TQ lợi dụng vị thế thành viên WTO làm ‘giàu bất chính’ 20 năm

30/10/21, 12:21 Thế giới

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đã không tuân thủ cam kết thương mại công bằng trong 2 thập kỷ qua và cố ý làm vậy, mặc cho thế giới đang hướng tới quá trình chuyển đổi sang hướng thị trường tự do.

Trong 20 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã không tuân thủ và chưa bao giờ có ý định tuân thủ cam kết thương mại công bằng. (Ảnh qua NTD)

“Trung Quốc chưa bao giờ thực sự tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.” Clyde Prestowitz, chủ tịch và là người sáng lập của Viện Chiến lược Kinh tế, đã tận dụng lợi thế của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], nói với tờ Epoch Times. 

“Nếu bạn chỉ nhìn vào những hành vi mà Trung Quốc đã làm với Úc trong thương mại, cụ thể là việc ngừng nhập khẩu hàng của Úc, thì thật đáng buồn. Tất nhiên, Trung Quốc đang tìm cớ biện minh,” ông nói.

Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu thịt bò, than và nho của Úc với  những lý do hết sức vô lý, một phần của hành động áp bức kinh tế, bên cạnh thuế quan đối với rượu vang và lúa mạch của Úc. Nhiều bên cho rằng Bắc Kinh cay cú và đang trả đũa sau khi Canberra kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Vào ngày 26/10, WHO đã đồng ý thành lập một hội đồng để xem xét các mức thuế cao của Trung Quốc đối với rượu vang nhập khẩu Úc. Đây là lần thứ 3 Úc phải nhờ đến can thiệp từ WTO đối với một sản phẩm nông nghiệp trong vòng chưa đầy một năm.

“Úc là một trong số rất nhiều thành viên WTO đã trải qua điều này “, Đại sứ Úc George Mina cho biết khi ông phát biểu trong cuộc họp rà soát về chính sách thương mại của Trung Quốc lần thứ 8 tại WTO ở Geneva vào ngày 20 và ngày 22/10. Ông cho biết Trung Quốc “đã và đang ngày càng thách thức các quy tắc và chuẩn mực thương mại toàn cầu.”

“Các quy định của WTO không cho phép các quốc gia thành viên – bất kể họ lớn đến mức nào – áp đặt các điều kiện như vậy đối với các quốc gia khác,” Mina lưu ý.

Theo Politico, gần 50 phái đoàn đã tham gia cuộc họp rà soát, hầu hết đều chỉ trích hoạt động của Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua.

Luật sư David Bisbee của Hoa Kỳ nói rằng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc “làm chệch hướng” đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, bên cạnh các cáo buộc khác bao gồm hành vi thiện vị doanh nghiệp nhà nước, hạn chế dữ liệu, thực thi mờ ám quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm mạng và lao động cưỡng bức.

“Ngày nay, những thách thức đó vẫn đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta,” ông nói.

Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, làm tổn hại đến sự đổi mới công nghiệp ở các quốc gia phát triển, khiến các công ty, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và châu Âu, mất lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tiên tiến.

“[Nên] thuyết phục các chính phủ khuyến khích các công ty của họ rời khỏi Trung Quốc… đồng thời cắt giảm xuất khẩu của Trung Quốc, nó cũng sẽ gửi một thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc – rằng Trung Quốc hoặc sẽ phải thay đổi – hoặc chơi một mình,” nhà phân tích kinh tế Trung Quốc Antonio Graceffo nói với Epoch Times.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước

Các báo cáo cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn không cảm thấy họ được chào đón ở Trung Quốc do các hạn chế về việc tham gia thị trường mà đại lục đang áp dụng. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc lại có thể hoạt động với ít hạn chế hơn ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 7/11/2016 cho thấy các học sinh đang đọc sách trong một lớp học ở trường tiểu học “Hồng quân” Yang Dezhi, tỉnh Quý Châu. Những trường học thư thế này là một ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” được đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy để tăng cường tính hợp pháp của nó, bị các nhà phê bình lên án là chính sách tẩy não. (Ảnh qua AFP)

Các phòng thương mại nước ngoài ở Trung Quốc đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt bảo hộ không công bằng và thiên vị tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước – vốn cũng là trọng tâm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

“Trung Quốc có thể là một nền kinh tế theo định hướng thị trường, nhưng theo tôi, nó không phải là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Chính phủ của họ có quá nhiều quyền kiểm soát đối với nền kinh tế và đối với các công ty,” bà Graceffo nói.

