Những nghiên cứu bất ngờ: Hầu hết các nhà khoa học đều tín thần

06/10/18, 09:00 Khoa học, Tri thức

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy số lượng các nhà khoa học không theo tôn giáo cao hơn tỉ lệ người dân vô thần nói chung, tuy nhiên phần đa các nhà khoa học lại tin rằng thần linh hay đấng siêu nhiên có tồn tại.

Các nghiên cứu cho thấy đa số các nhà khoa học đều tín thần. (Ảnh qua Instagram)

Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà khoa học thực sự tin đấng siêu nhiên có tồn tại. Nhà khoa học vô thần Lawrence Krauss cũng phải thừa nhận rằng: “Khoa học không làm chúng ta không tin vào Chúa Trời. Chúng ta nên nhìn nhận sự thật đó, sống chung với nó và đừng quá khoa trương”.

Trong nghiên cứu năm 1969, dữ liệu trong cuốn Ủy ban Carnegie Khảo sát Quốc gia về Giáo dục Đại học: Khoa nghiên cứu cho thấy, chỉ khoảng 35%, chưa tới quá nửa các nhà khoa học không tin vào sự tồn tại của thần linh.

Trong một nghiên cứu lớn khác, Elaine Ecklund và Christopher Scheitle đã khảo sát 2.198 giảng viên giảng dạy các môn học khác nhau như vật lý, hóa học, sinh học, xã hội học, kinh tế, khoa học chính trị và tâm lý học ở 21 trường đại học nghiên cứu ưu tú của Mỹ.

Tổng cộng có 75% các giáo sư đã hoàn thành bảng khảo sát. Kết quả cho thấy, ở các ngành, tỷ lệ quan điểm hoài nghi về thần linh không tương thích với bất kỳ chuyên môn cụ thể nào của các giảng viên. Nghiên cứu đưa ra các số liệu về tỷ lệ % đại diện cho số người vô thần như sau:

  • Vật lý: 40,8%
  • Hóa học: 26,6%
  • Sinh học: 41%

Tổng cộng tỷ lệ vô thần trung bình của các giảng viên ngành tự nhiên là 37,6%.

  • Xã hội học: 34%
  • Kinh tế: 31,7%
  • Khoa học chính trị: 27%
  • Tâm lý học: 33%

Tổng cộng tỷ lệ vô thần trung bình của các giảng viên ngành xã hội là 31,2%.

Những con số này cho thấy quan điểm hoài nghi thần thánh không liên quan đến lĩnh vực cụ thể nào. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tỉ lệ vô thần, chẳng hạn như, nghiên cứu cho thấy những nhà khoa học nhập cư đến Mỹ có mức độ không tin vào thần linh cao hơn những người sinh ra và lớn lên tại Mỹ.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, so với dân số nói chung, các nhà khoa học có hoàn cảnh xuất thân không tương xứng với nhau. Có người sinh ra trong hoàn cảnh tự do tôn giáo hoặc cũng có người sinh ra đã không có tôn giáo – điều đó cho thấy khác biệt về tỷ lệ tôn giáo giữa các nhà khoa học và dân số nói chung phần nào do hoàn cảnh xuất thân chứ không hoàn toàn do quá trình đào tạo khoa học hay áp lực thể chế.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà khoa học đều tin vào thần linh

Hình ảnh có liên quan
Nhà khoa học Isaac Newton từng nói: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong nghiên cứu khác được Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy rằng:

  • 33% các nhà khoa học tin vào một vị thần cụ thể.
  • 18% tin vào sức mạnh siêu nhiên.
  • 41% không tin vào thần linh hay sức mạnh siêu nhiên.
  • 7% không biết hoặc không trả lời câu hỏi.

Nghiên cứu kết luận: “Theo cuộc thăm dò ý kiến, có hơn một nửa số nhà khoa học (51%) tin vào một đấng hay sức mạnh siêu nhiên nào đó; cụ thể, 33% nhà khoa học nói rằng họ tin vào Chúa Trời, trong khi 18% tin rằng vạn vật đều có linh hồn hay tin vào sức mạnh siêu nhiên”.

Điều này cho thấy 51% các nhà khoa học tin vào một số dạng thần hoặc quyền lực cao hơn, trong khi 41% không tin. Điều này cho thấy những người vô thần không chiếm vị trí đa số trong các nhà khoa học.

Khi áp dụng nghiên cứu trong quần chúng, tỷ lệ tín thần thậm chí còn cao hơn nhiều: 83% tín thần, 12% tin rằng vạn vật đều có linh hồn hay tin vào sức mạnh siêu nhiên, 4% không tin thần, 1% không biết hoặc không trả lời câu hỏi.

Nghiên cứu khác của Elaine Howard Ecklund với các cuộc khảo sát trên toàn thế giới về tôn giáo và khoa học được tiến hành tại Đại học Rice cho thấy, hơn 50% các nhà khoa học ở Ấn Độ, Ý, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ tự ý thức mình “có tôn giáo”. Số lượng những người không “tôn giáo” nhưng tin vào một đấng thần linh nào đó có thể cao hơn tỷ lệ 50%.

Không chỉ vậy, hầu hết các nhà khoa học đều cảm thấy khoa học và tôn giáo hoàn toàn tương thích với nhau. Tin tức trên trang web của Đại học Rice cũng nói rằng:

“Khi được hỏi về các vấn đề xung đột giữa tôn giáo và khoa học, Ecklund cho biết chỉ một số ít các nhà khoa học ở mỗi phạm vi địa phương mới cho rằng khoa học và tôn giáo có xung đột. Ở Vương quốc Anh – một trong những quốc gia vô thần nhất – chỉ có 32% các nhà khoa học cho rằng giữa khoa học và đức tin tồn tại xung đột. Ở Hoa Kỳ, con số này chỉ là 29%. Và 25% các nhà khoa học Hong Kong, 27% các nhà khoa học Ấn Độ và 23% các nhà khoa học Đài Loan tin rằng khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại và bổ trợ lẫn nhau”.

Như chúng ta đã thấy, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà khoa học thực sự tin vào một đấng thần linh nào đó. Không chỉ vậy, phần lớn các nhà khoa học tin rằng tôn giáo và khoa học không hề có xung đột.

Người ta đã quá quen thuộc với câu nói hay thấy trên Internet cho rằng “hầu hết các nhà khoa học đều vô thần”, nhưng khi tìm tòi lại tất cả các nghiên cứu để xem xét một cách trung thực, thì đều phát hiện ra rằng, hầu hết các nhà khoa học có thể thực sự là người hữu thần. Nhà sử học Jeffrey Russell kết luận:

“Nếu thật sự Cơ Đốc giáo và khoa học không tương đồng, sẽ không có tín đồ Cơ Đốc nào đánh giá cao các nhà khoa học. Trên thực tế, có khoảng 40% các nhà khoa học chuyên sâu về tự nhiên là tín đồ Cơ Đốc, và nhiều người khác là tín đồ của những tôn giáo khác”.

>>> Người vô thần chỉ tin vào khoa học, các nhà khoa học lại tin vào Thần học

>>> Isaac Newton: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên

>>> Khoa học đã dẫn nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đến với Thiên Chúa như thế nào?

Bảo San, theo RFJ

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x