‘Tiểu thương’ gom rau từ quê lên TP.HCM bán lời bạc triệu mỗi ngày

19/07/21, 17:28 Việt Nam

Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp nhưng một số người vẫn lời được tiền triệu mỗi ngày nhờ gom nông sản từ quê chuyển lên TP.HCM để ăn, sau đó kết hợp bán cho đồng nghiệp và người quen.

Bà Kim chuẩn bị rau củ chuyển lên TP HCM cho con dâu bán lại. (Ảnh qua Vnexpress)

Theo báo Vnexpress, bà Năm (56 tuổi, trú tại Trà Vinh) có vườn rau rộng tầm 500m2 trồng các loại rau như dưa leo, cà chua, đậu bắp, rau dền, nấm rơm, cải bẹ xanh, cải ngọt… 

Tăng giá bán vì phải thu hoạch trong thời gian gấp

Thường ngày bà Năm vẫn đạp xe mang ra chợ cách nhà chừng 3 cây số để bán, nhưng mấy ngày nay, bà ít bày ở chợ vì gần như bán hết sạch lượng rau củ mỗi ngày cho các mối quen. 

Sau khi gom rau củ, các mối quen này gửi hàng theo xe khách mỗi ngày một chuyến lên TP.HCM để người nhà bán lại. Chỉ mới 3 ngày gần đây, số rau củ trong vườn nhà bà Năm đã bán hết.

Bán các loại rau củ với số lượng lớn, bà Năm để giá nấm rơm 80.000 đồng/kg, cà chua 28.000 đồng/kg, đậu bắp 16.000 đồng/kg, dưa leo 14.000 đồng/kg, rau dền 6.500 đồng/kg, cải ngọt và cải bẹ xanh đồng giá 8.000 đồng/kg…

Bà cho biết có tăng giá cao hơn so với trước, chủ yếu vì thu hoạch trong thời gian gấp, cần nhiều người làm và cực công hơn.

Gom thực phẩm từ  quê chuyển lên thành phố bán lời tiền triệu mỗi ngày

Trao đổi với phóng viên, bà Kim (52 tuổi, ở Trà Cú, Trà Vinh), một trong những người thu mua rau củ từ bà Năm và một số sạp quen ở chợ huyện cho biết, bà bắt đầu gửi nông sản lên TP.HCM để con dâu bán lại từ mấy ngày trước.

Không riêng bà, khi đọc báo thấy người dân thành phố khó mua thực phẩm, nhiều người gần nhà bà cũng làm vậy. 

Những người này gom thực phẩm gửi lên cho người thân dùng dần, số dư thì bán lại cho người khác. Với cách kinh doanh trên, mua một bán lại lời gấp đôi, gấp ba. Trong 2 ngày qua, nhiều người quen của bà đã lời tới 13 – 14 triệu đồng.

Về phần bà Kim, sau khi con dâu bà đăng bài rao bán thịt, cá, hải sản và rau củ lên mạng xã hội Zalo, nhiều đồng nghiệp, bạn bè và người quen đã vào đặt hàng. Con dâu gửi bảng thống kê lượng hàng về, sau khi xem bà bắt đầu đi mua 27 loại rau củ và 10 loại thịt, cá, hải sản, mỗi loại từ 5 – 10kg. 

Bà cho biết, vốn bỏ ra để mua hàng là hơn 10 triệu đồng, phí gửi hàng theo xe khách là 500.000 đồng. Mỗi loại, hai mẹ bà con bán chênh với giá gốc từ gấp rưỡi đến gấp 2 lần. Mỗi đơn hàng, khách mua sẽ tự chịu phí vận chuyển qua các đơn vị giao hàng. Mỗi đợt hàng như thế sẽ thu lời khoảng 4-5 triệu đồng.

Không chỉ bà Kim, nhiều cá nhân khác đang sống ở TP.HCM cũng vận chuyển thực phẩm từ quê nhà lên, bán lại kiếm lời, với lợi thế nguồn hàng dồi dào và giá rẻ.

Mô hình kinh doanh mới 

Mới đây, một Fanpage cộng đồng dân cư tại quận 5 (TP.HCM) vừa lập nhóm chợ online để các thành viên trao đổi mua bán. 

Chỉ sau 8 giờ, nhóm này đã thu hút hơn 2.600 thành viên. Các bài rao bán thực phẩm trong nhóm đều có lượt tương tác lớn như bài rao bán các loại chanh, gừng, sả, rau má… của thành viên Nguyễn My, chưa đầy 30 phút đã có 12 khách hàng vào đặt mua 2 – 4kg mỗi loại.

Đa phần các thành viên trong trang này đều rao bán nông sản gửi từ quê lên. Nhờ chủ động được nguồn hàng từ nhà ở Long An nên giá bán các loại nông sản của chị Nguyễn My chênh lệch không quá cao so với thị trường. Chị bán gừng tươi giá 80.000 đồng/kg, sả và rau má đồng giá 30.000 đồng/kg, chanh không hạt 20.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, chị Lê Thu cũng được cha mẹ ở Tiền Giang gửi theo xe khách một số rau củ như ổi, cam, chanh, dưa leo, cải ngọt… Dùng không hết, chị Thu mang lên nhóm bán lại với giá 20.000 – 30.000 đồng/kg mỗi loại.

Những mô hình kinh doanh này xuất phát từ thực trạng người dân TP.HCM gặp khó khăn trong việc mua thực phẩm tươi sống sau khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được ban hành, đa số các chợ đều phải đóng cửa, nhiều siêu thị hết thực phẩm cục bộ.

Như chị Kim Xuyến (ngụ phường 21, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước đó cho biết, đã 6 ngày chị vẫn chưa mua được rau củ nào, ngoài nửa kí ớt với giá 40.000 đồng mua được trong một lần đi siêu thị.

Liên quan đến tình trạng trên, từ 14/7, Sở Công Thương TP.HCM đã kết hợp với nhiều doanh nghiệp mở thêm 1.000 điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân. Sở cũng hướng dẫn đơn vị quản lý các chợ chuẩn bị thí điểm 2 đến 10 tiểu thương kinh doanh rau củ quả để mở bán trở lại.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x