Tòa phúc thẩm Mỹ: Chính phủ in “Chúng ta tín thác vào Chúa” lên tiền tệ là hợp pháp
Hôm 29/5, các thẩm phán của tòa phúc thẩm thứ 6 của Mỹ đã bác bỏ một vụ kiện vô thần khi phán quyết rằng: Việc in tiêu ngữ quốc gia “In God We Trust” (Chúng ta tín thác vào Chúa) lên tiền tệ là hoàn toàn hợp pháp.
Đây là một chiến thắng dành cho những người mong muốn bảo tồn các di tích tôn giáo trong đời sống cộng đồng Mỹ.
Cụ thể, một liên minh của những người theo thuyết vô thần, người theo chủ nghĩa nhân đạo và người Do Thái đã đệ đơn kiện thách thức tính hợp hiến của Phương châm Quốc gia của Mỹ: “Chúng ta tín thác vào Chúa”.
Những người theo thuyết vô thần lập luận rằng, sự xuất hiện tiêu ngữ quốc gia trên tiền tệ Mỹ tương đương rằng chính phủ ép buộc họ chấp nhận phương châm quốc gia. Trong khi người Do Thái cho rằng, việc này “tấn công” niềm tin tôn giáo sâu sắc trong lòng họ. Tức là theo nguyên đơn, việc in câu tiêu ngữ này đã gây ra gánh nặng niềm tin cho họ. Điều này đã vi phạm Đạo luật Tái phục hồi Tự do Tôn giáo (RFRA) và Đạo luật Bổ túc Thứ Nhất.
Nguyên đơn tin rằng, việc in tiêu ngữ trên tiền tệ buộc họ mang theo nó và truyền bá thông điệp mà họ không hề đồng tình, đồng thời ủng hộ sự tồn tại của một tôn giáo mà họ không tôn thờ.
Một người Do Thái nói rằng: việc in tiêu ngữ trên tiền tệ ảnh hưởng việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo của ông đến mức nó lôi kéo ông trong việc in ấn không mong muốn này. Đây là điều tội lỗi theo luật Mosaic (luật của Đạo Do Thái).
Michael Newdow là người đại diện của liên minh này. Ông đã kiện Chánh án John Roberts vì đã bổ sung câu “So help me God” (Xin chúa giúp con!) vào cuối lời tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama.
Lúc đó, thẩm phán Jane Branstetter Stranch đã bác bỏ tất cả những lời cáo buộc này. Mặc dù bà đồng ý nguyên đơn có đủ tư cách tiến hành việc tố tụng để bảo vệ RFRA, nhưng Stranch giải thích rằng: Gánh nặng niềm tin của việc in phương châm quốc gia lên tiền tệ không đủ lớn để phán quyết là vi phạm pháp luật.
Bà lưu ý, các phương thức thanh toán có thể thay thế cho tiền mặt vẫn sẵn sàng phục vụ họ như: thẻ tín dụng hoặc séc. Mặt khác, các nguyên đơn đã không lý giải được tại sao các phương pháp bổ trợ này không phải là “lựa chọn thay thế khả thi”.
“Dòng tiêu ngữ in trên tiền tệ chỉ tạo nên sức ép đáng kể cho các nguyên đơn và vi phạm niềm tin tôn giáo của họ khi: Việc sử dụng phương thức thanh toán thay thế khác đem lại sự phiền phức lớn hơn so với tiền mặt. Chẳng hạn như nguyên đơn không có được sự tiện lợi khi sử dụng tiền mặt tham gia vào các giao dịch cần thiết”, bà viết.
Các nhà bình luận pháp lý của Đảng Bảo thủ mặc dù hài lòng về kết quả, nhưng họ đã nhận ra vấn đề trong phán quyết của Stranch.
Trong Tạp chí Quốc gia, Diana Verm – Người của Quỹ Becket về Tự do Tôn Giáo khẳng định, phán quyết vào hôm 29/5 có thể cho phép những người theo chủ nghĩa vô thần vũ khí hóa RFRA, để họ tiến đến các vụ kiện tụng kéo dài vô tận.
Bà giải thích, “phương án thay thế khả thi” mà Stranch sử dụng sẽ yêu cầu nguyên đơn cho thấy rằng việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ hoàn toàn bị loại bỏ, nhằm chứng minh chính sách của chính phủ đã vi phạm đạo luật RFRA ở một tiêu chuẩn cao hơn nó được so sánh với pháp luật hiện hành.
“Không khó để tưởng tượng được làm thế nào mà các tiêu chuẩn này sẽ gây tổn hại đến các tín đồ tôn giáo, thông qua các quy định ngu ngốc, sự quan liêu của chính phủ, hoặc những rào chắn được đưa ra từ phía một chính quyền thù địch“, bà viết.
Verm cũng chỉ rõ rằng: Quan điểm của liên minh không hội đủ điều kiện để bảo vệ RFRA. Vì chủ nghĩa vô thần không phải là tôn giáo, mà nó là triết học. Thứ không được pháp luật bảo vệ.
“Nếu nhóm người theo chủ nghĩa Tự do Tôn giáo dựa vào đạo luật RFRA để nhận định rằng: Phán quyết hôm 29/5 cho thấy tất cả các tôn giáo khác là sai, thì đây chính là thứ cho phép việc kiện tụng tập thể được diễn ra“, bà viết. “Điều đó còn khiến việc in tiêu ngữ lên tiền tệ làm giảm giá trị của quyền tự do tôn giáo”.
Thẩm phán cũng bác bỏ lập luận rằng dòng tiêu ngữ vi hiến, và giải thích, tiêu ngữ được dùng để phục vụ cho tất cả các tôn giáo với mục đích chung là nuôi dưỡng các niềm tin tôn giáo. Nó không được sinh ra để tạo nên sự phẫn nộ cho người vô thần.
Bên nguyên đơn có thể kháng cáo quyết định này lên Tòa án Tối cao Mỹ.
Uniwriter (dịch)