Tống Mỹ Linh 70 năm trước từng nhắn nhủ nước Mỹ: Ai rồi cũng phải phân định rõ thiện – ác

16/11/20, 11:28 Thế giới

Cách đây 70 năm, Tống Mỹ Linh – vợ của Tưởng Giới Thạch, một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Trung Quốc thời cận đại đã có một bài diễn thuyết đi vào lịch sử. Hiện nay khi nhìn lại bài diễn thuyết ấy, nhiều người không khỏi giật mình chấn động.

Đệ nhất phu nhân Trung Hoa Dân Quốc - Bà Tống Mỹ Linh đã có bài phát biểu đi vào lịch sử
Đệ nhất phu nhân Trung Hoa Dân Quốc – Bà Tống Mỹ Linh đã có bài phát biểu đi vào lịch sử. (Ảnh qua Facebook)

Bà Tống Mỹ Linh xuất thân trong một gia tộc lớn, thông thạo tình hình chính trị quốc tế và tốt nghiệp trường Cao đẳng Wesleyan nổi tiếng ở Massachusetts, Hoa Kỳ. Bà Tống được ca ngợi là “Đệ nhất phu nhân Trung Hoa Dân Quốc”.

Năm 1943, Tống Mỹ Linh – người phụ nữ phương Đông đầu tiên được Quốc hội Hoa Kỳ mời diễn thuyết về “Chiến tranh và Hòa bình”. Bà cũng là người Trung Quốc đầu tiên có bài phát biểu tại đây. Bài phát biểu này khiến mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc, và nó cũng giúp ích rất lớn cho chiến thắng sau này của cuộc kháng chiến. Bà được bình chọn là một trong mười phụ nữ được ngưỡng mộ nhất Hoa Kỳ.

Sau chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc Kháng chiến chống Nhật, tình hình quốc tế đã có những thay đổi mới. Quốc tế Cộng sản đã thâm nhập vào thế giới, và giúp ĐCSTQ nắm chính quyền ở Trung Quốc. Chỉ trong vài năm, tổ chức này đã nâng cao sức mạnh quân đội của ĐCSTQ lên gấp nhiều lần, đồng thời kiểm soát giới chính trị và dư luận Hoa Kỳ. 

Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người thuộc mọi tầng lớp ở Hoa Kỳ đều cho rằng, ĐCSTQ là một nhà cải cách ruộng đất “đấu tranh cho tự do”. Ngoại trừ một số nhà lãnh đạo sáng suốt như tướng Patton, tướng MacArthur và Đại sứ Stuart, thì rất ít người ở Hoa Kỳ có thể nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ.

Cuối năm 1948, để lật ngược tình thế, Tống Mỹ Linh một lần nữa sang Hoa Kỳ để tìm kiếm viện trợ nước ngoài, nhưng đã không thay đổi được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Cuối cùng, ĐCSTQ đã nắm chính quyền. 

Vài tháng sau, vào ngày 6/1/1950, Anh – một đồng minh của Thế chiến II đã công nhận chính quyền chuyên chế của ĐCSTQ. Các đồng minh quốc tế đều tin rằng, cuối cùng thì Chính phủ Quốc dân ở Đài Loan sẽ bị đánh bại.

Lúc này, Tống Mỹ Linh quyết định từ Mỹ trở về Đài Loan, trước khi đi bà đã phát biểu “Bài diễn thuyết với toàn bộ đài phát thanh Hoa Kỳ tại New York”, trong bài phát biểu này, với một thái độ đúng mực, bà nói rằng Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng dù trong tình cảnh nào. 

Cuộc chiến tranh này không phải là nội chiến của Trung Quốc, mà là cuộc chiến giữa thiện và ác trên toàn thế giới. Bà Tống tin rằng trong tương lai: Tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ phải đưa ra sự lựa chọn giữa tự do và chủ nghĩa cộng sản. Tức là lựa chọn giữa thiện và ác, và cuối cùng, công lý sẽ chiến thắng tà ác!

Hơn 7 thập kỷ qua đi, giờ đây khi làn sóng chống ĐCSTQ toàn cầu đang dấy lên mạnh mẽ, đoạn diễn thuyết này lại được lật giở lại, điều này càng có ý nghĩa lịch sử hơn bao giờ hết. Sau đây là toàn văn của bài diễn thuyết:

Các bạn thân mến:

Hôm nay tôi nói chuyện với các bạn, là muốn gửi lời chào tạm biệt đến tất cả mọi người. Cảm ơn sự hiếu khách của các bạn. Hy vọng rằng lần sau tôi đến Hoa Kỳ, không khí có thể dễ chịu hơn, đất nước chúng tôi đã giành lại được tự do, thoát khỏi vó sắt của giặc ngoại xâm.

