc dù quyết định đưa quân vào Bắc Kinh là quyết định tập thể, nhưng ông Lý Bằng bị dư luận quy trách nhiệm chính. Vương Đan, một thủ lĩnh sinh viên thời thảm sát Thiên An Môn hiện đang sống ở Mỹ, gọi ông Lý là “đồ tể”. “Đánh giá mới về ngày 4/6 cần quy trách nhiệm cho họ Lý, ngay cả khi ông ta đã chết”, Vương Đan nói.

Trước giờ đàn áp: ông Lý Bằng bắt tay lãnh tụ sinh viên Vương Đan. (Ảnh qua BBC)
Trước giờ đàn áp: ông Lý Bằng bắt tay lãnh tụ sinh viên Vương Đan. (Ảnh qua BBC)

Cùng với Đặng Tiểu Bình, ông Lý Bằng được coi là nhân vật có lập trường cứng rắn, không hề bày tỏ hối tiếc về quyết định của mình ra lệnh tấn công vào các đám đông biểu tình tại Thiên An Môn.

Tuy nhiên những năm về sau, ông Lý có vẻ tìm cách giảm nhẹ vai trò của mình. Trong một bản nhật ký tung lên mạng và nói rằng là của Lý Bằng, người viết nói rằng ông chỉ thi hành quyết định của Đặng Tiểu Bình cùng các vị lão thành khác.

Được biết, trong thời gian diễn ra biểu tình năm 1989, Triệu Tử Dương đang là tổng bí thư. Ngày 19/5, ông Triệu xuất hiện tại quảng trường, bày tỏ hòa giải với người biểu tình. Đó là lần xuất hiện cuối cùng của ông. Ngay sau đó, ông Triệu bị cách chức, Giang Trạch Dân lên thay. Ông Giang được cho là lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn là vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường này. Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.

Trung Quốc chưa từng minh bạch về những gì xảy ra trong ngày định mệnh đó, và cho đến nay, vụ thảm sát Thiên An Môn vẫn là một đề tài cấm kỵ ở nước này. Thậm chí những bình luận về cái chết của ông Lý trên truyền thông xã hội Trung Quốc cũng bị kiểm duyệt nặng nề.

Ông Lý Bằng cũng từng nói công trình Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới bắt đầu làm từ 1994, là di sản chính trị chính của ông. Tuy nhiên, công trình này bị chỉ trích nặng nề vì đe dọa nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên, đồng thời khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa hai bên bờ sông Dương Tử.

Thùy Linh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

x