Trí tuệ cổ nhân: Văn thư cổ là nguồn gốc của một số đột phá y học hiện đại

16/11/18, 09:56 Tri thức

Nhà hóa dược phẩm Đồ U U (Tu YouYou) đã nhận được Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2015 vì có công khám phá ra hợp chất artemisinin điều trị sốt rét vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên, thực ra loài thực vật Artemisia annua L. (cây thanh hao hoa vàng) chiết xuất ra hóa chất đó đã được dùng từ thế kỷ III hoặc IV SCN để điều trị sốt rét. Vậy chẳng phải người cổ đại đã biết đến khám phá này từ lâu.

Trí tuệ cổ nhân: Văn thư cổ là nguồn gốc của một số đột phá y học hiện đại - H1
Nhiều khám phá khoa học hiện nay thực ra đã được cổ nhân ứng dụng từ lâu. (Ảnh qua Wikipédia)

Sau khi đọc cổ thư của Trung Quốc, có liệt kê các chế phẩm thảo dược, bà Đồ U U đã phát hiện ra các thuộc tính của artemisinin (thanh hao tố ở Trung Quốc). Quá trình khám phá và phổ biến không dễ dàng do việc rà soát, thử nghiệm hàng trăm mẫu thực vật rất khó khăn, và không khí chính trị ở Trung Quốc những năm 1970 hết sức ngột ngạt. May mắn thay, sự kiên trì của bà đã được đền đáp. Artemisinin hiện trở thành một loại thuốc chống sốt rét quan trọng.

Xem ra câu chuyện này có thể khá kỳ lạ trong y học hiện đại, nhưng artemisinin không phải là hợp chất duy nhất có nguồn gốc từ thực vật được người ngày nay sử dụng. Ví dụ, quinin là loại thuốc điều trị sốt rét khác từ vỏ cây rừng nhiệt đới Nam Mỹ Cinchona officinalis L. Các morphine giảm đau xuất phát từ cây thuốc phiện Papaver somniferum L. Còn có chất độc strychnine ​​đến từ cây Strychnos nux-vomica L. Những cây này đã được dùng qua hàng thế kỷ, hay hàng nghìn năm, trước khi các nhà hóa học tách được thành phần có lợi nhất của chúng.

Như vậy có thể nói, khi nghiên cứu cổ thư Trung y, ta cũng có cơ may tìm được những dược phương mới như bà Đồ U U chăng?

Câu trả lời không chắc chắn vì tình hình phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Các dược thư cổ đại, cho dù được viết bằng tiếng Trung Quốc, Ả Rập, Hy Lạp, hay ngôn ngữ khác…. đều có rất nhiều lý do để không dễ sử dụng.

Trí tuệ cổ nhân: Văn thư cổ là nguồn gốc của một số đột phá y học hiện đại - H2
Bà Đồ U U đã phát triển phương pháp điều trị sốt rét sau khi đọc các cổ thư Trung Quốc (Ảnh: SCMP)

Sách nấu ăn cổ xưa

Những văn bản dược lý này thường viết dưới dạng các công thức nấu ăn, trong đó cũng không nói là các loại thảo dược có được dùng nhiều hay không. Khi chúng ta sử dụng sách nấu ăn cũng vậy, có thể chúng ta sẽ tìm cách biến tấu cho món ăn hợp khẩu vị, các thành phần trong sách có được dùng hay không, liều lượng bao nhiêu là tùy vào người nấu. Và hiếm khi trong dược thư cổ có chú thích rõ ràng.

Mặt khác, rất khó xác định chính xác loại cây nào được dùng trong cổ thư. Ngày nay, danh mục thực vật Linnaean quốc tế được sử dụng trên toàn thế giới để đặt tên cho cây trồng. Mỗi loài có một chi và một tên loài, và tên tác giả. Ví dụ, loại cây “Artemisia annua L.”, “Artemisia” là chi, “annua” là loài, và “L” đề cập đến Linnaeus – nhà thực vật học Thụy Điển nổi tiếng.

Quay trở lại trước thời hệ thống Linnaean được chấp nhận rộng rãi, tên gọi thực vật không ổn định, còn có việc cùng 1 loại cây nhưng có nhiều tên địa phương. Vậy thì, đôi khi không biết chắc cây nào được đề cập trong dược thư cổ. Nếu đọc mà không thể hiểu chính xác các thư tịch cổ nói về loại cây gì, vậy làm thế nào để đánh giá chính xác dược tính của chúng?

Ngoài ra, những nền văn hóa khác nhau có cách định nghĩa về bệnh tật khác nhau. Ví dụ, người Hy Lạp và người La Mã cho rằng sốt là một căn bệnh, còn y học hiện đại coi đó chỉ là một triệu chứng của bệnh.

Trong cổ thư Hy Lạp – La Mã, có nhiều đoạn mô tả về “sốt liên tục”, sốt tái diễn mỗi vài ngày. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, sốt liên tục là triệu chứng của bệnh sốt rét, nhưng cũng có thể là triệu chứng các bệnh khác. Liệu các nhà khoa học có nên thử nghiệm tất cả các phương pháp trị “sốt liên tục” của Hy Lạp và La Mã cổ đại để tìm ra các loại thuốc chống sốt rét mới?

Trí tuệ cổ nhân: Văn thư cổ là nguồn gốc của một số đột phá y học hiện đại - H3
Cuốn sách công thức 1.000 năm tuổi với phương pháp trị liệu bằng thuốc, Kitab al-tabikh, tác giả Ibn Sayyar al-Warraq. (Ảnh: Thư viện Quốc gia Phần Lan)

Phương pháp điều trị tổng thể

Quan trọng nhất là, theo giới sử gia y học, hệ thống ngành y cần được xem xét toàn diện, không nên chỉ tập trung vào những mặt thành công của y học cổ đại theo tiêu chuẩn hiện đại, mà bỏ qua các mặt khác.

Tuy có nhiều loại thuốc cổ đại có công hiệu theo tiêu chuẩn hiện đại, nhưng nhiều loại khác không hiệu quả, hoặc gây ngộ độc. Ví dụ, cây hellebore (cây lê lư) được một số người dùng để thanh lọc cơ thể theo kiểu Hy Lạp cổ, nhưng loại này rất độc.

Tuy nhiên, khi xem xét hết các mặt bất cập khi tiếp xúc với cổ thư, nhiều người vẫn lạc quan rằng sẽ phát hiện ra những loại thuốc mới trong các dược thư cổ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà dược học, sử gia và những người nghiên cứu y học cổ truyền của các dân tộc.

3 “nhà” kể trên, mỗi “nhà” lại có phương thức tư duy khoa học và ngôn ngữ chuyên ngành riêng. Thế nên, sự hợp tác này sẽ là một thách thức không nhỏ.

Có thể thấy rằng thành công tuyệt vời của bà Đồ U U đã truyền cảm hứng, và nhắc nhở chúng ta rằng kết quả đạt được khi nghiên cứu dược thư cổ có thể là phần thưởng đáng để bỏ công, đặc biệt để đạt được những tiến bộ trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm.

Xuân Nhạn, theo AO

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

Ad will display in 09 seconds

Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

    Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

  • Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

    Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

x