Lũ lụt ở An Huy 40 ngày chưa rút, người dân thống khổ không chốn dung thân
Vào ngày 22/7 năm nay, để đảm bảo an toàn cho các khu vực khác, đoạn đê Thạch Đại ở huyện Lư Giang, tỉnh An Huy đã bị phá, lũ dữ dội đổ về phía các ngôi làng xung quanh, mực nước nhanh chóng dâng cao đến 8 mét. Sau 40 ngày, người dân địa phương cho biết mực nước ở nhà vẫn sâu hơn 2m, họ trú ở bên ngoài không vào nhà được, không có cơm ăn áo mặc, khổ không nói lên lời.
Trần Lượng (hóa danh), một người ở thị trấn Đồng Đại, huyện Lư Giang, nói với phóng viên Epoch Times: “Cho đến nay nước vẫn chưa rút đi, nước trong nhà chúng tôi vẫn sâu khoảng 2 mét, và tầng một vẫn chìm trong nước. Trước đó, chính phủ nói là đang đẩy nước đi, nhưng khi nào nước có thể rút đi thì vẫn chưa biết?”.
Theo Trần Lượng, đê Thạch Đại và đê Ngưu Quảng đều ngập trong nước, khoảng cách ngắn nhất giữa hai thị trấn là khoảng 30 km. Có hàng chục nghìn người ở khu vực đê Thạch Đại có nhà mà không về được, buộc phải thuê nhà ở bên ngoài.
Trần Lượng thuê nhà đã hơn 40 ngày, chính phủ cấp một bao gạo và một thùng dầu, rồi không quản gì nữa. “Không có thứ gì để trả phí thuê nhà”, anh ta nói.
“Thời gian đầu, chúng tôi dựa vào họ hàng bè bạn, nhưng chỉ có thể ở 3 đến 5 hôm rồi dọn ra ngoài, thời gian lâu đần, không đến nhà ai ở được nữa. Bây giờ mọi người đều đang thuê nhà bên ngoài, nhưng cũng không kiên trì được bao lâu nữa, sắp không còn gì để ăn rồi”, Trần Lượng nói.
“40天了,家里水还有2米多深,水还没有退,1楼还在水里面。还早着呢,政府说是在排呢,什么时候能退去?哪知道呢?!”#安徽 #合肥 #庐江县 扒圩泄洪,造成2个镇全部泡在水里,几万居民被迫弃家离乡,已40余天,洪水仍未退去。
👉 https://t.co/cR2UJ98KoH pic.twitter.com/2OvhzoFLJ8— 澳洲大紀元 (@epochtimesau) September 1, 2020
Trần Lượng kể lại rằng vào đêm trước khi xảy ra lũ lụt, chính quyền yêu cầu người dân sơ tán, họ không nói là sẽ xả lũ, không cho mang theo bất cứ thứ gì, ngay cả lúc đi cũng không cho mang theo.
“Đến 8h30 sáng ngày 22/7, chúng tôi muốn chuyển đồ ra cửa, bộ đội đến bảo không được chuyển, trực tiếp đưa người đi, thứ gì cũng không mang ra được, chỉ có mang theo một bộ quần áo trên người, ngay cả quần áo để thay cũng không có. Sau khi ra ngoài, tôi phải tự mình mua tất cả”.
Trần Lượng nói, hiện tại họ đang thuê một căn nhà rộng hơn 20 mét vuông, tiền thuê hàng tháng hơn 500 tệ, hơn nữa còn không ngừng tăng.
“Nhà tôi có bốn người, hai con nhỏ. Mọi chi phí (bao gồm cả tiền thuê nhà) trong một tháng là hai đến ba nghìn tệ, còn phải phụ dưỡng cha mẹ”. “Ít nhất phải cho người dân ăn cơm, cho chúng tôi thức ăn và quần áo chứ”.
Trần Lượng nói, người dân đã đến chính quyền thị trấn Đồng Đại để phản ánh, nhưng đều đã bị đuổi về; đến huyện phản ánh, cũng bị huyện đuổi về; bọn họ không thể tìm thấy nơi nào để phản ánh chuyện của họ.
