Trấn thủ Bắc Kinh, ông Tập không tham dự khóa họp của Đại Hội đồng LHQ
Khóa họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc mới được khai mạc tại New York, Tổng thống Mỹ Donald Trump và rất nhiều lãnh đạo của các quốc gia khác đều đến tham dự. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình lại không đích thân tới dự.
Lý do ông Tập không tham dự là để chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi vì Đại hội 19 đối với ông Tập Cận Bình, đối với Trung Nam Hải, đối với tương lai Trung Quốc xác thực là vô cùng quan trọng.
Đại hội 19 của ĐCSTQ sẽ diễn ra vào ngày 18/10, dù không ít quan điểm cho rằng ông Tập Cận Bình đã hoàn toàn kiểm soát bố cục nhân sự, nhưng những mối nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn trong Trung Nam Hải.
Truyền thông Hong Kong dẫn lời của bình luận viên chính trị Vương Đức Bang cho biết, trước khi Đại hội 19 diễn ra, các tập đoàn lợi ích đang vật lộn sinh tử có thể sẽ liên kết lại gây áp lực ép ông Tập Cận Bình chấm dứt chiến dịch phòng chống tham nhũng.
Trong tình huống các tập đoàn lợi ích phản công, “liên minh phản Tập” của tập đoàn Giang Trạch Dân có thể nắm cơ hội này, phát động chính biến tài chính.
Ngoài các vấn đề cần giải quyết trong nội bộ ĐSCTQ ra, ông Tập hiện tại còn đối mặt với nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên, cũng như những áp lực từ quốc tế.
Ngày 15/09, Thượng Báo (Đài Loan) đăng bài bình luận phân tích rằng, trong vòng 3-5 năm tới ông Tập Cận Bình, liên minh phản Tập, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống mỹ Donald Trump sẽ là những nhân tố chính quyết định trật tự ở khu vực Đông Á thậm chí toàn thế giới.
Trong đó, Kim Jong-un chỉ biết dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ tính mạng và quyền lực của mình, tính toán duy nhất của ông Kim chính là ngày để thử nghiệm hạt nhân, tên lửa đạn đạo cho lần tiếp theo. Còn điều ông Tập Cận Bình hy vọng nhất là, không xảy ra đại sự trước Đại hội 19, để ông có thể thuận lợi hoàn thành việc bố trí nhân sự cấp cao của ĐCSTQ.
Nếu như trước Đại hội 19, Kim Jong-un chỉ động miệng không nã pháo, chính là biểu hiện của việc ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un và đã đạt được một thỏa hiệp nào đó; còn nếu Kim Jong-un lại tiến hành thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng tên lửa đạn đạo, thì chứng tỏ ông Kim đang bức bách ông Tập đàm phán, hoặc là đã hoàn thành giao dịch với liên minh phản Tập gây áp lực cho ông Tập, cản trở việc bố trí nhân sự Đại hội 19 của ông Tập.
Nhân sĩ bình luận thời sự Văn Chiêu hiện đang sống ở nước ngoài phân tích chỉ ra: Phe Giang có quan hệ mật thiết gia tộc họ Kim của Triều Tiên, Kim Jong-un có thể bị phe Giang điều khiển, gây rối làm khó ông Tập Cận Bình. Trước Đại hội 19, nếu nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiền được đẩy lên cao trào, thì phe Giang sẽ nhân cơ hội này ép ông Tập Cận Bình phải nhượng bộ.
Vì thế, mấu chốt là nằm ở cuộc chiến quyền lực giữa ông Tập Cận Bình và liên minh phản Tập trong nội bộ ĐCSTQ. Nếu như ông Tập có thể tiêu diệt thế lực phản Tập, thì tất cả các nguy cơ khác cũng biến mất.
Bắc Kinh hiện tại đang lưu truyền 2 câu đồng dao. Câu thứ nhất là: “Thủy Công không đổ, Hạch tâm khó giữ”, Thủy Công chính là ám chỉ Giang Trạch Dân, là ý nói nếu Giang Trạch Dân không bị xét xử thì Tập hạt nhân vẫn ở trong nguy hiểm.
Câu thứ 2 là: “Khánh Phụ bất tử, lục nạn khó ngưng”, Khánh Phụ chính là ám chỉ Tăng Khánh Hồng, nhân vật đầu não thứ 2 của phe Giang, ý nói nếu ông như Tập Cận Bình không bắt Tăng Khánh Hồng, thì Tăng sẽ tiếp tục gây rối, Đại hội 19 khó có thể tổ chức thuận lợi.
Lê Hiếu biên dịch