Mỗi khi rời khỏi nước Mỹ, tôi không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng hụt hẫng. Tôi không chỉ là một du khách, mà thuở thiếu thời tôi đã sống ở đây rất nhiều năm, đã nhận được tất cả sự giáo dục ở đây, cũng như đã được mở mang tầm mắt giúp tôi có thể phục vụ người dân đất nước này. 

Vài ngày nữa, tôi sẽ trở lại Trung Quốc. Tôi sẽ không quay trở lại Nam Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải hay Quảng Châu, tôi cũng sẽ không trở lại Đại lục của chúng tôi, mà tôi sẽ quay trở lại đảo Đài Loan – nơi có dân tộc của tôi. Đài Loan là pháo đài hy vọng của chúng tôi, và là căn cứ để chống lại một kẻ dị tộc (ĐCSTQ) đang tàn phá đất nước chúng tôi.

Dù có hay không có sự trợ giúp, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục chiến đấu. Chúng tôi sẽ không thất bại, và hàng triệu đồng bào của chúng tôi đang cùng dốc sức cho cuộc kháng chiến trường kỳ này. Chỉ cần chúng tôi còn một hơi thở cuối cùng, chỉ cần chúng tôi có niềm tin vào Thượng Đế, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh, và từng ngày từng giờ đều kiên trì miệt mài để đấu tranh cho tự do.

Chúng tôi phải lấy độc trị độc. Chúng tôi phải chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù bằng tinh thần bất khuất và lòng kiên trì được cuộc sống ban tặng. Người của chúng tôi ở khắp mọi nơi trên Trung Quốc Đại lục, cầm trên tay ngọn đuốc rực cháy của tự do. Sự dối trá, gian lận, lừa bịp và tuyên truyền của kẻ thù, không những phải bị tiêu diệt bằng những viên đạn, mà còn phải bị đánh bại bằng sự thật.

Đồng bào bị áp bức trên Đại lục, chỉ cần tiếng còi hô hào vang lên, chắc chắn họ sẽ hưởng ứng, hợp tác phản công lại đội quân tàn ác, đánh đổ sự thống trị tàn bạo của ĐCSTQ.

Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi quyết tâm sẽ cống hiến cả sinh mạng.

Những gì chúng tôi có thể khiến mọi người thấy, có thể là nhiều lần thất bại. Những ai tham sống sợ chết, không màng đến đạo lý có thể cho rằng Trung Quốc vô phương cứu chữa và muốn xóa sổ Trung Quốc.

Bà Tống Mỹ Linh diễn thuyết năm 1950 trước khi rời Mỹ về Đài Loan
Bà Tống Mỹ Linh diễn thuyết năm 1950 trước khi rời Mỹ về Đài Loan. (Ảnh qua ET)

Tôi hy vọng rằng cho dù tiếng nói của tôi len lỏi đến ngóc ngách nào của thế giới tự do, nó đều có thể khơi dậy những người yêu tự do, khiến họ nhận ra một Trung Quốc bị bỏ rơi và cô độc, giờ đây chỉ có một khẩu súng duy nhất để bảo vệ tự do. Thế giới đã bị chia cắt thành hai thành lũy lớn, là Tự do và chủ nghĩa Cộng sản, trong một tương lai không xa sẽ có hàng vạn người khác phải đứng trước lựa chọn giữa hai trận tuyến này, rốt cuộc họ sẽ đấu tranh cho tự do? Hay là sẽ quỳ gối làm nô dịch (cho chủ nghĩa cộng sản)?

Mọi người phải hiểu rằng, chúng tôi đã chọn đấu tranh cho tự do. Đây không phải – và thế giới nên biết rằng đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh của chúng tôi. Cuộc đấu tranh hiện nay ở Trung Quốc là giai đoạn đầu của cuộc xung đột rất lớn giữa thiện và ác, tức là khởi đầu của cuộc đấu tranh giữa Tự do và chủ nghĩa Cộng sản.

