Có sư phụ là điều vô cùng hạnh phúc!
Đọc lại hai điển cố dưới đây, chúng ta sẽ thấy làm người tu luyện mà có được sư phụ săn sóc, bảo hộ là điều vô cùng may mắn. Bởi minh sư như đèn sáng, không gì hạnh phúc hơn là cầu được chính Pháp môn, gặp được minh sư.
Có những ghi chép về người tu Đạo, điều quan trọng nhất là cầu Chính Pháp môn, tìm kiếm được minh sư. Một khi có Sư phụ quản rồi, vị Sư phụ này sẽ an bài chuyện tu luyện của đệ tử, mãi cho đến khi viên mãn. Trong các kiếp số, trong lòng Sư phụ đều biết rất rõ, chỉ xem một tấm lòng thành của đệ tử, sau cùng sẽ có một con đường có thể đi. Khi đệ tử gây họa, sẽ được sư phụ giúp đỡ hóa giải. Có thể thấy, có Sư phụ là một điều thật sự rất hạnh phúc, nếu như không có sư phụ bảo hộ, thật sự là nửa bước cũng khó mà vượt qua!
Câu chuyện thứ nhất: Na Tra
Na Tra nguyên là Linh Châu Tử chuyển thế. Ở trong bụng mẹ 3 năm 6 tháng mới ra đời. Tiên Nhân Thái Ất Chân Nhân đến nhà chúc mừng, thu cậu làm đồ đệ, đặt tên là “Na Tra”. Thái Ất Chân Nhân còn tặng cho cậu hai bảo vật: vòng càn khôn và hỗn thiên lăng.
Theo ghi chép trong quyển thứ 7 “Tam giáo nguyên lưu sưu Thần đại toàn“, Na Tra chào đời ngày thứ 5 đã đến biển Đông Hải tắm rửa, chân đạp lên Thủy Tinh cung, trở mình một cái lên thẳng đến Bảo Tháp cung. Long Vương bởi chuyện cậu dẫm đạp lên cung điện mà vô cùng phẫn nộ, muốn giao chiến với cậu. Lúc đó, Na Tra mới chào đời được 7 ngày, đã có thể tác chiến rồi, đã giết chết 9 con rồng. Lão Long Vương hết cách đành phải cáo trạng lên Ngọc Đế, sau khi Na Tra biết được, đã chặn đường lão Long Vương ở bên ngoài Thiên Môn và giao chiến với ông, đánh chết Long Vương. Không ngờ rằng có một lần lên Đế Đàn, “tay cầm cung tiễn Như Lai, bắn chết con trai của Thạch Cơ nương nương”, Thạch Cơ dấy binh đến tính sổ, Na Tra dùng Hàng Ma Chùy của phụ thân giết chết bà ta.
Bởi vì Thạch Cơ là thủ lĩnh của đám yêu ma, Lý Tịnh trách mắng Na Tra giết bà ta là khiến cho quần ma đến báo thù. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha, hồn bay đến cầu cứu Thái Ất Chân Nhân. Sư tôn cũng bởi vì nguyên nhân Na Tra có thể hàng ma, thế là đã “lấy củ sen làm xương, ngó sen làm thịt, dây tơ làm gân, lá sen làm thành y phục mà khiến cho cậu được sống lại”. Thái Ất lại truyền thụ cho cậu nhiều bản sự, thần thông quảng đại, biến hóa vô cùng.
Đối với câu chuyện của Na Tra, những pháp môn khác nhau cũng có các cách nhìn nhận khác nhau. Thông thường cho rằng, Na Tra gây nên họa lớn tày trời, róc xương trả cha, róc thịt trả mẹ, đã hoàn trả tinh cha huyết mẹ. Còn Sư phụ của cậu đã lấy cây sen làm hóa thân cứu cậu sống lại. Sư phụ Thái Ất Chân Nhân sau khi giúp Na Tra phục hồi thân thể, lại tặng cho Phong Hỏa Luân, Hỏa Tiêm Thương. Na Tra vậy là “ba đầu sáu tay”, hàng phục vô số yêu ma. Trở thành tướng lĩnh quan trọng, trấn giữ Thiên Môn dưới trướng của Ngọc Hoàng Đại Đế.
Câu chuyện thứ hai: Tây Du Ký
“Tây Du Ký” là tác phẩm kinh điển kể lại một quá trình tu luyện. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ đá, nhờ đắc được tinh hoa của trời đất mà được sinh ra, một lòng cầu Đạo, thế là lái bè vượt biển, đi đến địa giới Nam Thiệm Bộ Châu, tìm kiếm Tiên Đạo. Gặp được Bồ Đề Tổ sư, ngộ thấu cái lý Chân Diệu của Bồ Đề, học được 72 phép biến hóa, thần thông cưỡi mây đạp gió.
Một ngày nọ khi đang khoe khoang tài nghệ trước cổng, liền bị Sư phụ đuổi ra khỏi sơn môn, Tổ Sư nói: “Con khỉ nhà ngươi đi chuyến này, nhất định sẽ sinh chuyện không hay. Dù cho ngươi có gây họa hành hung thế nào, cũng không được phép nói là đồ đệ của ta. Nhà ngươi chỉ cần nói ra nửa chữ, ta liền biết được ngay, ta sẽ lột da róc thịt cái con khỉ nhà ngươi, đánh thần hồn của nhà người vào nơi cửu u, khiến cho nhà người vạn kiếp không được siêu sinh!”.
