TQ: Trùng Khánh sạt lở đất nghiêm trọng, thành phố núi trở thành ‘thành phố nước’

21/07/20, 13:43 Trung Quốc

Vào khoảng 6 giờ ngày 16/7, mưa lớn liên tục đã gây ra 3 vụ sạt lở đất tại thị trấn Đôn Hảo, quận Khai Châu, thành phố Trùng Khánh. Vụ tai nạn đã khiến 3 người chết và 4 người mất tích. 

Một trận mưa lớn ở Vạn Châu, Trùng Khánh vào ngày 16/7. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo thống kê của Cục Quản lý Khẩn cấp Trùng Khánh, thảm họa lũ lụt và lở đất lần này đã gây tổn thất nghiêm trọng cho 180.000 người tại 206 xã và thị trấn ở 19 quận huyện như Vạn Châu, Phù Lăng, Bắc Bội và Vĩnh Xuyên v.v, với thiệt hại về kinh tế lên đến 159 triệu nhân dân tệ (NDT).

Người dân: Xây dựng bừa bãi đã phá hủy sự cân bằng sinh thái

Ông Lý – Một cư dân sống ở Trùng Khánh chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng: “Năm nay ở Trùng Khánh trời cứ như bị dột vậy. Mưa lớn đã kéo dài trong 40 ngày. Nhà cửa thì ẩm ướt, ngay cả quần áo cũng không có để thay nữa.” 

Nhiều phương tiện truyền thông cho biết, nguyên nhân gây ra trận lở đất là do mưa lớn. Mặt khác, việc khai thác quá mức đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho thảm thực vật, làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất tại đây. 

Ngày nay, không chỉ các thành phố tiến hành phát triển và xây dựng bất động sản, mà cả các quận và thị trấn nhỏ cũng đang bắt chước theo. Khắp nơi đều là đường nhựa và sàn bê tông. Những nơi trước đây là đồng ruộng, ao mương thì nay lại biến thành những tòa nhà cao chọc trời khiến bề mặt đất không thể hút nước. 

Những nơi trước là đồng ruộng, ao mương thì nay là những tòa nhà cao chọc trời, đường nhựa và bê tông khiến hiệu suất hấp thụ nước của đất đô thị là vô cùng thấp. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Do đó, khi cơn mưa lớn ập đến, hiệu suất hấp thụ nước của đất đô thị là vô cùng thấp và rất dễ hình thành ngập úng. Khắp nơi đều theo kiểu “nhập gia tùy tục”, nên trong đầu cứ luôn nghĩ làm cách nào để kiếm ra tiền, tất cả đều lấy việc kiếm tiền làm mục đích. Hệ sinh thái ban đầu của địa chất, thổ nhưỡng đã bị phá hủy hoàn toàn, dẫn đến những thảm họa địa chất liên miên như lũ lụt, sạt lở v.v.

Ông Lý cho biết: “Mùa Đông và mùa Xuân năm ngoái, nước sông Dương Tử tại một số khu vực như Vũ Hán, An Khánh… đã cạn đến nỗi có thể nhìn thấy cả đáy.” “Trong mùa khô, nước sông đều bị chắn lại tại hồ chứa nước. Khi mùa mưa đến, hồ chứa lại được mở ra để xả lũ.” 

Tuy nhiên, điều này đã đi ngược lại với ý định ban đầu là xây dựng hồ chứa để kiểm soát lũ. Trước khi xây dựng hồ nước, chưa bao giờ có việc nước sông Dương Tử cạn đến mức nhìn thấy cả đáy. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây, sau khi đập Tam Hiệp được xây dựng. Ông nói tiếp: “Các hồ chứa đang lưu trữ nước để tạo ra điện. Nhưng hóa đơn tiền điện của người dân vẫn chẳng hề được giảm. Gần đây, người ta nói rằng giá điện sẽ lại tăng lên.”

Hồ Bà Dương nằm ở hạ lưu sông Dương Tử cạn trơ đáy vào thời điểm tháng 12/2019. (Ảnh: Reuters)

Tin tức từ phía chính phủ đều được tuyên truyền thống nhất

Một người từ Cục Thủy Lợi Trùng Khánh chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng, vụ sạt lở đất xảy ra là do gần đây mưa lớn rất nhiều.

