Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ

19/04/17, 10:13 Tin Tổng Hợp

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ được quan tâm bởi quy mô của nó mà còn bởi một thế mạnh của các thế lực chính trị đang hình thành trên thế giới.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và phu nhân Emine Erdogan mừng chiến thắng cuộc trưng cầu dân ý ở Istanbul, ngày 16/4/2017.

Trong nhiều thế kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ từng là một đế chế lớn. Ngày nay, cũng như bao quốc gia có biên giới khác, đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực lan ra từ phía Syria – một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh; đây là một trường hợp thử nghiệm liệu dân chủ có thể hòa giải với Hồi giáo hay không và nó phải chuyển đổi giữa chủ nghĩa tự do phương Tây và chủ nghĩa dân tộc độc tài như là hình ảnh thu nhỏ của Nga.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm Chủ Nhật tuyên bố chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý nhằm thay đổi hiến pháp, trao cho ông nhiều quyền hành pháp rộng lớn. Nhưng với đa số rất sít sao, 51% phiếu thuận so với 49% phiếu chống, dường như ông Erdogan không đạt được thắng lợi dứt khoát mà ông và đảng cầm quyền AK từng kỳ vọng. Phe đối lập tố cáo có nhiều bất thường trong cuộc trưng cầu dân ý, và đòi tái kiểm phiếu một phần.

Nhà phân tích Gareth Jenkins thuộc Viện nghiên cứu Trung Á và Kavkaz nhận định, bất chấp những lợi thế bầu cử nghiêng hẳn về phần ông, ông Erdogan đã tránh được một thất bại ê mặt, chỉ trong đường tơ kẽ tóc.

Sau khi ông Erdogan lên nắm quyền vào năm 2003, ông cùng Đảng Công lý và Phát triển (AK) thực hiện rất nhiều chính sách được cho là có kết quả tốt đẹp. Dưới sự cổ vũ của IMF, ông thuần hóa lạm phát và mở ra tăng trưởng kinh tế. Được khuyến khích bởi EU, ông đã xử lý hàng loạt quan chức trong “chính quyền ngầm”, tăng cường tự do dân sự và hòa bình với người Kurd. Tổng thống Erdogan cũng đã lên tiếng bảo vệ các nhà bảo thủ tôn giáo thuộc tầng lớp lao động, những người bị khóa quyền lực trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, hôm nay Thổ Nhĩ Kỳ đang bị bủa vây bởi những vấn đề bất ổn. Trong bóng tối của cuộc nội chiến Syria, các phần tử khủng bố và quân phiến loạn người Kurd đang tiến hành chiến dịch chống lại nhà nước. Mùa hè năm ngoái, một cuộc đảo chính lớn đã xảy ra, Tổng thống Erdogan cáo buộc Fethullah Gulen – giáo sĩ Hồi giáo đang sống lưu vong ở Pennsylvania, chính là người tổ chức kêu gọi xâm nhập vào hệ thống quan liêu, tư pháp, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Một nền kinh tế mạnh mẽ nay trở nên chậm chạp và tan hoang vì chủ nghĩa thân hữu, sự quản lý nghèo nàn và sự sụp đổ của ngành du lịch.

Ông Erdogan cho rằng để thoát ra khỏi thực trạng này, Thổ Nhĩ Kỳ cần có một hiến pháp mới tạo ra sự ổn định chính trị. Tổng thống cho rằng, chỉ có một vị tổng thống mạnh mẽ mới có thể khích lệ chính quyền và nhìn thấy kẻ thù của họ. Tất nhiên, ông ấy đang tự nói về chính mình.

Hiến pháp mới là hiện thân của nền dân chủ phi tự do của những người theo chủ nghĩa dân tộc như Viktor Orban của Hungari và Vladimir Putin của Nga. Theo quan điểm này, người chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ có tất cả, trở ngại đối với chính phủ và đảng cầm quyền có quyền hủy bỏ các thể chế, chẳng hạn như ngành tư pháp và báo chí.

