TQ phản ứng thô bạo khi một cầu thủ bóng rổ kêu gọi chấm dứt đàn áp Tây Tạng

22/10/21, 15:32 Thế giới

Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn ở Trung Quốc sau khi một cầu thủ của của câu lạc bộ Boston Celtics quay một đoạn video ngắn kêu gọi chấm dứt sự đàn áp đang diễn ra của Bắc Kinh ở Tây Tạng.

Cầu thủ bóng rỗ Enes Kanter của đội Boston Celtics trong Ngày Truyền thông Celtics ở Canton, Massachusetts ngày 27/9/2021. (Ảnh qua Reuters)

Mặc chiếc áo phông đen có in hình Đức Đạt Lai Lạt – nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Ma, hôm 20/10, cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ – Enes Kanter đã lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh trong một video dài 2 phút, nói rằng chính quyền này đã tạo ra bầu không khí ngột ngạt trong khu vực, khiến ít nhất 150 người người Tây Tạng phải tự thiêu phản đối đàn áp.

Kanter cho biết anh không thể im lặng được nữa khi biết về những cuộc đàn áp lên người dân Tây Tạng, “đơn giản vì lên tiếng cho quyền tự do là việc mà bạn và tôi đều xem là lẽ đương nhiên.”

“Chỉ có người dân Tây Tạng mới có quyền quyết định tương lai của Tây Tạng,” Kanter nói, đồng thời nói thêm rằng anh sẽ sát cánh với “các anh chị em Tây Tạng”“ủng hộ mục tiêu tự do của họ”.

Vào tối 20/10, anh mang đôi giày có cụm từ “Giải phóng Tây Tạng” trong trận đấu với New York Knicks.

Sự thẳng thắn của Kanter đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ mặc dù Twitter bị cấm ở Trung Quốc. Kể từ sáng 21/10, tất cả các trận đấu được phát trực tiếp của Celtics đều bị gỡ khỏi Tencent – gã khổng lồ phát video trực tuyến ở Trung Quốc.

Các trận đấu sắp tới của Celtics sẽ chỉ có ở dạng hình ảnh và văn bản, theo lịch trình của Tencent Sports.

“Chúng tôi hoan nghênh những người bạn không thiên vị, đề cao tính khách quan trên khắp thế giới đến Tây Tạng. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ chấp nhận các cuộc tấn công và bôi nhọ sự phát triển của Tây Tạng,” Uông Văn Bân, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 21/10. Ông Bân nói Kanter đang “theo đuổi sức ảnh hưởng”“cố thu hút sự chú ý”.

Trước đây Bắc Kinh cũng từng tổ chức các chuyến tham quan đến Tây Tạng và Tân Cương nhằm đáp lại những chỉ trích của phương Tây, liên quan đến vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, những chuyến tham quan như vậy rất hiếm và luôn bị kiểm soát chặt chẽ. Các nhà báo nước ngoài có rất ít cơ hội tiếp xúc với người dân địa phương mà không có sự giám sát từ phía chính quyền.

Trên trang Weibo chính thức của Celtics, một nền tảng nổi tiếng tương tự blog của Trung Quốc, những người dùng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc đã có những lời lẽ khiếm nhã, một số kêu gọi sa thải Kanter. Hôm 20/10, một trang người hâm mộ của Celtics trên Weibo, với hơn 610.000 người theo dõi, đã lên tiếng xin lỗi vì đã không chú ý đến mạng xã hội của một cầu thủ NBA và thông báo rằng họ sẽ ngừng cập nhật bất kỳ thông tin nào liên quan đến đội này.

“Chúng tôi sẽ kiên quyết chống lại bất kỳ hành vi nào phá hoại sự hòa hợp dân tộc và phẩm giá của đất nước”, thông cáo nêu rõ.

Việc loại bỏ các trận đấu của Celtics đánh dấu lần thứ hai NBA thu hút được sức nóng tại Trung Quốc trong 2 năm gần đây.

Vào tháng 10/2019, Daryl Morey, khi đó là tổng giám đốc của Houston Rockets, đã tạo ra phản ứng dữ dội khi đăng một tweet hình ảnh có chứa câu biểu ngữ “Đấu tranh cho tự do. Sát cánh cùng Hồng Kông,” một khẩu hiệu phản đối  nổi tiếng trong phong trào ủng hộ dân chủ của xứ “cảng thơm,” chống lại sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh. Morey sau đó đã xóa bài tweet.

Sau đó, NBA đã lên tiếng xin lỗi vì bài đăng mà họ cho là “không phù hợp và đã làm tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm của người hâm mộ thể thao Trung Quốc,” nhưng tuyên bố này đã giúp ngăn việc hàng loạt nhà tài trợ Trung Quốc cắt đứt quan hệ.

Tencent và đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã tạm ngừng phát sóng các trận đấu của Houston Rockets trong hơn một năm. Ủy viên NBA Adam Silver sau đó cho biết họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận và đã chống lại áp lực từ Bắc Kinh sa thải Morey, người đã từ chức vào tháng 11 năm ngoái và trở thành chủ tịch của Philadelphia 76ers.

Kể từ khi Morey rời đi, 76ers cũng đã bị nhắm mục tiêu. Kể từ cuối tháng 12 năm ngoái, Tencent đã không phát video trực tiếp mà chỉ cập nhật văn bản và hình ảnh các trận đấu có sự tham gia của đội này.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

    Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

    Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

x