Trung Quốc che giấu thông tin nhân viên y tế nhiễm dịch Vũ Hán đợt 2
Các quan chức Trung Quốc đã che giấu thông tin nhân viên y tế bị nhiễm virus Vũ Hán với công chúng, trong bối cảnh đợt bùng phát dịch bệnh lần hai xảy ra ở vùng Đông Bắc tỉnh Cát Lâm, theo tài liệu nội bộ của chính phủ, Epoch Times đưa tin.
Virus ĐCSTQ, thường được gọi là virus Corona chủng mới lần đầu tiên bùng phát ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4, hầu hết các khu vực của Trung Quốc đều báo cáo không có ca nhiễm mới, đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai đã xuất hiện ở một số tỉnh của Trung Quốc, bao gồm thành phố Cát Lâm.
Báo cáo dữ liệu virus của chính quyền Trung Quốc thường không rõ ràng; không có số liệu thống kê đầy đủ ca nhiễm, chính quyền địa phương chỉ báo cáo các ca nhiễm mới theo ngày. Người nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng thì không được tính là mắc bệnh. Chính quyền rất ít khi công bố thông tin về các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus. Thậm chí, cơ quan chức năng còn báo cáo sai lệch thông tin dịch bệnh.
Tại thời điểm virus Vũ Hán đang bùng phát ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm như hiện nay, chính quyền địa phương đã không đề cập đến bất kỳ nhân viên y tế nào bị nhiễm virus. Tuy nhiên, tài liệu nội bộ cho thấy ít nhất 2 bệnh viện địa phương đã có nhân viên bị nhiễm virus.
Do đa số các nhân viên y tế đều thường xuyên tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm virus vũ Hán. Do đó, những nhân viên có hệ miễn dịch tương đối yếu có nguy cơ bị lây nhiễm virus từ bệnh nhân.
Y tá Hồ
Cô Hồ, 22 tuổi, là một nữ y tá phẫu thuật tại Bệnh viện liên kết của Đại học Bắc Hoa (Beihua), thành phố Cát Lâm. Trong một tài liệu nội bộ ngày 15/5, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của tỉnh Cát Lâm đã báo cáo với CDC quốc gia rằng cô được chẩn đoán nhiễm COVID-19.
Trong những thông báo công khai trước đó của Ủy ban Y tế tỉnh Cát Lâm, các nhà chức trách đã đề cập đến một trường hợp khớp với hồ sơ của cô Hồ: một phụ nữ 22 tuổi sống cùng khu phố với cô, nhưng không cung cấp các thông tin cơ bản khác.
Trong báo cáo nội bộ của CDC tỉnh Cát Lâm, cô Hồ là con gái ông Gao, 45 tuổi, bị cách ly vì tiếp xúc gần với một bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán vào ngày 12/5. Sau đó ông Gao cũng được chẩn đoán mắc COVID-19 vào ngày 14/5.
Sau khi mẹ cô – bà Gao được xác định là người tiếp xúc gần gũi với mình, cô đã làm xét nghiệm axit nucleic tại nơi làm việc của cô vào ngày 12/5 nhưng cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên đến ngày 14/5, sau khi ông Gao được chẩn đoán mắc COVID-19, CDC tỉnh Cát Lâm đã yêu cầu cô Hồ thực hiện thêm một xét nghiệm axit nucleic khác. Lần này, xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.
Ngày 15/5, cô Hồ bị cách ly tại Bệnh viện Thuyền Doanh (Chuanying) số 2, quận Thuyền Doanh (Chuanying), thành phố Cát Lâm. Sau khi các chuyên gia thông báo cô được chẩn đoán chính thức, cô đã được chuyển đến Bệnh viện Truyền nhiễm thành phố Cát Lâm.
Các tài liệu nội bộ liệt kê danh sách nhân viên y tế có tiếp xúc gần với cô Hồ. Họ là 55 nhân viên y tế tại nơi làm việc của cô, 34 bệnh nhân và người thân của họ mà cô Hồ đã tiếp xúc, bao gồm cả bà nội và dì của cô.
Trước đây, người dân địa phương nói với Epoch Times rằng Bệnh viện Liên kết Đại học Bắc Hoa, vốn không phải là bệnh viện được chỉ định điều trị bệnh nhân COVID-19, và đã ngừng nhận bất kỳ bệnh nhân mới nào kể từ ngày 15/5.
Liên lạc qua điện thoại vào ngày 17/5, nhân viên tiếp tân của bệnh viện nói với Epoch Times rằng, các phòng khám và khoa cấp cứu vẫn đang điều trị cho những bệnh nhân nào không phải do nhiễm COVID-19, không cần ở lại qua đêm nhưng tất cả bệnh nhân phải đăng ký và làm xét nghiệm axit nucleic trước khi vào bệnh viện.
Bệnh nhân cần đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc qua điện thoại. Sau đó, họ phải làm xét nghiệm axit nucleic tại một lều tạm được dựng trước cửa bệnh viện, nhân viên giải thích.
Nếu kết quả âm tính, bệnh nhân có thể đăng ký tại lều và sau đó vào bệnh viện. Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân sẽ được gửi đến trung tâm kiểm dịch hoặc bệnh viện được chỉ định để điều trị COVID-19.
Khi Epoch Times liên lạc với bệnh viện để hỏi về chẩn đoán của cô Hồ, nhân viên tiếp tân đã từ chối nói về trường hợp của cô, và không trả lời các câu hỏi về việc liệu có nhân viên y tế nào khác trong bệnh viện bị cách ly hay không.
Nhân viên thu ngân
Bà Lý, 49 tuổi, là nhân viên thu ngân của Bệnh viện Nhân dân Thư Lan. Vào ngày 9/5, bà được chẩn đoán dương tính với virus Vũ Hán.
Trong một tài liệu nội bộ, CDC tỉnh Cát Lâm đã báo cáo với CDC quốc gia rằng, bà Lý có tiếp xúc gần với một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm bệnh. Ngày 7/ 5, bà Lý và chồng đã được đưa đi cách ly tại một trung tâm kiểm dịch. Đến ngày 9/5, bà và chồng đều được chẩn đoán mắc COVID-19.
Một trường hợp khớp với hồ sơ của bà Lý nhưng chính quyền chỉ công bố tuổi và khu dân cư nơi bà ở.
Một tài liệu nội bộ khác nêu chi tiết một ca nghi nhiễm chưa được các cơ quan chức năng đưa ra: Xiao – bác sĩ khoa tim phổi của Bệnh viện Nhân dân Thư Lan, người đã được đưa đi cách ly vì anh từng điều trị cho một bệnh nhân được chẩn đoán trước khi được xác nhận là dương tính với COVID-19.
Đến tận ngày 26/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc không công bố bất kỳ bệnh nhiễm trùng trong nước mới nào ở Trung Quốc. Cả tỉnh Cát Lâm và ủy ban quốc gia cũng chưa bao giờ tiết lộ thông tin nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, tỉnh Hồ Bắc đã công bố 25 đến 40 ca nhiễm mới không biểu hiện triệu chứng mỗi ngày kể từ ngày 21/5. Nhưng các nhà chức trách không cho biết những người mang mầm bệnh này đến từ đâu và họ nhiễm virus từ khi nào.
Trên Weibo và các phương tiện truyền thông xã hội khác, cư dân mạng tỉnh Hồ Bắc bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những người nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện triệu chứng và đặt câu hỏi: Rốt cuộc có bao nhiêu ca dương tính với COVID-19 nhưng không được chính quyền chẩn đoán hoặc công bố?
Thiện Thành (Theo Epoch Times)