Theo Graceffo, bằng một số biện pháp, các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm 40% nền kinh tế Trung Quốc, đó là chưa tính các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát.

“Các công ty thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước kiểm soát hoặc được nhà nước ưu đãi, được tiếp cận vốn. Họ lấy nguyên liệu thô từ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường,” Ông nói.

Các biện pháp xử lý theo kiểu phân biệt cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ của chính phủ đối với các tranh chấp pháp lý, các khoản vay ngân hàng, các khoản vay ưu đãi và trợ cấp.

Ông nói: “Hoa Kỳ không thể làm gì để điều này trở nên công bằng. Theo tôi, nền kinh tế Trung Quốc phù hợp nhất với định nghĩa chủ nghĩa phát xít, đó là kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước.”

Tiêu chuẩn kép

Graceffo cho biết phương Tây đã ngầm công nhận tiêu chuẩn kép của Trung Quốc. “Hầu hết các nước phương Tây có hai bộ quy tắc, một bộ dành cho các công ty nước ngoài và một bộ cho Trung Quốc.”

Ông nói: “Các công ty Trung Quốc được phép đầu tư vào hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng có một danh sách dài các lĩnh vực mà các công ty Hoa Kỳ không được phép đầu tư vào Trung Quốc.”

“Có một danh sách khác mà một công ty Hoa Kỳ có thể đầu tư, nhưng chỉ với một đối tác liên doanh 51% và đồng ý chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc là một điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực đó.”

Graceffo cho biết ông ngày càng lo ngại về quy định chuyển giao công nghệ bắt buộc của Trung Quốc.

Một luật bảo mật dữ liệu mới có hiệu lực vào ngày 1/9, yêu cầu tất cả các công ty ở Trung Quốc phân loại dữ liệu mà họ nắm giữ thành nhiều loại và kiểm soát cách dữ liệu được lưu trữ và chuyển đổi cho các bên khác. 

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ tuyên bố rằng theo luật pháp Trung Quốc, họ không được phép cho bên thứ 3 kiểm toán, Graceffo nói: “Nếu một công ty Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố kiểu như vậy ở Trung Quốc, họ sẽ bị đóng cửa ngay lập tức và các chủ doanh nghiệp có thể bị bỏ tù.”

“Hãy nhìn vào những điều nhỏ bé mà chúng ta thường coi đó là điều hiển nhiên,” ông nói.

“Trung Quốc thiết lập các viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Thế giới có được phép thành lập Viện Abraham Lincoln hay Trung tâm Socrates ở Trung Quốc không? Hiển nhiên là không, luật về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với các trường học ở Trung Quốc đang ngày càng chặt chẽ hơn.”

Trong một lệnh vào cuối tháng 7 có vẻ như là nhằm giảm nhẹ khối lượng học tập của học sinh, chính quyền Trung Quốc đã quy định việc các cơ sở dạy thêm ngoài khuôn viên trường, có cung cấp dịch vụ giảng dạy nước ngoài hoặc tuyển dụng gia sư ở nước ngoài, là bất hợp pháp.

Các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung Quốc đã chấm dứt 286 quan hệ đối tác giữa các trường đại học Trung Quốc và nước ngoài, chẳng hạn như Đại học New York, Viện Công nghệ Georgia và Đại học Thành phố London.

Nó đã không đối xử với các quốc gia và công ty nước ngoài theo cách mà Tổ chức Thương mại Thế giới nên đối xử,” Prestowitz nói

Ông cho biết vấn đề chính không phải là về sự thay đổi. “Chúng ta không thể thay đổi [Trung Quốc]. Chúng ta có thể thay đổi chính mình.”

