Thung lũng Silicon và những điều không như mơ
Khi nhắc đến thung lung Silicon, mọi người sẽ nghĩ ngay tới một vùng “đất thánh” của ngành công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, vùng đất này có những điều mà bạn chưa biết.
Trên thực tế, thung lũng Silicon rộng lớn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Cụ thể, biên giới của thánh địa dành cho dân công nghệ này trải dài từ thành phố San Francisco cho đến thành phố San Jose và bao trọn một khu vực có đến 30 thành phố. Vượt ra ngoài giới hạn về địa lý, lãnh thổ của thung lũng này vẫn đang được bành trướng từng ngày, do sự mọc lên của hàng loạt các công ty công nghệ mới lan ra các khu vực lân cận.
Ngoài 30 thành phố, thung lũng Silicon còn có đến 5 trường đại học danh tiếng bao gồm: đại học Stanford, đại học Northwestern Polytechnic, đại học Carnegie Mellon, đại học San Jose State và đại học Santa Clara. Chính những trường đại học này là cái nôi sản sinh ra hầu hết nguồn nhân lực chất lượng cao của thung lũng Silicon.
Cuộc cách mạng công nghệ đã giúp các công dân của thung lũng Silicon đem về cho mình một khối lượng tài sản khổng lồ. Trên thực tế, số lượng các triệu phú ở thung lũng này còn nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên nước Mỹ. Được biết, thị trấn Atherton chính là khu vực tập trung nhiều đại gia nhất thung lũng Silicon.
Tại đây bạn có thể tìm thấy tư dinh của những cái tên nổi tiếng hàng đầu của làng công nghệ thế giới như: Eric Schmidt (CEO của Google), Meg Whitman (CEO của tập đoàn máy tính HP) hay Sheryl Sandberg (CEO của trang mạng xã hội Facebook).
Thung lũng Silicon ngày nay là nơi hội tụ của các nhân tài làng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, trong quá khứ khu vực này từng mang tiếng xấu về tình hình trị an. Quay trở về những năm 90 của thế kỷ trước, thành phố East Palo Alto (California) nằm trong lãnh thổ của thung lũng Silicon, dù chỉ có diện tích vỏn vẹn 6,83 km2 nhưng lại là nơi có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất nhì nước Mỹ lúc bấy giờ. Thậm chí, ở thời điểm hiện tại, thành phố này vẫn là nơi có giá nhà đất thấp nhất toàn thung lũng bởi một lịch sử không mấy tốt đẹp của nó.
Thung lũng Silicon là trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Các công ty, tập đoàn mà bạn có thể tìm thấy ở đây hầu như đều thuộc các lĩnh vực như: phần cứng, phần mềm, mạng xã hội, đồ họa, công cụ tìm kiếm, thương mại điện tử… Bên cạnh đó, thung lũng Silicon còn là nơi mà rất nhiều các ông lớn của làng công nghệ lựa chọn để đặt đại bản doanh. Trong đó có thể kể ra một vài cái tên nổi bật như: Google, Intel, Apple, eBay, Yahoo!…
Thung lũng Silicon thuộc bang California. Chính vì vậy, việc sử dụng và mua bán cần sa là hợp pháp ở đây. Thậm chí, tại thủ phủ công nghệ này, ngành kinh doanh cần sa còn được đưa lên một tầm cao mới. Theo đó, ở thung lũng Silicon bạn có thể đặt hàng cần sa bằng ứng dụng trên smartphone và chỉ với thời gian giao một chiếc bánh pizza, món hàng “cấm” sẽ ở ngay trên bàn làm việc của bạn.
Ngoài ra, chi phí sinh hoạt và giá thuê nhà đắt đỏ là một trong những nguyên nhân những công nhân, nhân viên, thậm chí giảng viên đại học. Giá nhà cũng không hề rẻ. Ngôi nhà “giản dị” nhất cũng có giá 1 triệu USD. Phí thuê căn hộ thấp nhất là 3.000 USD/tháng. Ngay như quận Santa Clara, giá bán trung bình mỗi căn cũng vào khoảng 1,25 triệu USD.
Dồi dào về tiền bạc nhưng nước mới là vấn đề ở thung lũng điện tử này. Do đặc điểm địa lý, California là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do tình trạng hạn hán kéo dài nhiều năm, vì thế Silicon Valley cũng chịu chung số phận.
>>> Mark Zuckerberg: Cách mọi người khởi nghiệp tại thung lũng Silicon dường như ngược với tôi
>>> Anh nông dân học phú hộ làm giàu, tuy đạt được mục đích nhưng lại hối hận cả đời
Xuân Nhạn (t/h)