Thời xưa sư phụ tìm kiếm đồ đệ như thế nào?

20/07/20, 17:27 Khám phá sinh mệnh

Thời xưa, khi sư phụ tìm đồ đệ để truyền thừa pháp môn tu luyện, đều là tìm người đồ đệ có căn cơ tốt, là lấy “đức” làm thước đo. Câu chuyện Trương Lương nhận được “thiên thư”, có thể sẽ cho chúng ta một vài gợi ý về điều này.

Tương truyền trong quá khứ có một số sư phụ đơn truyền, nếu như không tìm được một đồ đệ tốt, dù có phải mang theo chúng xuống mồ đi chăng nữa, thì vẫn tuyệt đối không tùy tiện truyền những thứ trong pháp môn tu luyện của mình cho người thường. Giới tu luyện còn có một cách nói, đó là “Sư phụ tìm đồ đệ, chứ không phải đồ đệ tìm sư phụ”. Như vậy, những vị sư phụ trong quá khứ tìm chọn đồ đệ như thế nào đây?

Sư phụ tìm đồ đệ, là tìm người đồ đệ có căn cơ tốt, là lấy “đức” làm thước đo. Ví như, Na Tra là Linh Châu Tử đầu thai. Ở trong bụng mẹ 3 năm 6 tháng, vừa chào đời đã là tiểu đồng. Tiên nhân Thái Ất Chân Nhân đến nhà chúc mừng, thu nhận cậu làm đồ đệ, đặt tên là “Na Tra”.

Trong sử sách đã từng có ghi chép về câu chuyện Trương Lương nhận được “thiên thư”, có thể sẽ cho chúng ta một vài gợi ý. “Thiên thư” là Hoàng Thạch Công ban tặng.

Hoàng Thạch Công thử thách Trương Lương

Hoàng Thạch Công là ẩn sĩ thời Tần Hán, còn có tên gọi khác là Di Thượng lão nhân, Hạ Phi thần nhân, về sau được liệt vào Thần phả trong Đạo giáo. Một ngày kia, Hoàng Thạch Công gặp Trương Lương ở trên cầu Hạ Bì, liền dùng phương thức đánh rơi giày (ba lần nhặt giày trong điển cố) để thử Trương Lương.

Hoàng Thạch Công cố ý tháo một chiếc giày ra, ném xuống dưới cầu, rồi quay lại nói với Trương Lương: “Tiểu tử, xuống nhặt giúp cho ta!”. Trương Lương ngạc nhiên bởi giọng điệu khó nghe của ông lão, định gây sự lại, nhưng thấy ông lão đã lớn tuổi nên chàng cố nhẫn nhịn, lội xuống sông nhặt chiếc giày lên. Ông lão lại giơ chân lên bảo: “Xỏ vào cho ta!”. Trương Lương thầm nghĩ: “Dù gì thì mình cũng đã nhặt lên rồi, mang vào cho ông ấy cũng được thôi”, bèn quỳ gối xuống xỏ chiếc giày vào chân cho ông lão. Cứ thế 3 lần nhặt giày liên tục như vậy.

Nhìn thấy Trương Lương có thể chịu khuất nhục mà người bình thường không chịu được, có thể nhẫn được điều mà người thường không thể nhẫn được, tương lai tất có hoài bão, tuyệt đối không phải là tiểu nhân dưới trướng người khác, Hoàng Thạch Công bèn lấy “Thái Công binh pháp” tặng cho Trương lương.

120502041240100551-600x400

Sau khi ông tặng sách cho Trương Lương ở cây cầu, hẹn “13 năm sau, khi cậu đi qua Cốc Thành ở phía bắc sông Tế, nhìn thấy hòn đá màu vàng dưới chân núi, đó chính là ta đó”.

Trương Lương về sau đã trở thành mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, một trong những khai quốc công thần của triều Hán, cùng với Tiêu Hà, Hàn Tín được người đời xưng tụng là tam kiệt thời đầu nhà Hán.

Trương Lương đã thành tiên sao?

Trong “nhị thập ngũ sử”, “Lưu Hầu thế gia” thuộc quyển “Sử Ký” có ghi chép lại rằng: “Lưu hầu theo Hán Cao Tổ vào thành. Thân thể ông suy nhược nhiều bệnh, liền thực hành thuật đạo dẫn, không ăn ngũ cốc, đóng cửa không ra ngoài hơn một năm”. Chính là nói sau khi Lưu Bang định đô ở Trường An, Trương Lương liền mượn cớ đau ốm không bước chân ra khỏi nhà, dùng phương thức tịch cốc để tu hành.

Lưu Hầu từng nói với Hán Cao Tổ rằng: “Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi nước Hàn vong, tôi chẳng tiếc vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần để báo thù cho nước Hàn, khiến cho thiên hạ đều cảm động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, đối với Trương Lương đây thì thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du với Xích Tùng Tử mà thôi”.

Trương Lương thế là học thuật tịch cốc, thực hành đạo dẫn khinh thân. Sau khi Hán Cao Tổ băng hà, Lữ Hậu cảm kích ân tình của Trương Lương, bèn dốc sức khuyên ông ăn uống, nói: “Nhân sinh một đời, thời gian trôi qua mau chóng như bay như chạy, hà tất phải hành hạ bản thân đến thế này!”. Trương Lương bất đắc dĩ, miễn cưỡng nghe lệnh, ăn uống trở lại.