Chồng tôi lãnh đạo nhân dân của mình trong cuộc đấu tranh chống Cộng sản hơn 20 năm. Ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự rạn nứt giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản vào năm 1926. Ông ấy tin tưởng sâu sắc rằng, những nỗ lực có chủ ý của Nga vào thời điểm đó là nhằm ra sức cướp đoạt đất nước của chúng tôi. Ông thấy rằng, Trung Quốc đã trở thành vật thí nghiệm cho mọi thủ đoạn, mánh khóe, và những mánh khóe và thủ đoạn này từ đó đã trở thành chiến thuật mà Nga sử dụng để chống lại thế giới.

Tổng thống Tưởng Giới Thạch là người đầu tiên trong số các chính khách trên thế giới vạch trần âm mưu của ĐCSTQ, và ông cũng là người đầu tiên bắt đầu chống ĐCSTQ. Cách đây vài năm, ông lần đầu tiên được ca ngợi vì lòng dũng cảm và sự kiên trì chống lại cái ác của mình. 

Bây giờ thì nó đã bị xúc phạm. Dù thời thế có thay đổi nhưng con người này vẫn không thay đổi. Chồng tôi vẫn lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm, cũng như tà thuyết của bọn chúng với tinh thần bất khuất.

Nhân dân của chúng tôi với lòng sắt son tiếp tục đấu tranh giữ nước. Chỉ cần chúng tôi còn sót lại dù chỉ một hơi thở cuối cùng, chừng nào còn có dị tộc chiếm lãnh thổ Trung Quốc, thì chúng tôi vẫn phải cố thủ vào một nơi, bất kể là đảo Đài Loan hay pháo đài trên núi, để tiếp tục đấu tranh. Tôi nói với các bạn điều này để nêu lên sự thật, không phải để truyền bá hay tiêm nhiễm ý kiến ​​chính trị.

Những người hèn nhát về mặt đạo đức hiện đang bỏ rơi chúng tôi. Với một trái tim nặng trĩu, tôi thấy rằng Anh – một đồng minh trước đây đã từng hy sinh hàng triệu sinh mạng trước văn đàn tự do. Nhưng giờ đây lại bị các nhà lãnh đạo của mình dẫn dắt vào cái bẫy của âm mưu chính trị. 

Nước Anh đã bán linh hồn dân tộc với giá vài đồng bạc, tôi thấy thật là “vô liêm sỉ”! Lợi ích có được từ vài đồng bạc này là xương máu, mồ hôi nước mắt đã đổ xuống ở chiến trường tự do. Bất cứ ai xấu xa về mặt đạo đức sẽ không bao giờ là tiền đề công lý chính trị.

Điều mà chân lý đòi hỏi ở mỗi quốc gia, là sống trong bầu không khí tự do và tôn nghiêm của nhân loại dựa theo truyền thống của quốc gia đó, đây cũng là bản chất của văn hóa Trung Hoa. Người dân của đất nước chúng tôi – thậm chí phải đối mặt với uy lực của dị tộc, hoặc thậm chí cơ thể của họ bị nô dịch bởi bạo lực của dị tộc, miễn là mắt họ nhìn thấy ngọn hải đăng tự do trong căn cứ Đài Loan – họ sẽ không bao giờ từ bỏ văn hóa Trung Hoa. Linh hồn của chúng tôi tự do, tâm cảnh của chúng tôi cũng tự do. Vì vậy, chúng tôi cũng phải cố gắng hết sức.

Trong cuộc chiến bảo vệ tự do này, nhiều người trong chúng tôi đã hy sinh, nhưng mọi người sẽ tiếp tục vùng lên chiến đấu. Không ngày nào kẻ xâm lược được sống trong hòa bình. Không một cường quốc nào có thể ký hiệp ước, không một chính trị gia nào có thể soạn thảo khế ước, để bóp nghẹt khát vọng tự do của người dân Trung Quốc. 

Các bà mẹ sẽ hát về tự do trong các bài hát ru, các ông bố sẽ kể về tự do trong bữa cơm, và các học sinh nhỏ tuổi sẽ ngầm ra tín hiệu tự do cho nhau. Dù người nông dân bị cướp đi, nhưng đất đai vẫn sẽ sinh trưởng, những thứ mọc lên trên mặt đất dành cho kẻ thù, không phải là nho hay hoa quả, mà là những bụi gai.

Trung Quốc ban đầu được giải phóng khỏi bàn tay xâm lược của ngoại bang, hoàn toàn nhờ vào phong trào cách mạng vĩ đại do ông Tôn Trung Sơn chủ trương. Sau khi phong trào này phát triển thành phong trào quần chúng, cuối cùng đã đánh đuổi được quân xâm lược và lập nên Trung Hoa Dân Quốc.

