TQ cưỡng chế di dời: Dân phải bán máu kiếm sống, kêu khóc oán khí ngút trời

02/09/20, 09:52 Trung Quốc

Lấy cớ giúp người dân tộc thoát nghèo trong năm 2020. Các quan chức Trung Quốc ra sức cưỡng chế, di dời họ đến những nơi “hiện đại hóa”, và tất nhiên là người dân phải trả cho chính phủ 1 khoản gọi là “phí định cư”.

Chính sách “Xoá đói giảm nghèo” của ĐCSTQ khiến người nghèo càng nghèo hơn. (Ảnh: Xinhua)

Một trong những đối tượng đang phải khốn khổ với chính sách này của chính quyền Trung Quốc chính là dân tộc người thiểu số Lô Lô. “Làng vách đá” thuộc châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn – tỉnh Tứ Xuyên là một trong những ngôi làng tại phía Tây Nam Trung Quốc là nơi sinh sống của họ.

Người dân tộc này từ trước đến nay vẫn sống trong những ngôi nhà được đắp lên bằng bùn đất. Họ kiếm sống qua ngày bằng việc thu hoạch những loại cây mọc trên núi, hoặc những mảnh ruộng nhỏ mà họ canh tác.

Ngôi làng có tên gọi như vậy là do nơi đây có vách đá gần như thẳng đứng. Mỗi khi muốn xuống thị trấn phía dưới, thì dân làng phải sử dụng những chiếc thang mây chông chênh được xây dựng từ rất lâu.

Với mục tiêu đưa ra là giúp cả nước thoát nghèo vào năm 2020, thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách di dời người Lô Lô đến những ngôi nhà hiện đại trong thị trấn. Chính quyền Bắc Kinh gọi kế hoạch của họ là dự án “xóa đói giảm nghèo”.

Người dân tại làng đã chia sẻ sự việc với Epoch Times, họ cho rằng việc cưỡng chế di dời của chính quyền đã làm mất đi lối sống truyền thống của họ. Trong khi đó, dân làng còn phải chi trả chi phí tái định cư. Đây là một khoản tiền quá lớn đối với họ – những người khó khăn về tài chính, và đã quen sống trên núi trong nhiều thế hệ như thế này.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, chính quyền địa phương đã bắt đầu di dời dân làng đến các căn hộ mới, được xây bên dưới vách đá từ tháng 5/2020.

Nhìn bề ngoài có vẻ như đang cải thiện, tuy nhiên dân làng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm kế sinh nhai mới tại nơi được chuyển đến, và họ không đủ tiền để trả chi phí tái định cư. Điều này khiến cho người dân nơi đây đã khó khăn nay lại càng thêm phần khó khăn hơn. 

Cuộc sống đang yên lành bỗng dưng trở nên khốn khó

Akemoya (bút danh) và 5 thành viên trong gia đình của anh đã được chuyển đến một căn hộ mới, với diện tích khoảng 100 mét vuông. Chi phí tái định cư mà anh phải trả cho chính quyền là gần 8,5 triệu VNĐ mỗi người. Đây là một khoản tiền lớn đối với gia đình Akemoya. Không còn cách nào khác, anh phải đi vay tiền để trả khoản phí đó.

“Hiện tôi vẫn chưa thể trả lại số tiền đã vay”, Akemoya nói.

Anh vô cùng lo lắng về cách kiếm sống tại thị trấn mới, do chưa bao giờ được học qua trường lớp bài bản, cũng như không được trang bị kỹ năng, kỹ thuật cần thiết cho một công việc trong xã hội hiện đại. Những ngày sắp tới, anh sẽ phải làm gì đó để lo cho vợ và 2 con.

Akemoya cho biết, tổ tiên của anh đã sống tại những ngôi làng ven sườn núi trong nhiều thế hệ, bằng cách nuôi gà, lợn và chăn bò cỏ. “Chúng tôi sinh sống bằng nghề làm nông, và tự cung tự cấp”, anh nói. “Nếu không có chuyện gì xấu xảy ra tại làng, thì chúng tôi sẽ đủ ăn đủ mặc”.

Chi phí tái định cư mà người Lô Lô phải trả cho chính quyền là gần 8,5 triệu VNĐ cho mỗi người. Và họ đã phải đi vay tiền để trả khoản phí đó. (Ảnh: News.cn)

Sống ở thành thị nhưng không đủ tiền để mua rau củ

Chalier (bút danh) – một người Lô Lô khác cũng không thích ứng được với lối sống mới, nhưng anh khẳng định mình không còn lựa chọn nào khác: “Chúng tôi không muốn rời đi, nhưng phải làm theo lệnh từ chính quyền”. 

Chính quyền địa phương bàn giao cho Chalier một căn hộ rộng 100 mét vuông, cho gia đình gồm 4 thành viên. Để có đủ tiền trả phí di dời, anh đã phải bán đàn gia súc và dê của mình.

Trước đây, gia đình anh tự trồng trọt, và sinh sống bằng chính những sản phẩm mình làm ra. Họ không có thu nhập cố định từ năm này qua năm khác, nhưng luôn có thể đủ để chu cấp cho cả nhà. 

Chalier hiện đang làm việc bán thời gian tại các công trường xây dựng tại địa phương.