Trong “Sử Ký” ghi chép rõ ràng cụ thể về chuyện Trương Lương tịch cốc tu luyện, chuyện ông đắc đạo thành tiên cũng không có gì là lạ cả.

Còn về tung tích của Trương Lương, nhiều truyền thuyết nói rằng ông đã vũ hóa thành tiên, chính là sau khi ông làm Lưu hầu, rất mau đã từ quan không làm nữa, đi làm đạo sĩ, luyện thuật tịch cốc.

Truyền thuyết về mộ của Trương Lương

“Sử Ký” ghi chép, 13 năm sau khi Trương Lương chia tay Hoàng Thạch Công, ông cùng với Hán Cao Tổ đi qua phía bắc sông Tế Thủy, quả nhiên nhìn thấy hòn đá màu vàng (hoàng thạch) dưới chân núi Cốc Thành, bèn mang nó trở về, thờ cúng nó như báu vật. Trương Lương qua đời, được chôn cất cùng với hòn đá màu vàng này. Về sau mỗi khi đến dịp tảo mộ và cúng tế Trương Lương vào những dịp lễ tết mùa đông, mùa hạ, cũng đồng thời tế bái hòn đá này.

“Tiên Thích Chí” ghi chép lại rằng: “Tương truyền Trương Lương cùng du ngoạn với Xích Tùng Tử. Có ngôi mộ ở núi Thanh Nham, thoắt ẩn thoắt hiện”. “Lăng Mộ Chí” cũng ghi chép lại rằng: “Mộ của Hán Lưu hầu Trương Lương nằm ở trên núi Thanh Nham. Sau khi Lương nhận được sách của Hoàng Thạch Công, cùng Xích Tùng Tử vân du. Thiên Môn trong huyện, các ngọn núi ở Thanh Nham, còn để lại nhiều di tích”.

Tương truyền Trương Lương sau khi hoàn thành công trạng liền thoái lui, để tránh họa sát thân, cùng với Xích Tùng Tử vân du Thiên Môn, Thanh Nham cũng như các danh sơn đại xuyên, không ăn ngũ cốc, chuyên ăn hoa quả cùng các loại cỏ, tu luyện tiên đạo.

Sau khi Trương Lương qua đời, Lữ Hậu muốn tìm kiếm mộ địa của Trương Lương. Nào ngờ chiếu lệnh vừa ban ra, thiên hạ trong một đêm liền phát hiện mấy trăm “mộ Trương Lương”, khiến cho Lữ Hậu không biết hạ thủ từ đâu. Kiều thái thú ở quận Vũ Lăng mật báo với Lữ Hậu, nói mộ của Trương Lương được an táng ở núi Thanh Nham, hơn nữa còn nói rằng, Trương Lương và sư phụ Hoàng Thạch Công của ông ấy chôn cùng một chỗ, nếu không tại sao lại xuất hiện cái gọi là “Hoàng Thạch trại”?

Lữ Hậu nghe xong, cảm thấy có lý, bèn hạ chỉ lệnh cho Kiều thái thú dẫn theo 300 binh sĩ, dẫn theo thầy phong thủy, cải trang thành du khách, đi vào núi Thanh Nham điều tra nghe ngóng. Kiều thái thú đi chuyến này, từ La Cổ Tháp tìm đến Hoàng Thạch trại, lại từ Long Phụng am điều tra đến vùng Thủy Nhiễu Tứ Môn, quả nhiên đã phát hiện mộ địa dưới núi Liễu Nham.

Kiều thái thú đẩy nhánh cây ra hai bên, thấy trên bia viết 4 chữ triện lớn “Trương Lương chi mộ” hết sức rõ ràng. Kiều thái thú mừng rỡ, lập tức hạ lệnh đào mộ. Mộ địa đào lên, thấy trong mộ huyệt có đặt một cỗ quan tài bằng gỗ. Mở nắp quan tài ra, bỗng một luồng khí trong suốt từ bên trong bay ra, bay lên bầu trời. Trong quan tài không thấy có hài cốt, chỉ thấy có một bộ y quan!

Ngao du cùng Xích Tùng Tử

Xích Tùng Tử, tức Hoàng đại tiên, tên Sơ Bình, bởi tu luyện thành tiên ở Xích Tùng sơn nên lại có tên gọi là Xích Tùng Tử, người sau gọi là Hoàng đại tiên, là Thần Tiên nổi tiếng trong Đạo giáo.

“Lưu hầu thế gia” trong “Sử Ký” ghi chép lại danh thần Trương Lương thời Tây Hán sau khi phò trợ Lưu Bang xây dựng quyền bính, công thành thân thoái, nói với Hán Cao Tổ: “Nguyện từ bỏ chuyện thế gian, chỉ mong được cùng Xích Tùng Tử ngao du”. Vậy nên mọi người tương truyền Xích Tùng Tử này chính là Hoàng Thạch Công đã truyền thụ binh pháp cho Trương Lương năm xưa.

 Tiểu Thiện, dịch từ Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x