Thói xấu khó bỏ của người Việt khi du lịch nước ngoài

29/07/15, 05:30 Tin Tổng Hợp

Người Việt đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, và những thói xấu vốn là “chuyện thường ngày” ở trong nước bỗng trở thành nỗi xấu hổ vì bị người nước ngoài coi thường.

Có rất nhiều thói xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài đã trở thành nỗi xấu hổ, làm người Việt bị ác cảm, không được tôn trọng trong mắt bạn bè quốc tế.

Lấy quá nhiều đồ ăn rồi bỏ phí

PGS.TS Nguyễn Văn Huy – nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhiều lần ra nước ngoài, từng chia sẻ về thói lãng phí của du khách Việt.

Ông bảo, ở các miền quê ăn cỗ thấy thức ăn thừa mứa là bình thường, gia chủ còn rất hoan hỉ. Nhưng ra nước ngoài thì khác.

Lấy nhiều đồ ăn là một thói xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài . Ảnh chỉ có tính minh họa.

Nhiều người ra nước ngoài về, đã xấu hổ kể lại thói xấu của người Việt. Họ đã chứng kiến du khách Việt ăn buffet thường chen lấn lấy rất nhiều các món ngon hải sản như hàu, tôm, cua… rồi ăn không hết làm người nước ngoài bất bình vì lãng phí.

Nhiều nhóm khách còn hứng chí thì gõ đũa gõ bát “hò dzô”… Nhiều người ăn không hết là bỏ mứa, quá chén là vào toilet xả bừa bãi.

Các nước văn minh Đức, Thụy Sỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… có văn hóa ăn uống không lãng phí. Họ ăn bằng hết những thứ đã lấy, còn vét nốt nước xốt thừa trong đĩa, bát cho đỡ phí. Và để “chống” lại sự lãng phí của du khách Việt, ở Singapore, Nhật đã treo bảng nhắc bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Ở Thái Lan còn ghi rõ: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht (bạt) đến 500 baht”.

Chuyện lãng phí của du khách Việt còn thể hiện ở chỗ lấy nước đầy ly, hoặc tu cả chai nước rồi uống không hết, bỏ vương vãi rất phí phạm… Do đó Theo ông Huy, người Việt cần sớm học tập văn hóa ăn uống tiết kiệm, học văn hóa ăn uống văn minh, không lãng phí đó.

Những thói xấu của đàn ông Việt

Tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp trong bàn tiệc cộng đồng, các quý ông cao hứng thay nhau kể chuyện tiếu lâm thô rồi cười ha hả. Các quý bà thì sao?

Ảnh minh họa

Đũa ăn của mình lại gắp cho người khác

Trong nhiều bữa tiệc, dễ thấy du khách Việt dùng đũa đang ăn của mình gắp thức ăn cho người khác, hoặc gắp rau, hải sản nhúng vào nồi lẩu… Họ thể hiện rằng quan tâm tới người khác, nhưng không biết là người khác thích ăn cái này lại bị gắp cái khác.

Chưa kể việc ăn kiêng như người bệnh gút lại gắp hải sản, thịt đỏ. Người ăn chay trường bị gắp cho món mặn… gây khó xử.

Du khách Đạt Phúc (Cầu Đất, Hải Phòng) chia sẻ, lần các phật tử Hà Nội vào TP.HCM đón sư thầy ra sân bay để du lịch tâm linh ở nước ngoài. Khi ăn ở nhà hàng chay, một phật tử đã gắp miếng dồi chó chay vào bát sư thầy…

Với anh ta đó là tôn trọng tiếp thức ăn cho sư thầy, nhưng với người hiểu đạo Phật thì đó là hành động vô duyên, có tính chất phỉ báng vì việc ăn chay rau là rau, đậu là đậu… chứ không có chay giả mặn. Mời nhà sư ăn dồi chó dù chay cũng gợi nhớ trần tục, hơn nữa đạo Phật không bỏ phí của cải vật chất.

Nhà sư ăn miếng dồi chó chay sẽ phạm, mà không ăn thì cũng phạm lãng phí nên sư cứ ngồi im không dám ăn nữa. May có phật tử hiểu đạo đã khéo léo “xin” đổi miếng dồi chó chay bằng miếng đậu phụ luộc, giải nguy cho sư thầy.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm. Vì vậy các thói quen xấu như uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa đang ăn gắp thức ăn cho người khác… cần bỏ.