Không thế lực nào có thể xóa bỏ sự thật này. Chúng tôi không bao giờ tin tưởng vào vũ lực, mà chỉ tin vào những nguyên tắc đối nhân xử thế. Các dân tộc khác có thể từ bỏ những nguyên tắc này vì lợi hại, được mất. Nhưng vào thời điểm sống còn quan trọng, chúng tôi thậm chí càng phải nỗ lực hơn kiên trì hơn nữa để giữ vững những nguyên tắc đó. Tinh thần bất khuất này là bằng chứng cho thấy, chúng tôi có lịch sử lâu đời nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời. Nhiều công dân của bạn đã sống ở đất nước của chúng tôi. Nhân dân của các bạn đã giúp đỡ và an ủi chúng tôi. Những gì các bạn dành cho chúng tôi là một món quà của tình yêu, các bạn chưa từng đòi hỏi phải được báo đáp. Tên của các bạn sẽ luôn được nâng niu như một biểu tượng của tình bạn và tình yêu.

Tôi không thể đòi hỏi người dân Mỹ bất cứ điều gì nữa. Trong những tháng tôi ở đất nước của các bạn, tôi đã không phát biểu diễn thuyết, cũng chẳng hô hào. Mặc dù đất nước của tôi rất cần sự giúp đỡ của các bạn, nhưng tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc cạnh tranh nào để cầu xin sự giúp đỡ.

Tôi muốn nói cho các bạn biết tại sao tôi lại im lặng. Khi một quốc gia thực hiện một hành động chính đáng, cũng giống như một người đang hành thiện, phải xuất phát từ lương tâm của mình, chứ không phải dựa theo yêu cầu hay đòi hỏi của người khác. Mà các hành động được xuất phát từ lòng nhân từ, lòng trắc ẩn và chính nghĩa. Mà chính nghĩa chính là thiện, vì bản chất của chính nghĩa chính là thiện.

Có lẽ bạn nghĩ tôi quá kiêu ngạo chăng? Các bạn của chúng tôi thân mến! Đất nước của tôi đã bị sỉ nhục, chính phủ của tôi hiện giờ cô đơn trên một hòn đảo xa lạ. Bruce của Scotland đã từng bước ra khỏi hang động và đứng cùng người dân của mình. Chúng tôi cũng phải ra khỏi hòn đảo và sát cánh cùng người dân của chúng tôi. 

Trong giai đoạn như vậy, vừa ra sức khẩn cầu lại có thể giữ vững được tôn nghiêm là điều không thể. Các bạn yêu quý hay vứt bỏ chúng tôi, chỉ trong lòng các bạn hiểu rõ.

Cho dù các bạn giúp Trung Quốc đấu tranh cho tự do, hay đã từ bỏ tự do, đều do ý chí của các bạn quyết định.

Tôi có thể hứa gì với các bạn? Tôi có thể đảm bảo gì với các bạn? Lẽ nào tôi phải cạnh tranh với những kẻ chỉ nói suông đó sao?

Chúng tôi đứng với hai bàn tay trắng và sẵn sàng nhận sự trợ giúp, chúng tôi đứng một cách nhún nhường và mệt mỏi. Khát vọng hòa bình và không còn phải lo nghĩ nhiều của chúng tôi còn cấp thiết hơn cả việc xin miếng cơm miếng bánh, nhưng chúng tôi không thể từ bỏ cuộc đấu tranh cho tự do, và chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc đấu tranh cho tự do. Dù có hay không có sự trợ giúp, Trung Quốc quyết sẽ đấu tranh cho tự do.

Chiến đấu một mình đòi hỏi thời gian lâu hơn, tính mạng hy sinh nhiều hơn. Nếu có sự trợ giúp, chúng tôi sẽ chiến thắng nhanh hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, cuối cùng chúng tôi cũng nhất định sẽ được tự do.

Quân đội của chúng tôi có ý chí chiến đấu kiên cường, và tôi tin chắc rằng bản năng yêu tự do và tuân theo chính nghĩa của nhân loại cuối cùng sẽ chiến thắng, họ thề sẽ tiếp tục chiến đấu. Sự thật cho chúng tôi biết rằng, công lý cuối cùng sẽ chiến thắng.

Nga (ám chỉ Đảng Cộng sản Nga và ĐCSTQ mà nước này ủng hộ) không bao giờ có thể tận hưởng một ngày hòa bình ở Trung Quốc. Nga không bao giờ có thể chiếm được Trung Quốc. Trung Quốc nhất định sẽ được tự do”.

Việt Anh

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x