Tìm được một tri kỷ trong đời đã là quá đủ

27/04/15, 07:21 Đọc & Suy ngẫm

Ai từng nghe qua tích Bá Nha Tử Kì, hẳn sẽ biết câu: “Cao sơn lưu thủy, tri kỷ khó tìm”. Đối với một kiếp nhân sinh, trong đời chỉ cần có được một người tri kỷ cũng là hạnh phúc lắm rồi. Điều này rất đúng với Khải Công. Cuộc đời đầy trắc trở đắng cay của ông không gì mãn nguyện hơn khi có một người bạn tâm giao như Bảo Sâm.

Chúng ta cùng xem qua câu chuyện về “Tình yêu trọn đời của nghệ sĩ Khải Công” để hiểu hơn về phận người và nghĩa vợ tình chồng của những con người từng trải qua nhiều đắng cay trắc trở trong cuộc sống.

Khải Công (sinh 26/7/1912, mất 30/6/2005) là một nghệ sĩ nổi tiếng, nhà thư pháp, nhà giáo dục, nhà thơ và bậc thầy vĩ đại của văn học Trung Quốc. Ông là người đàn ông nhiều tài năng, từng là Giáo sư Đại học Bắc Kinh và chuyên gia tư vấn của Bảo tàng Quốc gia.

Tổ tiên của Khải Công là anh em của Hoàng đế Càn Long. Tuy nhiên, ông đã không có một cuộc sống dễ dàng hay thừa hưởng đặc quyền hoàng tộc nào.

Ảnh chụp Khải Công thời trẻ, năm 1930.

Ngày 5/3/1932 là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời Khải Công, khi bà mẹ nhờ ông tới gặp một cô nương được bà thuê để giúp đỡ các nghi lễ thờ cúng tổ tiên sắp đến. Ông chu đáo dẫn Chương Bảo Sâm, một cô gái trẻ nhỏ nhắn và dễ thương, về nhà theo như yêu cầu của mẹ mà không nghi ngờ việc bà dự định chọn cô làm con dâu tương lai.

Bảy tháng sau, Khải Công tròn 20 tuổi, đã theo ước nguyện của mẹ và kết hôn với Bảo Sâm, cô gái nhỏ 22 tuổi. Sau đám cưới, Bảo Sâm đưa em trai của mình tới sống cùng gia đình chồng, dù cô phải chịu nhiều đau khổ dưới sự cay nghiệt của mẹ Khải Công.

Sự cay nghiệt của mẹ chồng tăng thêm, vì vậy công việc của Bảo Sâm cũng lên đến quá tải. Cô phải làm mọi công việc nhà hàng ngày và chăm sóc tất cả mọi người trong gia đình, ngay cả khi phải chịu đựng nhiều điều giận dữ từ người nhà. Tuy nhiên điều lạ lùng là trên môi cô luôn thường trực nụ cười, thể hiện một sức nhẫn nại phi thường.

Khải Công không thể tin vào điều này, nhưng ông đã dần cảm thấy yêu thương người phụ nữ mộc mạc với trái tim chân thành và tốt bụng này. Không có bằng cấp, nhưng Bảo Sâm lại là bạn đời của ông và là một người phụ nữ nhân hậu, điều đó cho thấy không có kiến thức nào có thể so với sự giàu có của tâm hồn.

Khi Bắc Kinh rơi vào tay Nhật Bản vào năm 1937, Khải Công bị mất công việc giáo viên ở Trung Quốc, và gia đình họ đang ở trong tình trạng tài chính eo hẹp. Khi ông nhìn thấy Bảo Sâm vá các lỗ rách trên đôi vớ của mình, trái tim ông chất chứa bao muộn phiền. Ông quyết định bán một số tranh của mình, nhưng do dự khi đi ra ngoài vì thời tiết lạnh.

Khải Công và thầy giáo của ông Trần Nguyên.

Bảo Sâm nói với ông: “Anh chỉ cần vẽ thôi và em sẽ đi bán chúng“. Tuyết bắt đầu rơi vào chiều tối và Bảo Sâm vẫn chưa trở về nhà. Ông đã ra ngoài để tìm và thấy tuyết phủ đầy người vợ, nhưng Bảo Sâm vẫn vui mừng nói với ông: “Em đã bán được hết rồi, trừ hai cái này“. Ông ứa nước mắt vì sự tận tâm và trung nghĩa của người vợ đầu ấp tay gối.

