Tin theo Kinh Thánh, Matthew Maury trở thành người đầu tiên khám phá ra các dòng hải lưu trên biển

13/10/18, 09:31 Tri thức

Matthew Maury một nhà hải dương, khí tượng học thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã dành cả cuộc đời của mình cho việc nghiên cứu về đại dương, và trên hết mọi nghiên cứu của ông đều bắt nguồn từ việc ông tin vào Kinh thánh.

Matthew Maury trở thành người đầu tiên khám phá ra các dòng hải lưu trên biển. (Ảnh: t/h)

Matthew Maury (1806-1873) là nhà hải dương, khí tượng học thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Ông có biệt danh là “người tìm đường trên biển” và đồng thời là cha đẻ của ngành Hải Dương học hiện đại. Với những ghi chép về biển cả, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc lập biểu đồ về gió và dòng hải lưu trên biển, thúc đẩy giao thông hàng hải của nhân loại có những bước tiến vô cùng ngoạn mục.

Matthew Maury đã cống hiến cả cuộc đời mình để nghiên cứu gió, mây, thời tiết, các đặc điểm của đại dương và trên hết đó chính là Kinh Thánh. Ông rất tâm đắc một câu trong Thánh Thi số 8 đó là: “… bất kỳ mọi con đường đều đi qua biển cả”. Ông cho rằng nếu chiếu theo lời giảng của Thiên Chúa thì chắc chắn sẽ có đường trên biển, do đó ông đã bỏ nhiều tâm huyết để tìm ra những “con đường” này.

Cựu sĩ quan hải quân Mỹ này là một tín đồ Kitô giáo, ông thường xuyên đọc Kinh Thánh theo bản dịch của vua James. Ông không hề có chút nghi ngờ nào đối với Kinh Thánh và điều đó đã giúp ông đạt được một số khám phá đáng chú ý trong khoa học.

“Chim bay trên trời, cá lặn dưới biển và bất kỳ mọi con đường đều đi qua biển cả. Hỡi Chúa của chúng con, tên người thật tuyệt diệu trên khắp thế gian!” Thánh Thi 8: 8,9.

Bước vào hải quân từ năm 19 tuổi, tuy nhiên 14 năm sau, một tai nạn đã khiến cho Maury phải lui về làm các công việc hậu cần. Với tài năng của mình, 3 năm sau ông được bổ nhiệm làm giám đốc Đài quan sát Hải quân Hoa Kỳ ở Washington.

Trong 19 năm, ông đã nghiên cứu nhật ký hải trình của các thủy thủ trong quá khứ, từ đó biên soạn một số kiến thức về gió biển và các dòng hải lưu. Để nghiên cứu tốc độ và hướng của dòng hải lưu, Maury đã thả “những cái chai trôi nổi” có trọng lượng tương đối nặng lên mặt biển để chúng không bị gió làm ảnh hưởng. Bên trong chai ông đặt một tờ hướng dẫn để khi có người nhặt được họ sẽ hiểu và biết cách liên lạc với ông.

Chuyến du thuyền đầu tiên trên ” Brandywine khoảng năm 1831. (Ảnh từ history.navy.mil)

>>> Thuyết vô thần là sự mê tín lớn nhất (P2): Đa số các nhà khoa học đều theo thuyết hữu thần

Đó là một công trình không tưởng và đòi hỏi khá nhiều tâm huyết, từ vị trí cũng như thời gian mà những cái chai được tìm thấy để phác thảo một biểu đồ các dòng hải lưu – “những con đường” của biển – sau này nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành khoa học về hàng hải.

“Để ban trọng lượng cho gió, Ngài đã đo lường mật độ nước”. Trích từ Sách Job 28:25 (thuộc Kinh Cựu Ước)

Năm 1855, Maury cho xuất bản cuốn sách đầu tiên về hải dương học hiện đại, “The Physical Geography of the Sea and Its Meteorology” (tạm dịch: Địa – Vật lý dưới Biển khơi và Khí tượng học của nó). Trong tác phẩm này, Maury đã trình bày về hải dương học dưới góc nhìn của một tín đồ Cơ-Đốc giáo. Ông trích dẫn nhiều đoạn Kinh Thánh vào cuốn sách và giải thích rằng:

‘… Mặc dù trên thực tế việc không khí có trọng lượng đã được đề cập [trong sách Job] từ rất lâu, nhưng các nhà triết học đã không hề nhận ra được sự thật này mãi cho đến giai đoạn gần đây, và nó được họ tuyên bố như là một khám phá vĩ đại. Tuy nhiên, [từ trước đó] vấn đề này cũng đã được nêu rõ trong “Sách tự nhiên” (có từ thời trung cổ) và Kinh Khải Huyền; đối với trẻ sơ sinh, áp suất khí quyển có thể giúp bé mút sữa từ ngực của người mẹ”.

Sau đó Maury còn vẽ phác thảo vùng biển nối giữa Châu Âu và Hoa Kỳ thuộc Đại Tây Dương, cho thấy tính khả thi của việc đặt cáp ngầm ở vùng biển này. Maury mất năm 1873, tên tuổi ông đã được đưa vào “Hall of Fame for Great American”.

Đài tưởng niệm danh dự của ông được đặt ở trung tâm thành phố Richmond, tiểu bang Virginia, trên đó có ghi rằng: ‘Matthew Fontaine Maury, người tìm đường trên biển, một thiên tài, người đầu tiên hiểu rõ đại dương và những quy luật khí tượng bí ẩn của biển. Nguồn cảm hứng của Ngài đến từ Kinh thánh, sách Thánh Thi 8:8 và sách Truyền đạo 1: 6 (thuộc Kinh Cựu Ước)”.

Đài tưởng niệm danh dự của ông được đặt ở trung tâm thành phố Richmond. (Ảnh: flickr)

“Gió thổi về hướng nam, rồi vòng lên hướng bắc,

Không ngừng đi vòng vòng, cứ thế mà xoay vòng”. Trích từ sách Truyền đạo 1: 6.

Người ta thường cho rằng Kinh Thánh không phải là cuốn sách có tính khoa học. Tuy nhiên, những chi tiết trong Kinh Thánh lại là chủ đề để nhiều nhà khoa học vĩ đại – trong đó có Matthew Maury – thực hiện nhiều khám phá khoa học xuất sắc.

>>> Những nghiên cứu bất ngờ: Hầu hết các nhà khoa học đều tín thần

Hoàng An, theo NTEB

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x