Triệu Vy thay nam diễn viên Đài Loan: “Hãy dùng ứng xử văn minh thuyết phục tôi”
Trước vụ nam diễn viên chính người Đài Loan Đới Lập Nhẫn bị loại khỏi bộ phim “Không có tình yêu khác” của Triệu Vy do áp lực từ Trung Quốc, nữ nhà văn Long Ứng Đài đã viết một lá thư gửi lãnh đạo nước này rằng: “Xin hãy dùng lối ứng xử văn minh để thuyết phục tôi“.
Do xuất hiện với lá cờ Đài Loan trên một chương trình truyền hình Hàn Quốc, nữ ca sĩ Đài Loan Chu Tử Du đã phải lên tiếng xin lỗi người dân Trung Quốc, đến gần đây nhất là nam diễn viên Đới Lập Nhẫn bị buộc rút khỏi đoàn làm phim “Không có tình yêu khác” của Triệu Vy và cũng phải xin lỗi vì bị cáo buộc ủng hộ Đài Loan độc lập.
Điều này cho thấy việc phản đối Đài Loan độc lập cũng giống như vụ tẩy chay hàng Nhật, hàng Mỹ, tẩy chay người lao động Philippines, Trung Quốc không cần lý do và chứng cứ, mà chỉ cần dùng danh nghĩa yêu nước.
Trước hết, Đới Lập Nhẫn có ủng hộ Đài Loan độc lập hay không? Theo bức thư gửi đoàn làm phim và công chúng, nam diễn viên tuyên bố rõ ràng, anh “chưa bao giờ là phần tử ủng hộ Đài Loan độc lập, cũng chưa từng đề xướng Đài Loan độc lập; làm người nghệ sĩ trước nay cũng chưa từng gia nhập bất kỳ đảng chính trị nào, hoặc tổ chức chính trị nào“.
Từ tình cảm quốc gia của cha và cậu của mình, nam diễn viên nói đến suy nghĩ trong lòng rằng, “bản thân tôi là con cháu Viêm Hoàng của dân tộc Trung Hoa, cội nguồn sẽ không thay đổi, huyết mạch chảy trong người cũng sẽ không thay đổi“.
Làm một người Đài Loan, bày tỏ công khai như vậy, nếu như không phải là sự thật sẽ dẫn đến những phiền phức càng lớn hơn trong cuộc sống và sự nghiệp của nam diễn viên này. So với người Trung Quốc, người Đài Loan càng hiểu rõ lời nói và việc làm trước sau như một của Đới Lập Nhẫn.
Đới Lập Nhẫn không sợ “sau này không thể tiếp tục sự nghiệp ở Đài Loan hay sao“, dám nói như vậy là đã thật sự chứng minh bản thân anh không thẹn với lòng, lời nói và việc làm đồng nhất. Còn về việc bị tố cáo chất vấn, nam diễn viên này cũng đã đưa ra lời giải thích khiến người khác phải tin phục.
Còn về phong trào Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông và phong trào hoa Hướng Dương ở Đài Loan, bản thân ông chỉ là hy vọng không có xảy ra xung đột chảy máu, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, ngoài những điều này ra không hề có mưu cầu chính trị.
Tham gia triển lãm điện ảnh do đảng chính trị tài trợ, chỉ là để giới thiệu phim ảnh của mình, giao lưu với công chúng và những người trong nghề, đây vốn không hề dính dáng đến chính trị. Quan tâm đến sự kiện phản đối Hiệp định thương mại dịch vụ xuyên eo biển, phản đối năng lượng hạt nhân của Đài Loan, chỉ là bày tỏ sự lo lắng đối với kinh tế và môi trường.
Nói cách khác, ngoài việc bị “dán mác” chính trị, anh ấy trước hết là cá nhân có nhân tính, là một người nghệ sĩ có theo đuổi nghệ thuật, là công dân có trách nhiệm đối với xã hội.
