Thủ khoa trượt công chức: Thủ tục hành chính cản nhân tài?

08/05/15, 01:15 Tin Tổng Hợp

“Để tìm người giỏi, Hà Nội nên bỏ bớt các thủ tục hành chính, bởi đây có thể là yếu tố ngăn cản nhân tài vào công chức”, GS Tạ Ngọc Tấn nói.

Thủ khoa trượt công chức: Lo HN dùng 'người học thuộc lòng'

Vì sao thủ khoa xuất sắc vẫn trượt công chức HN?

50% người cho rằng có “lót tay” khi xin vào công chức

Mới đây, Sở Nội vụ TP.Hà Nội công bố kết quả kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức thi trượt trong kỳ tuyển dụng công chức TP.Hà Nội năm 2015.

Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, 30/63 thí sinh thuộc diện được đặc cách xét tuyển đã không qua được kỳ sát hạch. Điều đáng nói, trong số 30 người không đạt, 5 người có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, kỹ thuật hóa học và ngữ văn. Số còn lại đều là thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài.
Nội dung kiểm tra, sát hạch công chức bao gồm kiến thức về công vụ, công chức; kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành; vận dụng kiến thức chung và kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành vào thực tiễn công tác ở vị trí việc làm nếu được tiếp nhận; kỹ năng thuyết trình, tổng hợp và soạn thảo văn bản.

Các thí sinh trong một buổi thi công chức (ảnh minh họa).

Công chức phải có đạo đức
GS Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: Đối với công chức, đạo đức nghề nghiệp là điều đầu tiên phải có. Bên cạnh đó, công chức phải quan tâm đến người dân, có thái độ tôn trọng người dân.
GS Tấn cho biết, ông đã từng chứng kiến các thủ tục sách nhiễu người dân ở các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sở dĩ xảy ra tình trạng này do đạo đức cán bộ công chức bị buông lỏng, xuống cấp. Họ luôn hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân bằng các thủ tục rườm rà. Tương tự như vậy, nếu đội ngũ tuyển chọn công chức bị tha hóa, thiếu minh bạch sẽ có một đội ngũ công chức tha hóa theo.
Theo ông Tấn, nếu không muốn nhận người tài, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu các thủ tục hành chính với ứng viên. Như vậy, khó ai có thể can thiệp. Ở Hà Nội gần 50% thủ khoa xuất sắc trong nước và nước ngoài thi trượt chứng tỏ Hà Nội đang bỏ lọt nhân tài. Đặc biệt, những người giỏi, họ có nhu cầu cống hiến nhưng sẽ quay lưng và làm việc cho các tổ chức nước ngoài. Họ sẽ không có ý định quay lại thi công chức. Cơ quan nhà nước cũng mất cơ hội có người tài vào làm việc.
GS Tấn cũng lo ngại, nếu “chê” người tài có thể số lượng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” sẽ ngày càng nhiều. Năng lực cán bộ công chức cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, phương pháp tổ chức bộ máy công chức chưa chặt chẽ. Vì thế, năng suất lao động của người Việt vẫn luôn ở mức thấp.
Theo GS Tấn, không chỉ công chức, Việt Nam cũng đang rất cần quan chức giỏi, người lãnh đạo có tầm nhìn để chọn người xuất sắc làm việc. Do đó, để tìm người tài, Hà Nội nên bỏ bớt các thủ tục hành chính. Bởi đây có thể là yếu tố ngăn cản nhân tài.
Tấm bằng không phải là tất cả
Bày tỏ quan điểm về kỳ thi sát hạch thủ khoa của Hà Nội, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, quá trình tuyển dụng “có vấn đề” của chúng ta những năm qua khiến người dân đặt ra câu hỏi về tính khách quan trong kỳ thi sát hạch thủ khoa tại Hà Nội.
Do đó, Hội đồng tuyển dụng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Trong quá trình tuyển dụng, nên có ghi âm, ghi chép đầy đủ toàn bộ quá trình sát hạch, quá trình phỏng vấn để tránh thắc mắc về sau của ứng viên và dư luận.
Ngoài ra, để có kỳ sát hạch chuẩn, khách quan, tránh mắc mắc, Sở Nội vụ Hà Nội nên có thông báo rộng rãi về những vị trí, yêu cầu cần tuyển. Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển dụng, Hà Nội nên có bản giao việc rõ ràng cho từng thí sinh.
Theo bà Hồng, nếu tấm bằng của thí sinh xuất sắc cũng không phải điều kiện duy nhất để vào làm việc. Vì lý thuyết và thực tế có khoảng cách. Khoảng cách này, xa hay gần tùy thuộc vào phẩm chất của từng ứng viên.
“Tôi cũng từng tuyển một số thủ khoa về viện, nhưng họ không làm được việc”, TS Hồng nói.
Cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, nhà tuyển dụng phải đánh giá ứng viên có tiềm năng bằng kỳ thi sát hạch, kỳ thi phỏng vấn, dù bằng có “chói lòa”. Bởi, không một ứng viên nào vừa mới ra trường đã có đủ các phẩm chất yêu cầu. Ngoài ra, thời gian học việc, thực tập của ứng viên vẫn quan trọng hơn tấm bằng đẹp.
Trong khi đó, GS.TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của tôi, thủ khoa chưa phải là tất cả. Thủ khoa đáng quý vì chứa đựng tiềm năng và có tư duy tốt. Tuy nhiên, có thể những thủ khoa chỉ học giỏi, còn làm tốt lại là chuyện khác”.
Ngoài ra, các trường đại học chỉ đào tạo các môn khoa học, năng lực cơ bản để cho sinh viên ra trường có làm việc. Các trường đại học không thể trang bị hết kiến thức kỹ năng thực tế. Kiến thức này, sinh viên phải tự rèn luyện, tự tìm phương pháp, kỹ năng, kiến thức chuyên môn.

Trước những phản ứng của dư luận, trả lời báo chí, ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, theo quy định của Nhà nước, các trường hợp thủ khoa xuất sắc được ưu tiên. Họ chỉ qua một nội dung sát hạch rất đơn giản. Trong bài thi sát hạch, thí sinh không được phúc tra vì tính cạnh tranh không nhiều. Tuy nhiên, nếu thí sinh chưa hài lòng với kết quả chấm thì có đơn, hội đồng sát hạch sẽ sẵn sàng mời giám khảo độc lập, mở bài thi để đối chất.

Tại buổi họp báo ngày 7.5 do Bội Nội vụ tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, ông đã nghe Sở Nội vụ Hà Nội báo cáo việc 30 thạc sĩ, thủ khoa nước ngoài trượt công chức và thấy họ làm đúng quy trình, khách quan. Theo ông Tuấn, muốn xét tuyển được công bằng, khách quan, trong quá trình sát hạch cần bổ sung quy định về quay phim, ghi âm lại nội dung phỏng vấn, sát hạch để sau này khi có ý kiến khiếu nại thì các cấp có thẩm quyền sẽ trực tiếp xem lại nội dung sát hạch qua ghi âm, ghi hình để đối chiếu. Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định sẽ kiểm tra lại thông tin thiếu công khai nội dung xét tuyển, nhiều quy định chưa rõ ràng của Sở Nội vụ Hà Nội.

Theo 24h.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x