Thực phẩm độc hại có xuất xứ từ …quan chức Trung Quốc
Trung Quốc được biết đến là nơi thiếu sự quản lý và giám sát sản xuất các mặt hàng thực phẩm với những bê bối như sữa nhiễm độc, thịt thối lẫn thịt tươi, dầu ăn tái chế và thậm chí thức ăn có độc cho chó mèo…
Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ nhiều công ty cung cấp thực phẩm bất hợp pháp trong những năm gần đây. Tuy nhiên động thái này có tính trấn an dư luận hơn là giải quyết vấn đề một cách triệt để. Chính phủ đã thất bại trong việc giáo dục công nhân và người lao động về vấn đề an toàn thực phẩm và lương tâm ngành nghề nhằm sản xuất có trách nhiệm hơn đối với hàng hóa tiêu dùng. Trầm trọng nhất là những mặt hàng thực phẩm này chủ yếu dùng để xuất khẩu và tiêu thụ ở nước ngoài.
Không có gì mới khi hàng ngày chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với nhiều hàng hóa có nhãn mác “Made in China”. Cục quản lý Dược & Thực phẩm Mỹ (FDA) đặt ra những chỉ tiêu khắc khe với các mức độ khác nhau đối với nhiều mặt hàng tiêu thụ cùng quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên một số công ty Trung Quốc không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế trong việc sản xuất thực phẩm an toàn, và việc một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam, chưa thể quản lý hết được chất lượng của tất cả mặt hàng nhập khẩu, đã đem lại rủi ro cao cho người tiêu dùng, gây tâm lý e ngại cho khách hàng khi chọn mua các mặt hàng thực phẩm.
Việc này tệ hại đến mức Vương Trúc Thiên, từ Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm tại Trung Quốc đã đứng ra công khai tuyên bố, Trung Quốc cần phải hạ thấp tiêu chuẩn xuống và không cần phải áp dụng quy định quốc tế về chất lượng bởi vì Trung Quốc vẫn là một “quốc gia đang phát triển”. Tuyên bố có phần khôi hài và kệch cỡm này cho phép toàn quốc hạ thấp tiêu chuẩn sản xuất xuống và đẩy mọi rủi ro vào người tiêu dùng nhằm “đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia”. Thật khó tin rằng Vương Trúc Thiên không cảm thấy chút xấu hổ nào khi tuyên bố thẳng thừng, ông không quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của người dân. Người ta tự hỏi vị quan chức này còn có lương tâm hay không.
Với những chuyện như vậy, làm thế nào người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc?
1. Sữa độc
Melamine và “sữa da” – (phế phẩm hóa học còn thừa trong quá trình làm mềm da tại nhà máy thuộc da) – là các hóa chất độc hại đã được thêm vào sản phẩm sữa ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, đặc biệt là các loại sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em.
2. Trộn thịt thối với thịt tươi
Năm hãng cũng cấp thức ăn nhanh chính tại Mỹ bao gồm McDonald, Yum! Brands (công ty mẹ của gà rán Kentucky), Papa John, Burger King và Starbucks đã hủy bỏ tất cả đơn hàng từ một nhà cung cấp Trung Quốc sau khi phát hiện ra công ty này bán thịt thối cho họ.
3. Dầu ăn tái chế
Loại dầu ăn này được vớt qua hệ thống cống rãnh, nước thải từ các nhà hàng, rồi nấu lại và thêm vào các chất phụ gia để làm tươi mới màu dầu sau đó được đem đi đóng chai, dán nhãn và tuồng ra ngoài thị trường.
4. Thức ăn độc cho vật nuôi
Thức ăn đóng hộp cho chó, mèo và thập chí cả cá đều là những mục tiêu bị làm giả, kém chất lượng từ Trung Quốc. PetCo và Pet Smart, hai công ty lớn chuyên cung ứng thức ăn cho thú nuôi là nạn nhân của loại hàng hóa này, sau khi có nhiều phản ảnh thức ăn cho chó mèo chứa các thành phần hóa chất độc hại gây rụng lông và giết chết nhiều vật nuôi tại Mỹ.
Bruce Phan – theo Epoch Inspired