Vì sao Lệ Quyên không bị phạt khi “cho con tè vào túi nôn” trên máy bay?

GiadinhNet – Một nhân viên của Vietnam Airlines cho rằng, hành động của nữ hành khách đang được cho là Lệ Quyên cho con tè vào túi nôn trên máy bay là bất khả kháng và không thể áp dụng luật để phạt.

Vứt rác bừa bãi cũng là một thói xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài. – Ảnh minh họa.

Xả rác, nói bậy, nhổ bậy, ồn ã khó chịu

Một thói xấu của người Việt nữa khi đi du lịch nước ngoài là sự ồn ào đến khó chịu. Họ oang oang gọi điện nơi công cộng, nói năng tục tĩu, vô tư chạy nhảy, nói cười to tiếng mọi lúc, mọi nơi cứ như một mình trên đường, thang máy, trên xe buýt… làm ảnh hưởng tới người xung quanh.

Đặc biệt khi chờ lấy phòng tại các khách sạn, sảnh lễ tân du khách tranh nhau nói và tranh nhau lấy phòng.

Không ít người ở đâu xả rác đó, từ giấy, nilon lót ngồi, chai nước uống dở, ống hút, vỏ bánh, que xiên thịt, hộp xốp…

Ở Việt Nam những hành vi này vẫn được coi là “bình thường”, ít bị nhắc nhở nhưng khi ra nước ngoài nhiều du khách Việt đã phải trả giá, bởi ở các nước văn minh quy định xử phạt việc vứt rác nơi công cộng.

Chị Lê Mai (Thụy Khuê, Hà Nội) chia sẻ, sau đám cưới của con cái, hai vợ chồng trẻ đi du lịch tuần trăng mật ở Singapore. Vừa ra khỏi sân bay nước bạn thì chú rể bị cảnh sát phạt ngay 100 đôla Singapore vì tội tay cầm điếu thuốc lá vẩy vẩy, miệng thì tóp tép nhai kẹo cao su. Với vốn tiếng Anh bập bõm, anh chàng cãi là “cầm” nhưng chưa hút, nhưng cảnh sát bảo dù chưa bắt quả tang xả rác, nhưng với miếng kẹo cao su trong miệng và điếu thuốc lá anh ta sẽ xả rác bừa bãi ở đâu đó. Và hành vi đó ở nước này bị cấm.

Tè bậy là thói xấu của người Việt rất bị người nước ngoài chê cười. Ảnh minh họa.

Thói xấu tè đường, đại tiện bậy

Chị Tường Vi, Việt kiều về nước kể chuyện đưa gia đình về quê ở Việt Nam 1 tháng. Lúc quá cảnh về Đức ở sân bay Dubai thì cậu con trai 5 tuổi cứ nằng nặc đòi tè ngoài đường, với lý do ở “quê mình” chỉ cần úp mặt vào tường, vào gốc cây là tè được giữa phố.

Lúc ấy chị phải nói “vì chúng ta là người ở nước Đức, không phải ở Việt Nam nên không thể làm thế được con ạ”. Còn ở Việt Nam một số bà mẹ có con nhỏ sẵn sàng vạch quần cho trẻ tè ngay nơi công cộng, dưới lòng đường, trên vỉa hè… là thói quen rất xấu, mất vệ sinh, tạo cho trẻ sống thiếu tôn trọng môi trường và cộng đồng xung quanh.

Nhiều người Việt còn thản nhiên tè bậy giữa phố mà không biết rằng đang “dạy” trẻ nảy sinh thói vô kỷ luật, sống tùy tiện, hủy hoại môi trường sống cho trẻ.

Chị Tường Vi cho hay, ở Đức với động vật người ta còn phải mua 1m2 đất để hàng ngày cho chó, mèo ra đó “ị”, nếu bậy “lung tung” là bị phạt nặng. Ra đường đi dạo với chó, mèo họ mang theo găng nilon, xẻng, bình xịt, bàn chải… để khi chúng bậy ra là lập tức xúc chất thải bỏ vào bao nilon, cầm bình xịt và bàn chải cọ sạch đường phố.

Uyển Hương (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Theo GĐ&XH

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x