Thời 4.0: Coi thường bảo mật sẽ ăn quả đắng

15/11/18, 10:30 Công nghệ, Tri thức

Vụ việc dữ liệu được cho là khách hàng của Thế giới di động bị đăng tải lên mạng, đến nay vẫn thiếu căn cứ khẳng định bị tin tặc tấn công. Và đó là tiếng chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn thông tin với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời 4.0.

Thời 4.0: Coi thường bảo mật sẽ ăn quả đắng. Ảnh 1
“Thời 4.0 mà coi thường bảo mật thì sẽ phải trả giá đắt, ăn quả đắng không gỡ lại được”. (Ảnh qua Medium)

“Mất bò mới lo làm chuồng”

Các chuyên gia về công nghệ thông tin đều cho rằng, đến nay chưa có căn cứ rõ ràng để khẳng định hệ thống dữ liệu khách hàng của Công ty cổ phần Thế giới di động (TGDĐ) bị tấn công và đánh cắp.

Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế của DN này thì có thật. Dù khối dữ liệu là giả hay thật thì TGDĐ cũng rất mệt mỏi để giải quyết vụ khủng hoảng này. Còn trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu mã MWG của TGDĐ liên tiếp bị mất giá. Thời điểm cuối tháng 10/2018, giá cổ phiếu MWG là 113.000 đồng/cp thì đến giữa tháng 11/ 2018 rớt xuống còn 108.000 đồng/cp, tính ra mất hơn 1.600 tỷ đồng giá trị vốn hóa toàn công ty.

Đây có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các DN Việt Nam về vấn đề bảo mật thông tin. Đánh giá về an ninh thông tin mạng của các DN Việt Nam, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng, Tập đoàn công nghệ Bkav cho biết, tình trạng mất an toàn thông tin mạng của các DN ngày càng báo động. Xu hướng dữ liệu của các DN ngày càng tập trung về một mối để dễ quản lý và tạo điều kiện phát triển nhiều dịch vụ. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến nguy cơ, dữ liệu lớn dễ bị tin tặc tập trung tấn công, vì có giá trị lớn.

Thời gian tới, các tin tặc sẽ chủ động tấn công vào hệ thống dữ liệu lớn. Hiện nay các hệ thống dữ liệu đều kết nối Internet và những lỗ hổng an ninh thường xuyên xuất hiện. Trong khi DN không có điều kiện rà soát, theo dõi bảo mật hàng ngày thì tin tặc lại theo dõi liên tục. Một hệ thống mạng bao giờ cũng có tường lửa để bảo vệ, nhưng chính nó cũng tồn tại những lỗ hổng và kẻ tấn công, khi phát hiện ra sẽ nhanh chóng khai thác.

Trong khi đó, tình trạng chung của các DN Việt Nam hiện nay là “mất bò mới lo làm chuồng”. DN đầu tư hệ thống mạng, chỉ quan tâm đến chạy tốt về nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, còn đầu tư cho bảo mật chưa tương xứng. Hiện chỉ các DN thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các cơ quan Nhà nước có đầu tư tương xứng cho bảo mật. Còn lại hầu hết các DN cho rằng chưa thiệt hại, nên chưa đầu tư, cứ chạy tốt là được, còn an ninh tính sau. Vì vậy, tình trạng mất an toàn cao, ông Tuấn Anh cho biết.

Thiệt hại lớn

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, để hệ thống mạng hoạt động an toàn cần 3 yếu tố là trang thiết bị cùng giải pháp; quy trình vận hành và con người vận hành. Có hệ thống tốt mà vận hành không tốt cũng nguy hiểm.

Điều tra nhiều vụ tin tặc tấn công mạng tại các DN Việt Nam cho thấy, yếu tố con người là nguyên nhân chính gây mất an toàn an ninh mạng. Tại nhiều DN Việt Nam, đến nay hầu hết nhân viên quản trị mạng không có giải pháp để nắm được thực trạng an ninh mạng, không biết toàn bộ hạ tầng mạng có bao nhiêu thiết bị dính lỗ hổng an ninh, lỗ hổng dạng nào và phương pháp khắc phục.

Tất cả những rủi ro an ninh mạng có thể dẫn đến tổn thất về kinh tế rất lớn. (Ảnh: Internet)

Theo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), có tới trên 50% số DN không phát hiện được mình bị tấn công và chưa đến 30% DN được cảnh báo có khả năng xử lý sự cố.Đáng lo ngại hơn, phần lớn DN không có chính sách rõ ràng để đảm bảo an ninh mạng. Từ đội ngũ quản trị đến nhân viên, không có nhận thức tốt về an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu và bảo vệ chính mình trước các cuộc tấn công.

Thống kê của Bkav cũng cho thấy, mỗi tháng có khoảng 82 triệu mối đe dọa người dùng Internet Việt Nam. Riêng trong năm 2017, Việt Nam mất khoảng 12.300 tỷ đồng (hơn 500 triệu USD) vì các cuộc tấn công do mã độc.

Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Quốc gia (VNCERT) nhận định, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đang trở nên đáng lo ngại. Các mã độc ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt là những mã độc đa mục đích, vừa mã hóa dữ liệu, vừa tống tiền, vừa ăn cắp dữ liệu. Điển hình như mã độc Wannacry, giữa năm 2017, đã tấn công gần 250 DN Việt Nam, gây nhiều thiệt hại.

Theo ông Tuấn Anh, tuy là tấn công mạng trên môi trường ảo, nhưng thiệt hại là thật. Ví dụ, một DN bán hàng online, khi bị tin tặc tấn công và xóa sạch hệ thống dữ liệu khách hàng thì thiệt hại vô cùng lớn. Chắc chắn doanh số sẽ giảm mạnh, uy tín bị ảnh hưởng nặng nề, có thể dẫn tới nguy cơ bị phá sản.

Chuyên gia ngân hàng Phạm Nam Kim cho rằng, tất cả những rủi ro an ninh mạng, nếu không được DN quan tâm, có thể dẫn đến tổn thất về kinh tế rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều DN Việt Nam đang đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh theo mô hình 4.0 với ứng dụng kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo. Muốn trí tuệ nhân tạo hoạt động tốt, phải có lượng thông tin dữ liệu đủ lớn, làm yếu tố đầu vào, để nó tự học, tương tác với môi trường và ra quyết định. Lượng thông tin được thu thập tích lũy tại các DN hiện nay rất nhiều. Nếu bảo mật yếu kém, bị tấn công lấy cắp hoặc xóa sạch thì sẽ tạo khó khăn rất lớn cho DN.

Ngoài ra, còn những thiệt hại khác như xử lý khủng hoảng, thông báo khách hàng, khắc phục hệ thống,… và những rủi ro gián tiếp vô cùng nặng nề như mất niềm tin từ phía khách hàng. Với những vụ việc dính đến Thế giới di động, trước đó là VMG hay VietNam Airlines đã phát đi cảnh báo: Thời 4.0 mà coi thường bảo mật thì sẽ phải trả giá đắt, ăn quả đắng không gỡ lại được.

Theo Vietnamnet

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x