Ông cho rằng: “Lượng mưa tương đối cao khiến độ ẩm của đất bị bão hòa, vì thế mới có thể gây ra lở đất. Bây giờ mực nước của sông Ô Giang – nhánh sông lớn nhất ở phía Nam thượng nguồn sông Dương Tử cũng đang đầy, gây đe dọa lớn đối với mực nước sông Dương Tử”.

Một người từ Trung tâm dự phòng Trùng Khánh cho biết: “Chúng tôi tại đây không tiết lộ bất kỳ thông tin riêng biệt nào, không cung cấp bất kỳ dịch vụ xã hội nào và không cung cấp dữ liệu tương ứng. Nếu anh muốn biết tình hình, anh có thể liên hệ với người phát ngôn báo chí của chúng tôi. Tất cả các báo cáo bên ngoài của chúng tôi đều được tuyên truyền thống nhất thông qua các phương tiện truyền thông”.

Mưa lớn ở Trùng Khánh gây ra nhiều vụ lở đất và sập đường. (Ảnh: std.stheadline)

Vào khoảng 6 giờ ngày 16/7, ba vụ lở đất đã xảy ở quận Khai Châu, thành phố Trùng Khánh, một vụ lở đá nguy hiểm đã xảy ra tại tổ 5 của làng Vân Môn, thị trấn Đôn Hảo. Tảng đá nguy hiểm với thể tích khoảng 50 mét khối rơi xuống từ đỉnh dốc cao khoảng 100 mét, khiến cho một ngôi nhà dưới chân núi bị hư hại nghiêm trọng và 4 người bị chôn vùi. 

Tại tổ 2 thôn Chính Dương, một trận sạt lở đất phát sinh ngay cạnh một khu nhà, người trong nhà cũng trực tiếp bị lũ quét cuốn đi. Tương tự, tại tổ 9 thôn Bạch Nham, phát sinh sạt lở đất ngay đằng sau nhà khiến nhà cửa bị hư hại, người dân bị chôn sống. Kể từ tháng 7 tới nay, sạt lở đất đã xảy ra ở nhiều nơi của Trùng Khánh, trong đó Kỳ Giang, Vu Khê, Dậu Dương… là những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Đồng thời, tại một số khu vực như Đồng Nhân ở Quý Châu, Thường Đức ở Hồ Nam và Khai Hóa ở Chiết Giang… cũng phát sinh sạt lở đất. 

Vạn Châu ở gần Khai Châu cũng bị ngập lụt

Vào ngày 16/7, tại quận Vạn Châu, thành phố Trùng Khánh có mưa lớn xối xả, lũ lụt dữ dội. Nhiều đoạn đường bị ngập nặng, đường phố, xe cộ cũng bị chìm trong nước, khiến nhà cửa bị hư hại, nước lũ xông thẳng vào trong nhà. Một số cư dân mạng cho biết: “Con đường đã bị phá hủy chỉ trong 30 giây và thành phố núi đã trở thành thành phố nước”.

Được biết, trạm thu phí Ngũ Kiều ở Vạn Châu đã đóng cửa, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đường cao tốc bên dưới đã bị ngập chỉ trong nháy mắt. Mặt đường của thị trấn Thất Kiều ở Vạn Châu nước ngập từ 30 – 40mm. Người dân địa phương nói: “Đây là trận lụt chưa từng thấy trong mấy chục năm qua.” Nhưng một số cư dân mạng lại nghi vấn: “Mưa có mấy chục mm nước sẽ không gây ra thiệt hại lớn như vậy. Nhất định là do hồ chứa mở cổng xả lũ mà gây ra.”

Theo thống kê của các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, vụ sạt lở đất đã ảnh hưởng tới 6.211 hecta hoa màu, trong đó có 1.157 hecta không có thu hoạch, 218 ngôi nhà bị sập và 924 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau, thiệt hại kinh tế trực tiếp là 159 triệu NDT.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x