Toàn cầu hóa phải chăng sẽ kết thúc?
Toàn cầu hóa, xu hướng thống trị kinh tế và thương mại thế giới trong nhiều thập kỷ qua có thể sẽ bị đảo ngược. Từ cuộc khủng hoảng tài chính do Brexit đến việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, toàn cầu hóa đang có dấu hiệu chững lại.
“Sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu hóa được đặc biệt nhấn mạnh ở sự tự do thương mại, tự do lưu thông vốn đầu tư và khai thác thị trường lao động ngước ngoài giá rẻ hơn”. Đó là định nghĩa của từ điển Merriam-Webster về toàn cầu hóa – xu hướng đã thống trị kinh tế và thương mại thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Và giờ đây, có thể mọi thứ sẽ đảo ngược. Từ cuộc khủng hoảng tài chính do Brexit đến việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, toàn cầu hóa đã có dấu hiệu chững lại.
“Bối cảnh chính trị đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cầu hóa”, Jason Rotenberg và Jeff Amato của Bridgewater đã viết trong một báo cáo khách hàng hồi Thứ Sáu (11/11).
Bridgewater là công ty quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với khối tài sản có giá trị ước tính khoảng 150 tỷ USD.
Đây là chủ đề định kỳ diễn ra trong các phân tích của phố Wall về chiến thắng của Trump. Và ngay cả trước khi Trump chiến thắng, các nhà chiến lược và nhà phân tích đã cảnh báo sự xuất hiện của tình trạng này.
Nếu năm 2008 đánh dấu đỉnh cao của sự tăng trưởng, thì năm 2016 là một bước thụt lùi lớn của toàn cầu hóa, theo giám đốc ngoại hối, nhà chiến lược của Ngân hàng Deutsche George Saravelos nói trước cuộc bầu cử.
Xuất khẩu đang giảm
Xuất khẩu trên thế giới đã có xu hướng liên tục tăng lên trong nhiều thập niên, nó chỉ giảm trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ 2 và trong cuộc Đại Suy thoái những năm 1930. Xuất khẩu tiếp tục tăng cho đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi mọi thứ bắt đầu chững lại.
Thương mại toàn cầu đạt đỉnh điểm vào năm 2008
“Sau Thế chiến II, hội nhập toàn cầu cuối cùng cũng đã bắt đầu trở lại”, Saravelos nói trước cuộc bầu cử. “Nhưng nhìn vào bằng chứng trong năm nay, nó đã chứng minhg điều này đang bị đảo ngược”. Xuất khẩu thế giới đã suy yếu và giảm dần trong hai năm qua.
Nhu cầu giao dịch thương mại đang suy yếu
Toàn cầu hóa đã trở nên ngày càng ít phổ biến hơn, cùng với sự bất mãn được tìm thấy trong đa số các hiệp định thương mại mới.
“Số lượng giao dịch thương mại mới đạt mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ”, theo Saravelos tại Ngân hàng Deutsche.
Sự gia tăng chí phí cho lao động từ những nước đang phát triển
Lao động giá rẻ ở các thị trường mới nổi, lực lượng thúc đẩy toàn cầu hóa trong nhiều thập kỷ trước nay đã trở nên đắt đỏ hơn.
“Phần lớn các nguồn lợi từ nền kinh tế thị trường mới nổi đã được khai thác”, Bridgewater lưu ý. “Điều này đặc biệt đúng ở Trung Quốc, nơi đồng tiền mạnh (so với mặt bằng chung toàn cầu) kết hợp với chi phí lao động trong nước cao, khiến nước này ngày càng xa rời khỏi thị phần thương mại toàn cầu”.
Đồng thời, lợi thế chi phí xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc so với nước nhà đã không còn chênh lệch nhiều như trước.
Hoàng An, Theo Business Insider