Tuy nhiên, loại ổn định này là rỗng tuếch. Nền dân chủ thành công nhất tạo ra điểm phân chia quyền lực và trì hoãn chính phủ. Ý tưởng dẫn dắt của hiến pháp Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn tổng thống hành động như thể mình là một vị vua, bằng cách xây dựng kiểm soát và cân bằng. Thậm chí cả thủ tướng Anh, dù không bị làm khó bởi một văn bản hiến pháp, cũng cần tự đệ trình lên tòa án, chịu sự chèn ép nhẫn tâm và một tuần bị hành hạ tại Nghị viện trên sóng trực tiếp.

Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt không phù hợp là người chiến thắng của toàn chính phủ. Nó bị chia cắt giữa những người có nguồn gốc thế tục, tôn giáo và dân tộc chủ nghĩa, cũng như người Kursd, Turks, Alevis và người Do Thái.

Tuy nhiên, lập luận quan trọng nhất chống lại chủ nghĩa chính trị chính là ông Erdogan. Kể từ sau cuộc đảo chính thất bại, ông đã quản lý để chứng minh quyền lực tàn bạo có thể được lạm dụng.

Nhà nước có quyền bảo vệ công dân của mình, đặc biệt là đối mặt với bạo lực chính trị. Tuy nhiên, ông Erdogan đã đi quá xa với những gì được cho là hợp lý. Gần 50.000 người bị bắt, hơn 100.000 người bị sa thải. Chỉ một phần nhỏ trong số họ tham gia đảo chính. Bất kỳ ai mà ông Erdogan coi như một mối đe dọa đều có thể bị buộc tội: những người dân đi đến một trường học Gulenist, hay được cứu bởi một ngân hàng Gulenist; các nhà nghiên cứu, nhà báo và các chính trị gia phản đối bất kỳ sự thông cảm nào dành cho người Kurd; bất kỳ ai, kể cả trẻ em, họ chế nhạo tổng thống trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Trong chiến dịch này, ông cáo buộc Đức và Hà Lan về “những thực tiễn Đức Quốc xã” nhằm ngăn cản các bộ trưởng lên tiếng về việc bỏ phiếu cho người nước ngoài. Các ý kiến của liên minh châu Âu muốn đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập – trong bất cứ trường hợp nào đều đang bị phá hủy. Không bao lâu, cuộc nói chuyện thậm chí có thể trở thành hình phạt. Một số nước ở phương Tây sẽ chỉ ra bài học thực tế từ Thổ Nhĩ Kỳ để tuyên bố hồi giáo và dân chủ không thể đồng thời tồn tại.

Sai lầm không phải quá nhiều với chính trị Hồi giáo – nhiều Đảng viên AK và cử tri không hài lòng với hiến pháp mới, mà chính là ông Erdogan và vòng tròn bên trong của ông. Mặc dù tổng thống là một người theo tôn giáo, mọi người nhìn nhận ông là một nhà chính trị lạc hậu phù hợp hơn so với là một người Hồi giáo mới lạ. Sự khác biệt quan trọng bởi vì AK, hoặc một đảng theo Hồi giáo giống như vậy, có vai trò đặc trưng trong nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, một ngày nào đó Erdogan sẽ rời khỏi sân khấu cùng bản năng độc đoán của chính mình.

Do đó, thế giới bên ngoài không nên từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ, hãy kiên nhẫn. Với tư cách là thành viên của NATO và là một cường quốc khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng góp một phần quan trọng vào hòa bình tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một lối thông cho những người tị nạn tiến đến EU. Tình hình tị nạn đang diễn ra: EU sẽ cần tiếp tục nói chuyện với Thổ Nhĩ Kỳ về cách đối phó với tình trạng bất ổn.

TinhHoa tổng hợp

 

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

    Hacker tiết lộ Sự thật ngày 11/9 và chính phủ ngầm ở Mỹ

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

x