Chuyện bản thân mình không muốn, thì đừng đẩy cho người khác. Những chuyện mà một số người ở Trung Quốc cũng làm không được, tại sao lại chỉ trích người Đài Loan? Ngôi sao điện ảnh bị mọi người nhận ra rồi yêu cầu chụp ảnh chung, điều này rất khó từ chối, và sau đó họ dùng ảnh này vào mục đích gì đều là điều mà các minh tinh không kiểm soát được. Đảng Dân tiến có chủ trương độc lập Đài Loan, nhưng làm một đảng chính trị có nền tảng đông đảo, thay phiên nhau nắm quyền, ngoài vấn đề chính trị, nó cũng phục vụ xã hội, quan tâm đến các vấn đề chung như văn hóa, môi trường…
Nếu như nói tham gia một buổi triển lãm điện ảnh do đảng Dân tiến tài trợ, chính là phần tử của phong trào độc lập Đài Loan, vậy thì những người tham gia tất cả hoạt động kinh tế, văn hóa do chính quyền cộng sản tổ chức đều là chủ trương “tiêu diệt chế độ tư hữu, thực hiện chủ nghĩa cộng sản” cả sao? Bởi vì những điều này đều được viết trong đảng chương của chính quyền cộng sản Trung Quốc một cách rõ ràng.
Cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu, Đài Loan có người mắng Mã Anh Cửu bán rẻ Đài Loan, vậy thì Trung Quốc cũng có người nguyền rủa Tập Cận Bình hay không? Một người lãnh đạo trung ương gặp mặt lãnh đạo địa phương mà bản thân không thừa nhận ở hải ngoại có phải cũng là bán nước? Có thể sau này sẽ còn có cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và bà Thái Anh Văn, lẽ nào cũng là đồng ý Đài Loan độc lập hay sao?
Trước đây, những người từ mọi ngành nghề, khu vực khác nhau trên Trung Quốc đối gia nhập WTO, cũng là bán nước đòi độc lập hay sao? Chẳng qua chỉ là quan tâm đến ảnh hưởng đối với kinh tế và quyền lợi của bản thân mà thôi. Người Trung Quốc quan tâm đến phong trào Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông cũng như vậy, nhưng mà phong trào Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông vốn không phải là chống lại Trung Quốc, lại càng không phải là đòi Hồng Kông độc lập, mà là yêu cầu quyền được tổng tuyển cử.
Bất kể Hồng Kông hay Đài Loan độc lập, thì điều muốn phản đối là sự ảnh hưởng của tổ chức hóa, hành động hóa của nó, cho đến những phá hoại như xung đột bạo lực, khủng bố tấn công, đấu tranh vũ trang, v.v… Với tư cách tư tưởng ngôn luận, nếu như không thể trừ tận gốc rễ, chỉ có thể cố gắng giao lưu, dùng lý phục người, xem lịch sử mà hướng về tương lai, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau để thúc đẩy thay đổi. Chính phủ trung ương không từ bỏ việc sử dụng vũ lực, nhưng càng coi trong việc giao lưu thương mại văn hóa giữa hai bờ.
Năm 2013, diễn viên Trung Quốc Lý Tuyết Kiện đến Đài Loan nhận giải thưởng Kim Mã dành cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, lúc đó người trao giải cho anh chính là Đới Lập Nhẫn. Lý Tuyết Kiện là đảng viên cộng sản Trung Quốc, nổi tiếng nhờ vai diễn bí thư Tiêu Dụ Lộc, nếu Đài Loan cũng vì chính trị tẩy chay thì anh đã không thể đến nhận giải.
Ngoài ra khi nhận thưởng, nam diễn viên này còn cố tình đeo huy chương lá cờ năm màu ở ngay trên lá cờ “thanh thiên bạch nhật” của Đài Loan, nhưng không có bất kỳ người nào yêu cầu anh phải xin lỗi, cũng như từ chối trao giải thưởng cho anh, cũng không giống như Triệu Vy bị người ta tạt phân ngay trên sân khấu của Trung Quốc, mà là được toàn hội trường nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng.
Ở xã hội chuyên chế, đường hướng của dư luận là bị kiểm soát. Ở một xã hội văn minh, nếu như quan điểm không giống nhau thì có thể gửi công văn tranh luận, sự thật càng tranh luận càng rõ. Nữ nhà văn Long Ứng Đài đã viết một lá thư công khai gửi lãnh đạo Trung Quốc rằng: “Xin hãy dùng lối ứng xử văn minh để thuyết phục tôi“, và nó đã có ảnh hưởng rất lớn.
Đối với vụ Đới Lập Nhẫn hiện nay, và cả những vụ việc tương tự trong tương lai, mong rằng Trung Quốc hãy dùng phương thức văn minh khiến người khác tin phục để phản đối Đài Loan độc lập. Còn việc để đoàn thanh niên cộng sản “đấu tố” đối phương giống như thời cách mạng Văn hóa, bề mặt là phản đối Đài Loan độc lập thực chất lại đang đẩy mối quan hệ hai bờ mỗi lúc một xa hơn.
Tiểu Thiện, theo aboluowang