Năm 1956, mẹ Khải Công bị ốm nặng. Bà nằm trên gường nắm tay Bảo Sâm trước khi chết và nói: “Mẹ chỉ có một đứa con trai, nhưng con cũng giống như con gái riêng của mẹ vậy“. Khi mẹ ông qua đời, Khải Công nhận ra rằng Bảo Sâm đã làm việc vất vả thế nào để chăm sóc cả hai, vì vậy ông để Bảo Sâm ngồi trên ghế và khấu đầu trước cô nói rằng: “Kiếp nhân sinh của đời này đã quá đủ khi có được một người tri kỷ“.

Sau khi trải qua những sóng gió khổ đau, một điều tồi tệ hơn đã đến. Năm 1957, Khải Công đã bị xếp vào thành phần “cánh hữu”, nhưng Bảo Sâm vẫn tiếp tục đứng bên cạnh ông. Vào năm 1970, trong suốt cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Khải Công đã bị cấm không được đọc hay viết bài. Bảo Sâm vẫn luôn động viên chồng tiếp tục công việc của mình, và cô sẽ đứng ở cửa trước canh chừng các hồng vệ binh trong khi ông luyện tập thư pháp.

Bảo Sâm bị bệnh nặng vào năm 1975, và nói với Khải Công rằng, cô đã cứu được rất nhiều bức tranh và tác phẩm của ông bằng cách chôn chúng ở sân sau. Ông đã tìm thấy bốn túi lớn những tác phẩm đầu tiên của mình được chôn ở đó. Ông than thở: “Trong đời có một tri kỷ như thế này là đủ rồi“.

Bảo Sâm luôn tự trách mình vì họ đã không có con. Cô cũng tiếc rằng họ đã không có nhà riêng, cô nói: “Sau khi kết hôn được 43 năm, chúng ta đã không có nhà riêng. Em sẽ hạnh phúc biết bao nếu chúng ta có thể sống trong chính ngôi nhà của mình dù chỉ trong một ngày”.

Một người bạn tốt đã nghe về ước muốn của Bảo Sâm và đã dọn ra khỏi nhà của mình, mời họ đến sống để tận hưởng không gian riêng trong một thời gian. Khải Công đã dọn dẹp nhà cửa cả ngày và muốn mang Bảo Sâm sang vào tối hôm đó.

Cô ấy đã qua đời trước khi ngày kết thúc, và đã không đạt được nguyện ước cuối cùng.

Sau khi Bảo Sâm qua đời, Khải Công sống một mình trong 20 năm sau đó. Những bài thơ ông viết chứa đầy nỗi nhớ thương dành cho người vợ tốt bụng và dũng cảm, người mà ông yêu thương với cả trái tim mình.

Nụ cười trên môi của Khải Công trong những năm sau đó.

Hối tiếc lớn nhất của Khải Công là họ không bao giờ đi du lịch tới những ngọn núi hay một con sông mỗi khi có dịp lễ lộc, họ đã sống phần lớn cuộc đời trong những gian khổ nhọc nhằn. Cuối cùng, ông đã bán những tác phẩm trong cả đời với giá 2 triệu Nhân dân tệ, và trao toàn bộ số tiền cho Đại học Bắc Kinh. Ông nói: “Khi vợ tôi còn sống, tôi không có tiền để cho cô ấy một cuộc sống tốt đẹp. Bây giờ cô ấy đã qua đời, tôi có nhiều tiền để làm gì chứ?“.

Ngày 30/6/2005, ở tuổi 93, cuối cùng Khải Công cũng rời khỏi thế giới này. Tình yêu của ông dành cho Bảo Sâm không hề thay đổi, ngay cả sau khi chết ước muốn cuối cùng của ông là tro của mình được chôn cùng với cô ấy.

Một số tác phẩm thư họa của nghệ sĩ Khải Công:

Bài dịch nghiên cứu của Ying Ming, biên tập bởi Kathy

Thanh Phong, dịch từ Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x