Không muốn thay đổi

Tháng 12 năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tuy nhiên các nhà phân tích nhận thấy Trung Quốc không có khuynh hướng muốn thay đổi hành vi của mình.

Công nhân kiểm tra một container tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc vào ngày 14/1/2019. (Ảnh qua Getty Images)

Tại cuộc họp rà soát của WTO ở Geneva, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã phủ nhận những hành vi sai trái, đồng thời yêu cầu WTO khẳng định sự tham gia trong tương lai – với tư cách là một nước đang phát triển. Điều này cho phép Trung Quốc tiếp tục hưởng lợi từ ưu đãi thương mại đơn phương, một kế hoạch không yêu cầu có đi có lại từ các nước hưởng lợi.

Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của WTO vào ngày 11/12/2001, nước này vẫn luôn tuyên bố mình là “nước đang phát triển”.

Mặc dù WTO không định nghĩa Trung Quốc là nước “phát triển” hay” đang phát triển”, mà để các thành viên quyết định, nhưng sự phân biệt này cho phép một nước đang phát triển tự cho mình đặc quyền làm ít nghĩa vụ hơn, bằng cách miễn trừ nhiều điều khoản. Nó cũng phê duyệt khung thời gian dài hơn trong việc tuân thủ các quy tắc toàn cầu về thương mại điện tử, trợ cấp, nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo, v.v.

Hơn 3/4 thành viên WTO hiện tự coi mình là các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường – bao gồm cả Trung Quốc.

“Việc nghĩ rằng nếu họ phải tuân thủ tất cả các quy tắc, họ sẽ không thể kiếm tiền hoặc phát triển nhanh chóng, vì vậy Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới đã đưa ra cho Trung Quốc một thời hạn rất tự do để đạt 100% tuân thủ,” Graceffo nói.

Tuy nhiên, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là quốc gia thương mại hàng đầu, từ chối từ bỏ yêu sách mà họ đã cam kết trong 2 thập kỷ qua.

Trong khi đó, vào năm 2019, cả Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á và Đài Loan, nền kinh tế lớn thứ bảy, đều quyết định không tìm kiếm ưu đãi đặc biệt do vị thế kinh tế toàn cầu được nâng cao.

“Khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này dường như chưa bao giờ có ý định tuân theo các quy định của WTO,” nhà kinh tế và tác giả Milton Ezrati nói với Epoch Times.

Graceffo nói: “Đó không phải là một phép màu do Trung Quốc tạo ra, mà là các chính trị gia của Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc giao thương với thế giới.”

Ông tin rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc, yêu cầu nước này thay đổi cách thức giao dịch và các hoạt động.

“Đây là những vấn đề cơ bản, mang tính hệ thống trong hệ thống kinh tế và chính trị Trung Quốc. Trung Quốc coi bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi các chính sách này đều là vi phạm chủ quyền [của nó],” Graceffo nói.

“Và Trung Quốc sẽ không bao giờ tự nguyện làm điều đó,” ông nói thêm.

“Trong khi đó, việc áp dụng các phương pháp này được nhắm mục tiêu trong giai đoạn đầu của thỏa thuận hai giai đoạn được ký kết vào tháng 1/2020,” Ezrati cho biết. Ông tin rằng Hoa Kỳ có ít lựa chọn ngoài việc áp đặt thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và nói rõ rằng chúng sẽ được giữ nguyên nếu và cho đến khi Bắc Kinh thay đổi hành vi của mình.

“Còn tôi nghi ngờ việc Biden có thể, như lời ông ta nói, ông ta muốn, đoàn kết các đồng minh, trong hoặc ngoài WTO,” Ezrati nói.

“Đầu tiên, người châu Âu dường như quyết tâm chơi trò 2 phe. Mặt khác, WTO cho đến nay đã cho thấy nó không có khả năng xử lý kỷ luật đối với việc Trung Quốc ngang nhiên vi phạm các quy tắc của nó.”

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x