“Một ngày làm việc tại công trường chỉ được trả 100 NTD (khoảng 340 nghìn VND). Do không thể tìm được công việc ổn định, nên hầu như tôi toàn ở tại nhà khi công trường không có việc. Đại dịch năm nay cũng đã khiến chúng tôi không thể ra ngoài. Giờ thì tôi cứ sống ngày qua ngày thôi. Chẳng còn cách nào khác cả”, Chalier chia sẻ.

Chalier cho biết, việc làm công trường thậm chí không giúp anh kiếm đủ tiền để mua rau củ. Đây là nhóm thực phẩm đang tăng giá trong thời gian gần đây. 

“Ở nhà [ngày trước], mọi thứ luôn có sẵn trong vườn. Chả mất một đồng nào cả”, Chalier nói.

Trước đây, người dân tự trồng trọt, sinh sống bằng chính những sản phẩm mình làm ra. Giờ bị cưỡng ép di cư, sống ở thành thị nhưng không đủ tiền để mua rau củ. (Ảnh: Getty Images)

Ép người dân đến mức tự tử

Theo một báo cáo của Bitter Winter, một tạp chí về nhân quyền ở Trung Quốc. Năm 2019, tại tỉnh Hà Nam miền Trung Trung Quốc, một cụ bà 90 tuổi đã treo cổ tự vẫn trong nhà của mình.

Hàng xóm của bà nói với Bitter Winter rằng, một ngày trước đó các quan chức địa phương đã ép buộc bà chuyển nhà, nhưng bà nói rằng bà không có nơi nào để đi. Chỉ làm như vậy họ mới có thể đáp ứng hạn ngạch thoát nghèo mà cấp trên áp xuống.

Chuyển đến nhà mới phải bán máu để kiếm tiền

Một nông dân tỉnh Hà Bắc Trung Quốc đã kể cho Bitter Winter nghe câu chuyện của mình. Cô cho biết chính sách “xóa đói giảm nghèo” của chính quyền đã khiến họ phải bán máu để duy trì cuộc sống.

Các quan chức địa phương đã buộc gia đình cô phải chuyển từ nơi cư trú của họ đến một ngôi nhà mới, nhưng cô phải vay 4000 đô la để trùng tu lại “ngôi nhà mới”, vì nó xuống cấp quá tệ.

Vào thời điểm đó, họ hoàn toàn không có tiền để mua thức ăn. Không còn cách nào khác, chồng của cô đành phải đi bán máu của mình để lấy tiền trang trải.

Cô vừa khóc vừa kể với Bitter Winter: “Chúng tôi ngay cả cuộc sống cơ bản cũng chẳng có, chính quyền đang dồn chúng tôi vào đường cùng! Tôi biết bán máu có hại cho sức khỏe, nhưng chúng tôi chẳng còn cách nào khác để duy trì cuộc sống của mình”.

Cô cho biết, chính quyền còn quá đáng hơn nữa khi họ dán một thông báo tại nhà của cô, nói rằng cô đã được trợ cấp hơn 2.000 đô la, nhưng một xu cô cũng thấy.

Chính sách “xóa đói giảm nghèo” của chính quyền đã khiến họ phải bán máu để duy trì cuộc sống. (Ảnh: BBC)

Biến làng mạc thành điểm du lịch sau khi cưỡng chế di dời

Akemoya cho biết, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch xây dựng một điểm du lịch tại ngôi làng cũ của anh.

“Rất có thể toàn bộ người dân trong làng sẽ bị di dời”. Anh cho biết hiện đang có khoảng 70-80 hộ gia đình vẫn đang sống tại làng vách đá.

Akemoya cho biết thêm, chính quyền đang cấm dân làng xây dựng nhà bằng vách đất truyền thống, và đã bắt đầu phá dỡ nhà của những hộ gia đình đã di dời trước đó.

Anh khẳng định cuộc sống sẽ khó khăn trong thời gian tới, và cho rằng chính quyền đang đề ra một “dự án giữ thể diện”, mà không hề giúp cải thiện cuộc sống của họ. 

“Chỉ là tôi không muốn nợ tiền người khác. Sau này khi con tôi đi học, tôi không muốn phải nợ học phí. Đó là những gì tôi mong muốn”, anh chia sẻ.

“Dự án giữ thể diện” là gì?

Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các quan chức trên toàn quốc phải đảm bảo, đưa tất cả người dân Trung Quốc thoát nghèo trước cuối năm 2020.

Và hiện chỉ còn 3 tháng để đưa đất nước thoát khỏi “nạn đói”. Nếu các quan chức nào không thể đưa người dân địa phương thoát nghèo, thì sẽ phải đối mặt với sự nghiệp bị tàn lụi. Để đáp ứng hạn ngạch, một số họ đã thi hành nhiều biện pháp cực đoan như cưỡng chế di dời đối với những trường hợp nói trên, thậm chí còn dùng các biện pháp rất tàn bạo.

Nếu mục tiêu này thất bại, thì nó sẽ là một cú sốc lớn đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, vì ông ấy đã nỗ lực thúc đẩy nó trong suốt 5 năm qua.

Với tình hình trước mắt, một cựu quan chức Trung Quốc nói rằng, năm nay Trung Quốc nên ngừng tự gọi mình là một “nước giàu có”, vì hiện tại gần một nửa dân số Trung Quốc có thu nhập trung bình dưới 150 đô la mỗi tháng.

Một trường tiểu học địa phương thậm chí còn không có bảng đen. Họ đã phải dùng các bức tường đá được sơn quét bằng xi măng và mực để phục vụ cho việc học tập.

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x