Về sau Tôn Ngộ Không quả nhiên đại náo thiên cung, bị Như Lai Phật Tổ lật bàn tay đánh ra khỏi Tây Thiên Môn, năm ngón tay biến thành “Ngũ Hành sơn”, dễ dàng đè lên người y. 500 năm sau, Quan Âm Bồ Tát chỉ điểm Ngộ Không theo Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Ngộ Không nói với Đường Tăng, vị sư phụ nơi cõi người, rằng: “Trước có Quan Âm Bồ Tát, nhận chỉ lệnh của Phật, đến đông thổ tìm người thỉnh Kinh. Tôi bảo Người hãy cứu tôi một mạng. Người đã khuyên tôi không được hành hung nữa, quy y Phật Pháp, dốc lòng bảo hộ người thỉnh Kinh đi sang Tây phương bái Phật cầu Kinh, sau khi công thành viên mãn sẽ có nơi quy về”.
Từ đó, Tôn Ngộ Không quy y Phật môn. Ngộ Không trước đây vốn không dám tiết lộ sư phụ ban đầu của mình, nhưng sau khi quy y Phật môn thì lại khác rồi. Khi Tôn Ngộ Không đại náo núi Hắc Phong, từng nói: “Ta từ nhỏ thần thông thủ đoạn cao, tùy phong biến hóa tỏ anh hào. Dưỡng tính tu Chân bao năm tháng, nhảy thoát luân hồi được vĩnh sinh. Một tấm lòng thành cầu Chân Đạo, trên núi Linh Đài hái thuốc tiên. Trên núi có vị lão tiên trưởng, thọ niên mười vạn tám nghìn cao. Lão Tôn bái Ông làm Sư phụ, chỉ ta trường sinh một con đường”.
Có một lần thầy trò đi ngang qua Ngũ Trang quán, núi Vạn Thọ, Ngộ Không ăm trộm quả nhân sâm của Trấn Nguyên Tử, không may bị Đạo đồng vu oan, trong lúc tức giận đã quật ngã cây quý. Vì để chữa trị cây quý, đã đi khắp nơi tìm thuốc. Trong bộ phim truyền hình “Tây Du Ký” có đoạn Tôn Ngộ Không cầu cứu Bồ Đề Lão Tổ nhưng không gặp, nhưng trong tác phẩm vốn không có tình tiết này. Trong phim Tôn Ngộ Không cho rằng Bồ Đề Tổ Sư quả nhiên đã không chịu gặp y nữa, nhưng lại nghe thấy Tổ Sư gọi tên của y: “Ngộ Không, con đã biết tội chưa?”. Ngộ Không vội nói: “Đệ tử đã biết sai rồi, cúi xin Tổ Sư chỉ cho con một phương thuốc cứu chữa cây tiên”. Thế là Tổ Sư nói với y: “Nam Hải mênh mông, ắt có thuốc tiên cứu chữa cho cây”. Cuối cùng Ngộ Không đã tìm đến Quan Âm Bồ Tát cầu xin cứu sống cây quý.
Nhưng lúc đó, Ngộ Không tìm kiếm phương thuốc ở ngoài biển, đi khắp Tam Đảo. Bồ Tát nói: “Tại sao nhà ngươi không đến tìm ta sớm hơn, lại đi tìm kiếm trên đảo làm chi?”. Điều này nói rõ Ngộ Không lần đầu khi gặp nạn, niệm đầu tiên vốn không có nghĩ đến Quan Âm Bồ Tát, có lẽ còn chưa có khởi lên tín niệm kiên định đối với Bồ Tát.
Quan Âm Bồ Tát lấy nước cam lồ ở dưới đáy bình, cứu chữa cho cây nhân sâm. Quan Âm Bồ Tát nói với Đại Tiên Trấn Nguyên Tử rằng: “Đường Tăng là đệ tử của ta, Tôn Ngộ Không đắc tội với tiên sinh, theo lý cần phải bồi thường cây tiên”. Lúc này mới khiến cho cây nhân sâm cành lá xanh tươi, quả nhân sâm trở về vị trí cũ.
Tôn Ngộ Không cuối cùng đã tu thành Đấu Chiến Thắng Phật, rõ ràng là đã quy y Phật môn của Như Lai. Quan Âm Bồ Tát là đệ tử của Phật, cũng là nhận chỉ ý của Như Lai, giúp đỡ bốn thầy trò Đường Tăng hoàn thành công đức. Bản sự đầy mình của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Lão Tổ truyền cho; lại luyện thành “hỏa nhãn kim tinh” ở trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân; trên đường lấy Kinh đã chịu đủ nếm đủ 81 kiếp nạn, cũng là Bồ Tát tương cứu trợ giúp giải nạn vượt quan, cuối cùng lấy được Chân Kinh tu thành Chính Quả.
Tác giả: Lý Hiểu Kính
Tiểu Thiện (Theo Secretchina)