Anh còn nó: “Trước đây nơi nào có thiên tai chúng tôi cũng đều quyên góp, bây giờ chúng tôi có thiên tai, thì dù người ta có quyên góp thì cũng không đến lượt, người dân chúng tôi không nhận được, đều bị quan viên và chính quyền các cấp tham nhũng rồi”.
Đê Thạch Đại bị phá để xả lũ, chính quyền không thừa nhận
Đặc biệt, điều khiến Trần Lượng cảm thấy không thể nuốt trôi là lúc đầu đê Thạch Đại không phải là “vỡ đê”, mà là để bảo vệ các khu vực khác nên mới bị người ta phá để xả lũ, nhưng chính quyền địa phương một mực phủ nhận, nói thành một vụ “vỡ đê”.
安徽王家坝第16次开闸泄洪,官媒称:上保河南下保江苏,安徽谢谢你扛下了所有! pic.twitter.com/mX09wxJEFr
— 黎明 (@jingkehanqin) July 21, 2020
Trần Lượng cho biết, nếu như họ không xả lũ ở đây, Hợp Phì sẽ bị ngập lụt. Nhưng lẽ ra chính quyền phải giải quyết ổn thỏa cho người dân, chính quyền hiện tại không quan tâm, cũng không hỏi.
“Thật sự là không thể nuốt trôi. Rõ ràng là nó bị đào, bị dỡ ra, tại sao chính quyền không thừa nhận là dỡ ra, mà lại nói là vỡ đê? Tại sao? Chúng tôi đã hy sinh lớn như vậy, lẽ nào một lời giải thích cũng không có sao?”.
Trần Lượng nói rằng, địa phương có hàng chục nghìn nhân khẩu, có hai thị trấn với khoảng 100.000 mẫu đất màu mỡ, chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi, còn có các nhà máy, tất cả đều đã mất hết rồi.
Cả đời tiết kiệm mất hết
可怜的安徽人,只能接受家园被蓄洪的既成事实,至于如何决策的,他们从来无权过问pic.twitter.com/SjYDsohWnE
— 新闻/真话 (@TuCaoFakeNews) July 21, 2020
Ngoài bài toán nan giải về sinh tồn hiện tại, một nỗi lo khác của họ là, sau khi nước rút, liệu ngôi nhà còn có thể ở được hay không?
“Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi là căn nhà, không biết có ở được hay không, bởi vì nó ngâm trong nước đã quá lâu rồi, hơn 40 ngày rồi!”. Trần Lượng nói, đây là căn nhà họ hơn nửa đời người khắc khổ xây nên, bây giờ chìm trong nước hết rồi. Nhưng chính phủ ngay cả một lời hỏi thăm cũng không có.
Trần Lượng nói rằng anh ta sống ở phố Tân Độ, vài ngày trước đã cố gắng về nhà chọn lấy thứ gì đó sử dụng để có thể tiết kiệm chút tiền, nhưng vừa về thì thấy cảnh thật thương tâm: “Không còn gì có thể dùng được nữa, trong nhà hôi đến mức tôi không thể vào được. Tất cả quần áo đều ngập trong nước, cái gì cũng không dùng được nữa”.
Trần Lượng còn có hai cửa hàng, một cái trong đó là cửa hàng vật liệu xây dựng, mọi thứ trong cửa hàng cũng đều bị ngập, thiệt hại khoảng 4-5 triệu tệ.
“Trong một tháng tôi sụt đi mười mấy cân, thật phát cáu, tôi đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở trong cửa hàng, vẫn còn những khoản nợ nước ngoài và các khoản vay trên người tôi”. Trần Lượng nói: “Bây giờ người dân khổ không nói lên lời, tâm lý đã nguội lạnh rồi, thật sự hết cách, không còn hy vọng gì ở cái Đảng này nữa”.
Gia Hưng (Theo NTDTV)